Hình thức kiểm tra hoạt động tự học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 127)

Hình thức kiểm tra Thường

xuyên % Chưa thường xuyên % Chưa thực hiện %

1. GV trực tiếp kiểm tra 64,92% 23,13% 11,94% 2. GV kiểm tra thông qua cán sự lớp, tổ trưởng 64,92% 30,59% 4,47% 3. GV để HS tự kiểm tra theo cặp, nhóm và nghe báo cáo 23,13% 48,50% 28,35% 4. GV đề nghị phụ huynh hoặc người thân của HS kiểm tra 0 30,59% 69,40%

Hình thức kiểm tra mà GV áp dụng và cho là thực hiện thường xuyên gồm: “GV trực tiếp kiểm tra” và “GV kiểm tra thông qua cán sự lớp, tổ

trưởng” (chiếm 64,92%). Hình thức “GV để HS tự kiểm tra theo cặp, nhóm và nghe báo cáo” là 23,13% và “GV đề nghị phụ huynh, hoặc người thân của HS kiểm tra” chưa được thực hiện thường xuyên. Điều đáng nói ở đây cả bốn hình thức đều có GV chưa thực hiện. Hai hình thức “GV để HS tự kiểm tra

theo cặp, nhóm và nghe báo cáo” và “GV đề nghị phụ huynh hoặc người thân của HS kiểm tra” là hai hình thức giúp cho việc kiểm tra HĐTH của HS được

thường xuyên hơn. Tuy nhiên, hai hình thức này cũng chưa được thực hiện tốt, điều này phản ánh một thực tế là gia đình HS và ngay cả bản thân HS vẫn phụ thuộc nhiều vào GV, chưa tự giác trong việc tự kiểm tra - đánh giá HĐTH. Đây cũng là một đặc thù của HS DTTS.

Kiểm tra việc tự học của HS là một khâu quan trọng nhằm giúp HS đạt kết quả tự học tốt hơn. Việc kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên và thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy, sự phối

hợp giữa GV và gia đình HS chưa được chặt chẽ. Cụ thể, có 30,59% GV cho rằng thực hiện chưa thường xuyên và 69,40% cho biết chưa thực hiện hình thức kiểm tra này.

Thực tế ngồi giờ lên lớp, khơng chỉ các trường có HS bán trú và nội trú, mà các nhà trường đều phân công lực lượng kiểm tra các giờ tự học, quy định nhiệm vụ cụ thể đối với GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ QLHS, cán bộ lớp, đội cờ đỏ trong việc kiểm tra đánh giá giờ tự học. Việc kiểm tra được kết hợp giữa kiểm tra quân số, nền nếp và nội dung học tập để đánh giá chất lượng tự học. Công tác kiểm tra, đánh giá HĐTH của các nhà trường được sự phối hợp nhiều lực lượng, tiến hành thường xuyên hàng ngày nên kết quả đánh giá tương đối chính xác, khách quan.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng HĐTH của các nhà trường có HS DTTS cịn khó khăn và hạn chế:

Việc kiểm tra cịn mang tính chất hành chính, chủ yếu là kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học, kiểm tra quân số tham gia tự học, chưa đánh giá được nội dung học sinh tiến hành tự học và mức độ hoàn thành các NDTH. Đội ngũ cán bộ lớp chưa được quan tâm, bồi dưỡng để phát huy hết vai trị trong cơng tác quản lý điều hành lớp tự học. Do những hạn chế của HS DTTS nên công tác tự học chưa được đánh giá sát sao, tích cực. Trong giờ lên lớp, GV bộ môn đã tiến hành kiểm tra các NDTH của HS qua kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, do đó khắc phục được những mặt hạn chế của kiểm tra tự học ngoài giờ. Song, do nội dung chương trình đổi mới, trong khi đó đổi mới PPDH chưa triệt để, GV cịn phải chịu áp lực hoàn thành nội dung bài giảng nên việc kiểm tra các NDTH của HS chưa được tiến hành thường xuyên.

