- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VĂN HÓA CHĂM TRONG N ỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
3.1.3. Giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội Chăm trong nền văn hóa Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều lễ hội diễn ra trong năm, mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những lễ hội mang giá trị văn hóa đặc sắc, sắc thái riêng hịa quyện chung trong nền văn hóa Việt Nam. Cũng như các dân tộc anh em, người Chăm có rất nhiều lễ hội được tổ chức trong năm như hội Rija, Băng Chabun, Ramưvan, lễ Pơk Băng Yang, lễ Katê.v.v… Trong đó, lễ hội Katê và Ramưvan là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm được tổ chức thường xuyên hàng năm để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và ông bà tổ tiên.
Lễ hội Katê được tổ chức mỗi năm một lần “vào đầu tháng 7 lịch Chăm, nhằm tưởng nhớ các vị nam thần như: Pô Klong Girai, Pô Rôme…, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ trì cho con người” [28, tr. 135]. Katê là lễ hội lớn của cộng đồng người Chăm Ahiêr (người Chăm theo đạo Bàlamôn), được diễn ra trên một không gian rộng lớn, từ đền tháp – về làng – đến gia đình. Lễ hội được tổ chức theo thứ tự trước sau tạo thành một dòng chảy của lễ hội Chăm phong phú, đa dạng.
Tháp Chăm là nơi diễn ra lễ hội chính thức và long trọng, tất cả đền tháp Chăm đều diễn ra lễ hội Katê cùng ngày, cùng giờ với nhau, các bước hành lễ như lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm thần, lễ mặc trang phục, đại lễ, hội và kể cả thành phần ban tế lễ ở các tháp đều như nhau. Việc điều hành lễ hội do Ban tế lễ chức sắc đạo Bàlamôn thực hiện. Sau khi Ban tế lễ đã sẵn sàng và lễ vật được chuẩn bị chu tất, thì lễ hội Katê ở đền tháp được tiến hành. Đầu tiên là lễ rước y phục, đây là lễ mở đầu cho ngày hội nên cử hành rất trọng thể, do tất cả các y phục của các vua chúa thờ ở đền tháp Chăm đều do người Raglai cất giữ nên người Chăm phải làm lễ đón rước y trang do người Raglai để chuyển về lại các đền tháp Chăm. Đoàn rước y phục do 5 người Raglai dẫn đầu, theo sau là thầy Cả Sư, thầy kéo đàn Kanhi, Muk pajau, đội vũ nhạc, những tu sĩ Bàlamôn phụ lễ… y phục mang về đến đền tháp thì đội múa lễ của đồn múa mừng trước tháp. Đây cũng là điệu múa mừng trong một công đoạn trong nghi thức hành lễ của người Chăm, khi điệu múa kết thúc thì lễ rước y trang cũng hoàn tất, lúc này các tu sĩ xin phép thần Siva làm lễ mở cửa tháp. Lễ này tiến hành trước cửa tháp do thầy Cả Sư và ơng Từ giữ tháp làm chủ trì. Lễ vật cúng xin mở cửa tháp được bày ra với rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương và các hương liệu khác. Tiếp đó, “ơng Từ bắt đầu hát cầu lễ thần linh, kết thúc điệu hát ông Từ liền cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Siva trên vịm cửa chính của tháp, sau đó ơng Từ, thầy Kadhar và Muk pajau tiến đến ngồi cạnh bò thần Kapiah (Nadin) ở trước cửa tháp Chính để hát lễ xin mở cửa tháp, hát lễ kết thúc là lúc Muk pajau, ông Từ bắt đầu mở cửa tháp cho đoàn làm lễ tiến vào bên trong” [36, tr. 136].
Sau lễ mở cửa tháp là lễ tắm tượng thần, lễ này được thực hiện do Ban tế lễ và một số tín đồ nhiệt thành. Khi mọi người ngồi vào bàn lễ, xung quanh bệ thờ thần thì Muk pajau bắt đầu rót rượu dâng lễ, thầy Kadhar cũng hát lễ theo, trong lúc đó ơng Từ cầm lọ nước tắm lên pho tượng đá, rồi mọi người cùng nhau tắm thần. Trong lúc tắm mọi người cầu xin sức khỏe, may
mắn, tài lộc đến cho mình, những tín đồ nhiệt thành cịn lấy nước từ thân tượng bôi lên đầu, lên chân và xem đó như thứ nước thánh thần linh thiêng.
