Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của hội nông dân huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 70)

1.2 .Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộquản lý Hội Nông dân

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũcán bộquản lý các

3.4.2. Các yếu tố chủ quan

* Công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý Hội Nơng dân huyện Lục Nam cịn những hạn chế

Cơ cấu tuyển dụng chưa thực sự hợp lý, chưa tuyển dụng theo vị trí việc làm; cơng tác tuyển dụng cịn bị chi phối bởi mối quan hệ người thân, quen, họ hàng, dẫn đến việc đánh giá chưa thật đúng về năng lực, trình độ của người dự tuyển. Vì vậy, một số cán bộ quản lý mới được tuyển dụng còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Công tác sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý

Là hoạt động chủ động, thường xun có mục đích của cơ quan quản lý cán bộ, cấp có thẩm quyền quyết định tác động có định hướng vào cán bộ và từng cán bộ nhằm bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy khả năng của cán bộ và từng cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Do vậy, việc quản lý tốt cán bộ Hội Nông dân huyện và cơ sở là để nâng cao chất lượng cán bộ Hội, chấn chỉnh kịp thời khi cán bộ có các biểu hiện sai lệch đồng thời đảm bảo đánh giá đúng cán bộ làm căn cứ bố trí sử dụng cán bộ.

Nội dung quản lý cán bộ Hội Nông dân huyện và cơ sở gồm tuyển chọn, bố trí, phân cơng nhiệm vụ, tổ chức thực hiện việc quản lý; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nhận xét, đánh giá cán bộ; khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện chế độ, chính sách cán bộ; giải quyết khiếu nại tố cáo về cán bộ. Quản lý cán bộ Hội Nông dân huyện và cơ sở thông qua các biện pháp như quản lý hồ sơ (để nắm được lý lịch, q trình cơng tác, năng lực công tác, phẩm chất, đạo đức v.v...); quản lý nhân sự (thông qua công tác, sinh hoạt tập thể, thông qua việc chấp hành Điều lệ hội, Quy chế hoạt động, thông qua ý kiến nhận xét của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tập thể Đảng uỷ, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện, cơ sở và hội viên, nơng dân..)

Bố trí, sử dụng cán bộ quản lý Hội Nơng dân các cấp của huyện: gồm nhiều khâu từ đánh giá cán bộ, đề bạt cán bộ, phân công trách nhiệm cán bộ. Việc bố trí, sử dụng cán bộ cần căn cứ kết quả đánh giá cán bộ (về năng lực, phẩm chất, sở trường...) cũng như tiêu chuẩn chức danh, yêu cầu nhiệm vụ. Ngồi ra, việc bố trí, sử dụng cán bộ cịn cần đảm bảo tính kế thừa, phát triển, trẻ hoá cán bộ, chú ý những cán bộ đã trưởng thành trong thực tiễn phong trào nông dân.

* Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cịn lúng túng nhất là trong cơng tác quy hoạch, công tác đào tạo lại; chưa xây dựng được chương trình đào tạo một cách khoa học lâu dài, nên cịn tình trạng cơng chức phải học qua nhiều khố đào tạo, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho cơng việc. Tình trạng đào tạo “nhiều thầy, ít thợ” đang là vấn đề đáng báo động. Số lượng đào tạo đại học, cao đẳng tăng trong những năm qua là do huyện Lục Nammở nhiều lớp đại học tại chức để nâng cao trình độ cho đội ngũ cơng chức. Hệ thống đào tạo cịn yếu kém, bất cập về quy mơ, cơ cấu nội dung, phương pháp và nhất là về chất lượng chưa đáp ứng kịp những nhu cầu đòi hỏi lớn và ngày càng cao đối với đội ngũ công chức. Cụ thể: nội dung đào tạo còn dàn trải, chưa cập nhật kịp thời tình hình thực tế của huyện, của tỉnh, trong nước và thế giới; phương thức đào tạo chủ yếu dựa theo truyền thống, chưa được đổi mới thường xuyên, phương pháp truyền đạt của giảng viên chưa phù hợp... dẫn đến người học nhàm chán. Đó là nguyên nhân chính dân đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính nhà nước ở Bắc Giang trong những năm qua chưa hiệu quả, nhất là những lớp ngắn hạn.

Đào tạo chưa thật sự gắn với quy hoạch, chưa gắn với đầu ra, vẫn cịn một bộ phận cơng chức có quan niệm học để lấy bằng cấp nên xảy ra tình trạng

một người đi học nhiều lớp cùng một thời điểm, không đảm bảo chất lượng học tập. Việc tổ chức nhiều lớp học tại chức tại huyện có ưu điểm là đông người theo học nhưng chất lượng học tập chưa cao và đối tượng được cử đi học có nhiều trường hợp không thuộc diện quy hoạch. Cơng tác đào tạo cịn một số phịng, ban chưa bố trí, sử dụng; cơ sở vật chất, nội dung và phương pháp đào tạo chậm đổi mới, phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy và học tập so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng, nội dung chương trình cịn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, kỹ năng thực hành không nhiều... dẫn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao.

Một bộ phận cơng chức chưa có ý thức tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; mặt khác, chưa có cơ chế chính sách để ràng buộc cơng chức phải tự học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.

* Công tác đãi ngộ, tạo động lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý

Chế độ tiền lương chưa tương xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của đội ngũ cán bộ quản lý, chưa thực sự bảo đảm tái sản xuất sức lao động và nâng cao từng bước mức sống trong xã hội để đội ngũ cán bộ quản lý yên tâm công tác; chưa thực sự là động lực thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả công tác, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Ở Hội Nông dân huyện Lục Nam, trong thời gian qua, các đơn vị mới quan tâm tới công tác quản lý hành chính nhân sự (chấm cơng, thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, hưu trí...) mà ít quan tâm tới những vấn đề khác như tạo lập văn hoá tổ chức, văn hoá lãnh đạo, tạo lập môi trường làm việc tốt, quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, sự thăng tiến của đội ngũ công chức, quy hoạch, tôn vinh đội ngũ cơng chức giỏi... Các chính sách đối với đội ngũ cán bộ cịn mang nặng tính hành chính, thiếu tính khuyến khích, động viên. Hiện tượng “chảy máu chất xám "đã bắt đầu xảy ra, nhiều người được cử đi đào tạo, khi tốt nghiệp không muốn về làm việc tại đơn vị... Đây là một trong những biểu hiện do thiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

động lực tạo sự say mê gắn bó với cơng việc. Do thiếu động lực trong công việc nên đội ngũ cán bộ quản lý chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao, ít quan tâm tới cải tiến cơng việc, tự học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

3.5. Đánh giá chung về nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ quản lý các cấp của Hội Nông dân huyện Lục Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của hội nông dân huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 70)