* Quản lý điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho việc tự học của học sinh - Cơ sở vật chất phục vụ trên lớp học

Đánh giá của CBQL và GV (bảng 2.22) 0% cho rằng số lượng rất đầy đủ CSVC phục vụ trên lớp học; 43,2% cho rằng tương đối đầy đủ và 56,8%

cho rằng chưa đầy đủ. Về chất lượng: 0% đánh giá tốt, 0% đánh giá tương đối tốt; 38,2% đánh giá trung bình và 61,8% đánh giá chưa tốt.

Qua khảo sát cho thấy: Phịng học cịn thiếu, diện tích sử dụng (tính theo đầu HS) của một số trường cịn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, các phịng thí nghiệm hoặc phòng chức năng còn rất thiếu.

Bảng 2.22. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng về quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập của học sinh

Số lượng cơ sở vật chất % Chất lượng cơ sở vật chất %

Nội dung khảo sát Rất

đầy đủ Tương đối đầy đủ Thiếu Tốt Tương đối tốt Trung bình Chưa tốt 1. CSVC phục vụ trên lớp học 0 42,56% 57,43% 37,16% 47,29% 10,13% 5,40% 2. CSVC phục vụ tự học 0 37,16% 62,83% 26,35% 27,70% 30,40% 15,54% 3. CSVC phục vụ sinh hoạt khác 0 45,27% 54,72% 26,35% 23,64% 31,08% 22,29%

- Cơ sở vật chất phục vụ tự học và các sinh hoạt khác

Được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành, cơ sở vật chất của các nhà trường ngày càng được quan tâm đầu tư, trang bị, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, phát triển tồn diện của HS. Nhưng tình hình kinh tế xã hội của huyện phát triển chưa đồng đều, cịn hạn hẹp về tài chính, diện tích đất đai ở các xã chưa được quy hoạch một cách bài bản; đa số HS DTTS là con em nông dân, hoặc khơng có nghề nghiệp ổn định, nên cơ sở vật chất phục vụ cho tự học và các sinh hoạt khác của HS cịn nhiều khó khăn và thiếu. Có 37,16% CBQL và GV cho rằng CSVC phục vụ tự học tương đối đủ và 62,83% cho rằng còn thiếu.

2.4.4. Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Qua khảo sát thực trạng tự học của HS và thực trạng quản lý HĐTH của HS tại các trường THCS có HS DTTS, tác giả nhận thấy có những mặt mạnh sau:

2.4.4.1. Những mặt mạnh

- Phần lớn cán bộ quản lý, GV và HS tham gia khảo sát này đã nhận thức được về tự học, vai trò và tầm quan trọng của tự học đối với việc tiếp thu kiến thức của HS cũng như chất lượng dạy và học.

- Các đồng chí CBQL đã xây dựng được một hệ thống các biện pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thành công ở một số nội dung quản lý HĐDH trong điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nhà trường bằng những kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy biện pháp quản lý HĐTH đã đạt yêu cầu mục tiêu đề ra ở mức độ nhất định trong điều kiện kinh tế - xã hội của các xã trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Các đồng chí Hiệu trưởng đã nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của 10 nội dung quản lý HĐDH. Nhận thức HĐDH là hoạt động chính của nhà trường, là tiền đề để tổ chức các hoạt động khác, trong đó quản lý HĐTH của HS là yếu tố chủ đạo nhằm đạt kết quả cao trong chất lượng giáo dục chung của các nhà trường.

- Hiện nay các trường có cấp THCS của huyện Hoành Bồ - đặc biệt vùng cao, miền núi luôn được sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền về điều kiện dạy học, cơ sở hạ tầng; thay mới, bổ sung thiết bị dạy học cùng với sự cố gắng của các nhà trường đã giúp cho trường lớp khang trang, đầy đủ hơn, dần đáp ứng yêu cầu học tập của HS.