Tiếp theo đoàn tế lễ tiến hành mặc y phục cho tượng thần. Lễ này diễn ra tuần tự theo lời hát thánh ca của thầy Kadhar, thầy hát đến đâu thì ơng Từ, Muk pajau mặc y phục vào cho tượng đến đó, đến khi bài hát vừa xong thì tượng thần cũng được mặc y phục xong và lễ này kết thúc.
Đến đây, các lễ vật dâng cúng được bày ra trước bệ thờ để tiến hành đại lễ do thầy Cả Sư Bàlamơn chủ trì. Ơng là người làm phép, đọc kinh cầu nguyện mời thần về hưởng lễ vật để thần phù hộ cho dân làng được an lành. Trong khi thầy Cả Sư đang thực hiện thì thầy Kadhar hát mời từng vị thần và Muk pajau thực hiện việc dâng lễ cho vị thần đó theo đúng trình tự. Cùng lúc đó, bà con mang lễ vật đã chuẩn bị sẵn ngồi xung quanh tháp chấp tay cầu nguyện để thần phù hộ cho mình và mọi người. Lễ hội Katê trên tháp kết thúc với vũ điệu múa thiêng của Muk pajau, tiếp đến đội múa của dân làng nơi phụ trách hành lễ trên tháp múa chào mừng lễ hội đây cũng là nghi thức cuối cùng của ngày lễ Katê đầu tiên trên đền tháp Chăm.
Lễ hội Katê ở làng được người dân trong làng chuẩn bị từ trước, mọi người đã phân công nhau quét dọn đền thờ, nhà làng, sân bãi, sân khấu cho ngày lễ hội được diễn ra thoải mái, vui nhộn. Đến ngày lễ hội, vào buổi sáng mọi người dân trong làng với đồ cúng chuẩn bị sẵn tập trung ở đền làng để cúng, cầu mong thần thánh phù hộ cho dân làng được mùa màng bội thu, làm ăn may mắn, không ốm đau bệnh tật.v.v… Người chủ tế trong lễ Katê ở làng không phải là chức sắc Bàlamôn mà thường là chủ làng (Pơ play) hoặc già làng có uy tín và thơng hiểu phong tục tập quán thực hiện, dâng cúng lễ vật cho thần và đọc những lời cầu xin thần phù hộ, độ trì cho dân làng. Sau phần lễ là phần hội diễn ra khá sôi động, thu hút đông đảo dân làng và du khách tham gia. Những trò chơi dân gian như: thi đội nước, thi dệt thổ cẩm, thi nặn gốm, đá bóng, biểu diễn văn nghệ… đó chính là những nét văn hóa đặc sắc, tạo nên sự hào hứng, vui vẻ đối với những người dự hội. Sau cuộc vui, cuộc chơi kết thúc, hội làng tan dần, mọi người vẫn đọng lại niềm hân hoan của ngày hội Katê, và họ trở về nhà chuẩn bị cho lễ Katê ấm cúm trong gia đình cùng với khách mời thập phương về dự.
Lễ hội Katê ở gia đình là cấp độ tổ chức cuối cùng, sau hai ngày liên tục tham gia lễ hội ở đền tháp và ở làng, mọi người dân Chăm cùng quay quần bên gia đình và dịng họ để tiếp tục
hưởng trọn niềm vui của lễ hội dân tộc. Mọi gia đình dù khá giả hay khó khăn đều có những mâm cơm để dâng cúng ông bà tổ tiên. Họ cầu mong cho cuộc sống an lành, gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt… Đây cũng là dịp cho những con cháu có vợ nơi khác hoặc đi làm ăn xa về đoàn tụ, sum họp trong mái ấm gia đình. Và điều khơng thể thiếu là sự chuẩn bị chu đáo của gia đình để mời họ hàng, bạn bè đến chơi vui, thăm hỏi, chúc tụng lẫn nhau, làm cho tình cảm họ hàng, bạn bè càng thêm khăng khít, thân thiện.
