Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 71)

Mức độ (%)

TT Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh

phương pháp tự học Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện

1 GV thường xuyên vận dụng các phương pháp dạy học

nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS 78,35% 18,65% 2,98% 2 GV trực tiếp hướng dẫn HS lập thời gian biểu để tự học 25,37% 26,11% 48,50% 3 GV hướng dẫn HS cách soạn bài mới và học bài cũ

4 GV hướng dẫn HS cách tự nghiên cứu, tra cứu tài liệu, cách tự tìm tịi kiến thức thơng qua sách giáo khoa, sách tham khảo và sách nâng cao

23,13% 64,92% 11,94% 5 GV hướng dẫn HS cách thảo luận nhóm và trình bày ý

kiến của mình trước lớp 43,28% 44,02% 12,68% 6 GV hướng dẫn HS tóm tắt và hệ thống hóa những

kiến thức cơ bản trong bài 33,58% 27,61% 38,80% 7 GV hướng dẫn HS tìm ra phương pháp tự học đạt hiệu quả 11,19% 27,61% 72,38% 8 GV tổ chức cho HS giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tự

học và cách học có hiệu quả 18,65% 27,61% 53,73% 9 GV tạo hứng thú cho học sinh tự học 43,28% 26,11% 30,59%

Qua kết quả khảo sát thì mức độ cao nhất có 78,35% GV thường xuyên vận dụng PPDH tích cực; 75,37% GV đánh giá mức độ thường xuyên đối với biện pháp hướng dẫn HS cách soạn bài mới và học bài cũ trước khi lên lớp. Đây vẫn là những biện pháp mang tính một chiều từ GV. Các biện pháp cịn lại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS chưa được thực hiện thường xuyên hoặc chưa thực hiện.

Thực tiễn dạy học, GV đã tích cực trong đổi mới PPDH, thơng qua đó hướng dẫn và bồi dưỡng PPTH cho HS. Tuy nhiên việc đổi mới PPDH trong GV chưa thường xuyên, mới chỉ được chú trọng trong các giờ thao giảng, hoặc các cuộc thi GV giỏi, còn trong các giờ học hàng ngày GV mới chỉ chú ý đến việc truyền thụ nội dung kiến thức của tiết học, đảm bảo theo hình thức chuẩn kiến thức - kĩ năng. Đây là thực trạng chung trong giáo dục phổ thông hiện nay khi chương trình cịn nặng, nhiều GV đang quen với dạy học theo phương pháp truyền thống, ngại thay đổi cách dạy. Nhất là đối với HS DTTS, do nhận thức chậm, hoạt động học tập chưa tích cực, nên GV thường coi nhẹ việc đổi mới PPDH đồng nghĩa với đánh giá không cần thiết hướng dẫn PPTH cho HS. Thực trạng này cần phải sớm khắc phục triệt để mới có thể nâng cao chất lượng tự học của HS THCS nói chung, HS THCS là DTTS nói riêng; vì đổi mới PPDH ảnh hưởng quyết định tới đổi mới PPTH của HS.

* Quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học

Quản lý NDTH của HS là một cơng việc địi hỏi người quản lý mất nhiều công sức và thời gian. Những nội dung chính mà HS tự học nhiều nhất đó là làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới, học lý thuyết và bài tập mà thầy cơ giáo kiểm tra. Cịn những nội dung yêu cầu đọc sách tham khảo, nâng cao kiến thức và những môn học mà các em yêu thích cũng chưa được các em dành nhiều thời gian tự học. Do đó, các thầy cơ cần hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới, học bài cũ và làm bài tập về nhà đạt hiệu quả cao. Các thầy cô phải giao nhiệm vụ tự học cho HS một cách cụ thể, nội dung kiến thức tự học phải phù hợp với trình độ HS, cách học phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Từ bảng 2.11 khảo sát HS, nhóm nghiên cứu có trao đổi trực tiếp với CBQL và một số GV ở trường, có trên 50% GV cho rằng HS thực hiện tốt các NDTH, nhưng việc hướng dẫn HS xây dựng NDTH đa số đều trả lời chưa thực hiện tốt mà chỉ dành thời lượng ít theo tiến trình giờ học hoặc đối với công tác mũi nhọn.

* Quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh

Nhìn chung cơng tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng ĐCTH cho HS trong những năm qua các nhà trường làm chưa tốt, chưa đúng quy trình và có một số biện pháp đã làm nhưng chưa được duy trì thường xuyên, triệt để. Khảo sát về thực trạng các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng ĐCTH cho HS, đánh giá của GV được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.19. Các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh

Mức độ (%) TT Xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học Thường

xuyên

Chưa thường xuyên

Chưa thực hiện

1 Tổ chức cho học sinh tham quan phòng

truyền thống 0 51,49% 48,50%

2 Tổ chức học tập nội quy, quy chế cho

học sinh ngay từ khi nhập học 38,05% 61,94% 0 3 Kích thích hứng thú tự học, đáp ứng nhu cầu

của HS 33,58% 47,01% 19,40%

4 Xây dựng bầu khơng khí thi đua học tập trong

Kết quả bảng trên cho thấy: 100% GV của các nhà trường đều thống nhất nhà trường đã tổ chức cho HS học tập nội quy, quy chế ngay từ khi nhập học ở mức thường xuyên hoặc chưa thường xuyên. Tuy nhiên, biện pháp tổ chức cho HS thăm phịng truyền thống thì 51,49% GV đánh giá nhà trường chưa tiến hành thường xuyên và 48,50% GV đánh giá chưa thực hiện.

* Quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả tự học của học sinh

Việc kiểm tra đánh giá HĐTH của HS thường được các nhà trường quy định gắn liền với kế hoạch đổi mới PPDH và đổi mới PPTH, gắn chặt giữa kiểm tra đánh giá HĐTH ngoài giờ lên lớp với trong giờ lên lớp.

- Về nội dung kiểm tra:

Bảng 2.20. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của HS

Mức độ (%)

TT Kiểm tra đánh giá kết quả tự học Thường

xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện

1 Kiểm tra chất lượng bài tập đã giao 79,72% 20,27% 0 2 Ra đề kiểm tra, đề thi liên quan tới nội dung

đọc sách, đọc tài liệu 41,89% 49,32% 8,78%

3 Động viên, khen thưởng kịp thời 57,43% 42,56% 0

4 Thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp (NGLL)

của HS 60,81% 39,18% 0

5 Việc tổ chức thực hiện lịch tự học NGLL 45,27% 34,45% 20,27% 6 Hướng dẫn chỉ đạo tự học NGLL của HS 17,56% 57,43% 25% 7 Nội dung kiến thức HS tự học NGLL 58,10% 28,37% 13,51% 8 Chất lượng, kết quả tự học mà HS đạt được 31,08% 49,32% 14,18%

Kết quả cho thấy, 79,72% CBQL và GV thống nhất đánh giá mức độ thường xuyên của biện pháp “kiểm tra chất lượng bài tập đã giao”. Đối với biện pháp “động viên, khen thưởng kịp thời” những tập thể, cá nhân có thành tích trong tự học thì giữa CBQL và GV chưa có sự thống nhất khi 100% CBQL đánh giá mức độ thường xuyên, GV đánh giá ở mức độ này là 52,98%. Đối với biện pháp “ra đề kiểm tra, đề thi liên quan tới nội dung đọc sách, đọc tài liệu” nhằm đánh giá khả năng nghiên cứu tìm tịi, sáng

tạo của học sinh thì 78,52% CBQL và 46,26% GV đánh giá ở mức độ chưa thường xuyên quan tâm, điều này ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu tự tìm tịi, nghiên cứu của HS.

Nội dung kiểm tra mà GV cho rằng đã thực hiện thường xuyên là kiểm tra “thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp của HS” và GV tự nhận chưa làm tốt kiểm tra “hướng dẫn, chỉ đạo tự học ngoài giờ lên lớp của HS”.

- Về hình thức kiểm tra:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)