- Thực hiện chỉ đạo của ngành GD&ĐT huyện, các trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua nhằm nâng cao năng lực cũng như tình cảm nghề nghiệp, trách nhiệm của mỗi CB, GV. Đội ngũ CBQL và GV ln có ý thức trong đổi mới PPDH và đổi mới PP kiểm tra đánh giá HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các trường vùng khó cũng đã tích cực trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tập thể, các hình thức học tập thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp để tạo hứng thú, giúp HS biết tự tập, tự giác, biết cố gắng, biết vượt lên chính mình để tự tin, mạnh dạn; biết chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Xét về ý thức, phần lớn HS chấp hành tốt nội quy, kỷ luật của trường, lớp và có ý thức học tập. Bước đầu HS đã biết áp dụng các HTTH khác nhau. Tuy kết quả còn hạn chế nhưng đó cũng là những khởi sắc cho giáo dục vùng khó.

- Các đồng chí CBQL đã thường xuyên quan tâm và chỉ đạo đội ngũ CB, GV trong công tác phối kết hợp với phụ huynh. Khi đời sống vật chất và tinh

trên địa bàn. Kế hoạch các nhà trường có những nội dung thiết thực trong việc kết hợp nâng cao chất lượng học và động viên cán bộ GV chăm lo đến thế hệ trẻ. Chất lượng giáo dục còn chưa phát triển đồng đều trong công tác mũi nhọn, nhưng đã từng bước nâng cao và duy trì sĩ số HS trong độ tuổi đến trường.

- Khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển, việc học tập của HS DTTS được quan tâm hơn, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao nhận thức và phát huy khả năng tự học của các em. Nhiều HS đã được tiếp cận và biết sử dụng các HTTH khác nhau, biết tìm kiếm kiến thức từ các kênh thông tin (sách nâng cao, tài liệu tham khảo, mạng internet…). Các em được tham gia nhiều hoạt động học tập phong phú, tích cực, biết giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệp học tập.

2.4.4.2. Những mặt còn hạn chế

- Vẫn còn một bộ phận HS và khơng ít GV quan niệm đơn giản rằng, tự học là HĐTH ở nhà, ngoài giờ lên lớp và khơng có người hướng dẫn mới là tự học. Hoặc một số HS coi tự học là chỉ hoàn thành các bài tập được giao hoặc những phần GV sẽ kiểm tra. Động cơ học tập và ý thức tự giác của HS chưa cao, khả năng lập kế hoạch và mức độ thực hiện KHTH của HS chưa tốt.

- Công tác hướng dẫn và quản lý việc đổi mới PPTH và quản lý HĐTH của HS còn những hạn chế nhất định. Một bộ phận GV ngại đổi mới PP, chưa hướng dẫn HS lập thời gian biểu cho việc tự học, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của HS. Hoặc GV hướng dẫn HS lập KHTH nhưng chưa quan tâm việc kiểm tra quá trình và kết quả. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng tự học của HS còn chưa thật sự có hiệu quả trong việc nâng cao kết quả học tập của HS. Các trường còn tồn tại một bộ phận HS có học lực yếu, kém. Qua trao đổi với một số thầy, cô và HS được biết, có HS thực chất học yếu nhưng vẫn được lên lớp. Nguyên nhân do một số trường quan niệm HS DTTS nếu không được lên lớp sẽ nghỉ học, hoặc có trường tổ chức ơn, thi lại để tạo điều kiện hợp lý cho HS - vẫn ảnh hưởng vì thành tích của nhà trường.

- HS chưa có sự tìm tịi, mở rộng kiến thức hoặc hướng vào tự học các mơn u thích nhằm phát triển năng lực bản thân. NDTH chưa phong phú. Một bộ phận lớn HS chưa có KHTH rõ ràng mà chỉ tự học theo cảm hứng hoặc khi các em có thời gian rảnh rỗi. Môi trường học tập ở gia đình, trường lớp chưa có ảnh hưởng tích cực đến vấn đề tự học của HS. Kỹ năng đọc sách còn hạn chế, chủ yếu tự học theo sách giáo khoa nên HS khai thác các NDTH chưa có hiệu quả. Với cơ sở như vậy thì khó có thể đạt được kết quả tốt, và cũng khó hình thành được ở các em thói quen tự học, tự tìm tịi khám phá tri thức mới.

- Sự phối kết hợp của nhà trường với PHHS trong công tác quản lý HĐTH của HS trong và ngồi nhà trường vẫn cịn hạn chế. Việc kiểm tra vấn đề tự học chưa đạt hiệu quả. Rất ít những người thân trong gia đình HS như bố, mẹ, anh chị,… theo dõi, kiểm tra - vì trình độ chưa đáp ứng hoặc phó mặc cho thầy cơ giáo, hoặc chưa tác động đến các em tinh thần ham học. Bản thân các em cũng chưa có ý thức hoặc chưa biết cách tự đánh giá, kiểm tra kết quả tự học của mình. Sự hỗ trợ của thầy cô và các bạn trong vấn đề đôn đốc và kiểm tra còn hạn chế.

- HĐTH của các em chưa được nhà trường cũng như gia đình chú ý quan tâm, tạo điều kiện để các em tự học có hiệu quả cao. Cơ sở vật chất của các trường học chưa đồng bộ, còn thiếu thốn để phục vụ cho các HĐTH của HS. Các nhà trường ở miền núi, vùng cao có HS DTTS tham gia học tập hầu hết chưa có thư viện đúng, đủ tiêu chuẩn và sách tham khảo phục vụ học tập, các thầy cô bộ môn cũng chưa phát huy hết khả năng tự học của HS.

2.4.4.3. Nguyên nhân của thực trạng * Nguyên nhân của những mặt mạnh:

- Với các chương trình, dự án, các chính sách đặc thù được triển khai hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao của huyện - trong đó có tư tưởng của các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT huyện ln tạo điều kiện, các nhà trường ln khích lệ

GV tham gia học tập để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao; Đồng thời, có những chỉ đạo sát sao, đề ra những biện pháp thiết thực, động viên CB, GV linh hoạt cho các vùng miền, sử dụng những phương pháp và cách thức tối ưu nhất để HS và nhân dân đón nhận nhưng vẫn đảm bảo quy định của ngành.

- Các đồng chí CBQL có kinh nghiệm, có nghiệp vụ quản lý, biết linh hoạt trong điều kiện công tác và hỗ trợ lẫn nhau; đã quan tâm đến việc cải tiến biện pháp quản lý, xây dựng lại nội dung quản lý tương đối phong phú bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các Thông tư, Quyết định về trường bán trú, nội trú cho HS nằm trong vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Các nhà trường có truyền thống, nền nếp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Đội TNTP hoạt động rất tốt, ln là nguồn cổ vũ HS có ý thức phấn đấu trong học tập. Đội ngũ GV từng bước đổi mới PPDH, nhiệt tình, tâm huyết, bước đầu quan tâm đến cơng tác tự học nhằm phát huy tính tích cực của HS.

- Tổ chức tốt các phong trào thi đua, có động viên, khen thưởng kịp thời, khích lệ được sự phấn đấu, nỗ lực của thầy và trị trong dạy - học. Cơng tác khuyến học khuyến tài ở các xã được đẩy mạnh. Việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như vận động học tập được thực hiện có hiệu quả.

* Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân khách quan

+ Do môi trường học tập là vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn nên cơng tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh, cơ sở vật chất cho HĐDH và cho HĐTH của HS còn thiếu thốn, cịn mang tính chất lắp ghép nên chưa đồng bộ và hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

+ HS DTTS chủ yếu là gia đình làm nơng nghiệp hoặc thậm chí khơng có cơng việc ổn định, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, chưa được tạo điều kiện và chưa có mơi trường học tập tốt. Các nhà quản lý, GV và gia đình

HS chưa sâu sát trong việc quản lý HĐTH của HS nên chưa phát huy hết khả năng tự học của HS. Việc đổi mới PPDH nhằm phát huy sự chủ động, sáng tạo của HS đã được GV chú trọng nhưng cịn mang tính chủ quan nên chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)