Nhìn chung, lễ hội Ka tê thực sự là một trong những lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Chăm ở Ninh Thuận, nó vừa là sự hội tụ, tập trung vừa là thể hiện sự thăng hoa của những giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm. Những điệu múa, lời ca, những điệu kèn, nhịp trống, những bộ trang phục rực rỡ, những bàn tay khéo léo, tài hoa đã dệt nên những hoa văn đa dạng trong từng tấm thổ cẩm, những bàn tay đã điêu khắc nên dáng vẻ uy nghi của đền tháp Chăm cổ kính, những sản phẩm gốm dân dụng cho đến từng tác phẩm gốm mỹ nghệ làm đẹp cho cuộc sống hiện đại. Tất cả, đã tạo nên một bức tranh văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc của lễ hội, ẩn dưới bức tranh văn hóa đó chính là những quan niệm, những triết lý âm dương mang ý nghĩa phồn thực rõ nét, cầu mong cho con người, cho vạn vật sinh sôi nảy nở, cầu mong cho mùa màng cây trái tốt tươi, cũng như ước vọng về một cuộc sống thanh bình, êm ả và phồn vinh.
Lễ hội Ramưvan còn gọi là lễ cúng gia tiên hay lễ chay niệm, đây là lễ điển hình nhất về nghi lễ ở thánh đường của nhóm Chăm Awal. Ramưvan là danh từ được đọc chệch ra có gốc từ Ả Rập “Ramadan” có nghĩa là tháng 9 Hồi lịch, tháng chay niệm của người Chăm Awal ở Việt Nam và của cả cộng đồng Hồi giáo thế giới, tuy nhiên lễ hội Ramưvan của người Chăm mang sắc thái riêng.
Lễ hội Ramưvan của người Chăm Awal “diễn ra trong thời gian một tháng, trước khi vào lễ họ thường tổ chức lễ hội trong 3 ngày đầu, chia làm 3 phần: lễ tạo mộ (nao ghôr) – lễ cúng gia tiên (iêu muk key) – kèm theo hội và lễ chay niệm tại thánh đường (bang ơk)” [36, tr. 120]. Lễ tạo mộ: khi chuẩn bị bước vào lễ Ramưvan, người Chăm tổ chức đi tảo mộ, là lễ khởi đầu của mùa Ramưvan thường tổ chức từ cuối tháng 8 Hồi lịch. “Họ thường tổ chức đi tạo mộ từng tộc họ, thành những làng (play), với trang phục chỉnh tề, cùng lễ vật cúng đơn giản như: trái cây, trà thuốc, bánh ngọt, rượu, trứng… Họ đến nghĩa địa từng gia tộc để làm sạch cỏ, vun
đất phần mộ và tu sĩ Po Acar thực hiện tẩy uế phần mộ và mời tổ tiên về dự lễ “cúng gia tiên” nhân ngày lễ Ramưvan” [36, tr. 120]. Nghi lễ do Po Acar thực hiện bằng những lời cầu kinh bằng tiếng Ả Rập được rút từ kinh Koran và một số đàn ông thuộc kinh kệ cũng ăn mặc chỉnh tề cùng với các phụ nữ van vái mời ông bà tổ tiên về dự lễ.
Lễ cúng gia tiên: “sau khi tạo mộ về, họ chọn một nơi trang trọng nhất trong nhà làm bàn tổ được trải chiếu hoa, để khay trầu, ấm trà, 2 cái gối nằm… Bàn tổ lập xong, họ dâng lễ vật lên cúng tổ tiên như: bánh tét, bánh ít, chè xơi, bánh sakaya (món lạt); gà luột, cơm canh, ca khơ (món mặn), mâm lễ được dâng thành nhiều đợt, mỗi đợt dâng lên 2 mâm (mâm ngọt và mâm mặn). Mỗi lần dâng lễ vật cúng, chủ lễ cúng ln đọc kinh, vừa rót rượu vừa khấn vái mời hương hồn tổ tiên về dự lễ cúng trong khói hương trầm nghi ngút, cầu mong tổ tiên phù hộ, độ trì cho mọi người trong gia đình được an lành. Trong ngày cúng gia tiên, những thành viên trong gia đình đều họp mặt đơng đủ với hương hồn tổ tiên và bà con, bạn bè về dự lễ hưởng lễ vật, ăn uống và chúc tụng lẫn nhau” [36, tr. 121].
