Đổi mới phong cách làm việc của cán bộquản lý các cấp Hội Nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của hội nông dân huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 88)

3.5.2 .Về hạn chế, yếu kém

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộquản lý các cấp Hội Nông dân trên

4.2.6. Đổi mới phong cách làm việc của cán bộquản lý các cấp Hội Nông dân

Thứ nhất, thường xuyên giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đối với cán bộ

Hội là nguồn cán bộ quy hoạch đảm nhận chức danh lãnh đạo, quản lý Hội Nông dân các cấp của huyện.

Thứ hai, việc quản lý cán bộ Hội Nơng dân phải thực sự tồn diện và chặt

chẽ, cấp uỷ và tổ chức Hội cần nắm chắc quan điểm, lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống, lý lịch chính trị, quan hệ xã hội của bản thân và gia đình, q trình cơng tác và đời tư, tác phong sinh hoạt. . .Qua đó, kịp thời đề ra những nội dung, biện pháp giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng phù hợp và thiết thực cho từng đồng chí.

Thứ ba, quản lý cán bộ Hội Nông dân các cấp của huyện thông qua công

tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi diện quy hoạch, thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm tra, giám sát. Đồng thời, thông qua kiểm tra, giám sát sẽ uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, khuyết điểm, đề phịng và khắc phục sự suy thối, biến chất của cán bộ. Kiên quyết đưa ra khỏi diện quy hoạch những thành phần cơ hội chính trị; nói và làm trái với quan điểm của Đảng vi phạm Điều lệ Đảng và vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội.

Thứ tư, việc quản lý cán bộ Hội Nông dân các cấp của huyện cần phải

được tiến hành một cách cơng khai, dân chủ và bình đẳng. Q trình quản lý cán bộ phải được thực hiện một cách cơng khai. Mặt khác, tính cơng khai cịn thể hiện ở việc các sai phạm của cán bộ Hội Nông dân các cấp cũng sẽ được xử lý một cách cơng khai, tránh tình trạng sai phạm thường bị "chìm xuồng ' thơng qua "xử lý nội bộ".

4.2.6. Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ quản lý các cấp Hội Nông dân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Phong cách làm việc ln giữ vai trị quyết định trực tiếp đến tính hiệu quả, phong cách làm việc là một yêu cầu thực tiễn khách quan, khi tình hình nhiệm vụ cơng tác hội và phong trào nơng dân đã có những thay đổi.

Để đổi mới lề lối và phong cách làm việc của cán bộ Hội Nông dân trước hết cần phải xây dựng được Quy chế làm việc, quy định rõ chức trách, chế độ công tác, quyền hạn của cá nhân, tập thể, nguyên tắc làm việc, lề lối chỉ đạo, trong đó tập trung vào các vấn đề sau:

- Chế độ sinh hoạt một tháng một lần nhằm đánh giá công việc trong tháng trước và xây dựng kế hoạch tháng tiếp theo; họp đột xuất khi cần để triển khai các nội dung, chỉ thị của Hội cấp trên hoặc của cấp uỷ.

- Trong từng nội dung công việc, Ban Thường vụ thảo luận tập thể, dân chủ, chủ trì phiên họp tổng hợp ý kiến quyết định phương án thực hiện. Từng uỷ viên Ban Thường vụ có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các quyết định của tập thể.

- Các vấn đề đưa ra bàn bạc tại hội nghị đều phải được chuẩn bị chu đáo và thông báo trước cho từng uỷ viên Ban Thường vụ để chủ động nghiên cứu tham gia có hiệu quả. Trong hội nghị cần tập trung thảo luận để làm rõ những vấn đề trọng tâm và những ý kiến còn khác nhau.

4.2.7. Tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng cán bộ quản lý Hội Nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của hội nông dân huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 88)