Hội: “được tổ chức trong 3 ngày lễ cúng gia tiên, mỗi palei Chăm Awal đều tổ chức giao hữu bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ và các trò chơi dân gian như: thi đội nước, bò kéo xe, kéo cày, giã gạo. Các trị chơi khơng chỉ thu hút các thành viên trong làng tham gia mà cịn có nhiều thành viên các làng khác tham gia, đây thực sự là những ngày hội mở đầu cho lễ Ramưvan của người Chăm Awal” [36, tr. 121].
Lễ Ramưvan: “sau khi kết thúc 3 ngày lễ cúng gia tiên, làng Chăm lại chìm lắng trong khơng khí trang nghiêm. Tất cả các tín đồ Hồi giáo Bàni phải làm lễ tẩy thể (Richo) để cho thân thể sạch sẽ, tâm hồn thanh thản, trong thời gian này không được sát sinh, ca hát, nhảy múa nữa , mà luôn để cho tâm hồn trong sạch, mặc quần áo sạch sẽ. Nam nữ đều mặc áo lễ màu trắng truyền thống để vào thánh đường dự lễ Ramưvan, tất cả các tu sĩ Po Acar cũng tập trung tại thánh đường để hành lễ trong thời gian 1 tháng. Trong lúc các tu sĩ hành lễ thì bà con trong làng thường dâng lễ vật cho thần Auloah (Alla) như tem trầu, cây nến bằng sáp ong để thắp sáng… để biết ơn thánh Alla xin cầu may, tài lộc. Những gia đình có tu sĩ thì đội lễ vật như: cơm, bánh trái… đến thánh đường để các tu sĩ dùng về đêm” [36, tr. 122].
Có thể nói rằng, lễ Ramưvan là lễ hội lớn nhất của người Chăm theo đạo Hồi giáo. Lễ hội nguyên gốc của nó đơn thuần chỉ là mùa chay niệm cho tín đồ Hồi giáo, thế nhưng người Chăm
đã tiếp biến tạo thành lễ hội mang bản sắc riêng của dân tộc mình. Do đó, lễ Ramưvan của người Chăm không chỉ là lễ chay niệm, đọc kinh cầu nguyện thánh Alla một ngày 5 lần mà nó còn kết hơp với lễ cúng gia tiên, tục dâng gạo, lễ cúng nữ thần giáng thế - một tín ngưỡng lâu đời của người Chăm. Hơn thế nữa, trong lễ hội Ramưvan cịn chấp nhận cho các tín đồ múa hát – một loại hình sinh hoạt khó có thể chấp nhận trong luật của Hồi giáo nhưng cuối cùng cũng hội nhập vào lễ Ramưvan. Những yếu tố Hồi giáo kết hợp, dung hòa với yếu tố truyền thống Chăm đã tạo cho lễ Ramưvan thực là lễ hội đặc sắc của người Chăm, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong hệ thống lễ hội của người Chăm .
Tóm lại, trong q trình tìm hiểu văn hóa Chăm, chúng ta thấy rằng người Chăm đã có một nền văn hoá thật phong phú về nội dung, đa dạng về diện mạo, mang nhiều nét văn hóa đặc sắc. Nền văn hoá ấy đã được thể hiện trong nhiều lĩnh vực như: kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán, tơn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội.v.v… đó là kết quả của q trình hoạt động có định hướng trong một thời gian lịch sử lâu dài của các thế hệ người Chăm. Theo tiến trình lịch sử, người Chăm đã tiếp thu và ảnh hưởng văn hóa bên ngồi, đặc biệt là văn hóa Ấn Độ, họ đã dung hịa yếu tố ngoại lai với yếu tố bản địa tạo nên phong cách mới – phong cách Chăm. Ngày nay, văn hóa Chăm cùng với văn hóa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia – dân tộc Việt Nam đã để lại những giá trị văn hóa đặc sắc trong nền văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất.