Đổi mới chế độ chính sách với cán bộquản lý các cấp của Hội Nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của hội nông dân huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 91)

3.5.2 .Về hạn chế, yếu kém

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộquản lý các cấp Hội Nông dân trên

4.2.9. Đổi mới chế độ chính sách với cán bộquản lý các cấp của Hội Nông dân

Thể lực con người thể hiện ở tầm vóc; khả năng hoạt động dẻo dai, linh hoạt của cơ bắp trong quá trình làm việc. Việc nâng cao thể lực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tình trạng sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể dục thể thao... những yếu tố trên đều đều thuộc về ý thức, khả năng hiểu biết và điều kiện của mỗi người. Vì vậy để nâng cao thể lực ở đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của Hội Nông dân huyện cần làm tốt công tác tuyên truyền để đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của Hội Nông dân nhận thức sâu sắc về sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ con người. Ðặc biệt là tuyên truyền không sử dụng rượu rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích gây tổn hại cho sức khoẻ và vi phạm quy định của pháp luật.

Các cấp hội trong huyện cần xây dựng kế hoạch, phối hợp tốt với ngành Y tế tổ chức khám bệnh định kỳ cho cán bộ quản lý các cấp của Hội Nông dân nhằm sớm phát hiện bệnh tật và điều điều trị kịp thời.

Thành lập và nâng chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ văn hố văn nghệ, thể dục thể thao; tích cực tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để để cán bộ quản lý các cấp của Hội Nơng dân có điều kiện tham gia, vừa nâng cao sức khỏe và thể lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của Hội Nơng dân, vừa nâng cao tinh thần đồn kết tập thể, giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị cơ sở, huyện hội từ đó là nền tảng để tăng cường hơn nữa việc hợp tác, phối hợp trong công việc giữa các cá nhân trong các cấp hội nơng dân huyện.

4.2.9. Đổi mới chế độ chính sách với cán bộ quản lý các cấp của Hội Nơng dân huyện dân huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chế độ chính sách đóng một vai trị hết sức quan trọng, từ chế độ đề bạt, bổ nhiệm, bố trí đến chế độ khen thưởng, chế độ tiền lương và kỷ luật, . nó là động lực thúc đẩy người cán bộ khơng ngừng vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao hay làm thui chột động lực phấn đấu, học tập, rèn luyện và công tác của cán bộ nói chung và cán bộ quản lý Hội Nơng dân của huyện Lục Nam nói riêng.

Chế độ đãi ngộ liên quan đến tầm vĩ mô, tuy nhiên xét trong phạm vi huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thì tỉnh nên đề ra những chính sách hợp lý nhằm đãi ngộ đối với cán bộ Hội Nơng dân cơ sở. Theo đó, hằng năm tỉnh cần phải có phụ cấp phù hợp để cán bộ Hội nâng cao trình độ. Từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ Hội Nông dân xã, thị trấn làm cho cán bộ này ngày càng chú tâm hơn vào công việc, cụ thể:

- Về chính sách đào tạo bồi dưỡng, Hội Nông dân huyện và các Hội Nông dân các xã, thị trấn, cần tích cực tham mưu, đề xuất để tăng nguồn kinh phí cho việc mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có sự ưu tiên đối với cán bộ người dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, nơi có đơng hội viên, nơng dân theo đạo và cán bộ nữ…

- Về chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần, một thực tế chung là cán bộ quản lý Hội Nông dân cơ sở mới chỉ có đồng chí Chủ tịch là thuộc diện cán bộ(Cơng chức xã) chun trách, có lương hàng tháng nhưng nhìn chung chưa đủ đáp ứng cuộc sống, còn các cán bộ khác chỉ hưởng phụ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách cơ sở.

Để nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp Hội Nông dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên trong đó tăng cường thực hiện các giải pháp: nâng cao nhận thức về vai trò, yêu cầu nâng cao chất lượng cán bộ; xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho cán bộ Hội Nông dân cơ sở; đẩy mạnh rà soát, đánh giá chất lượng và lựa chọn, bố trí đúng cán bộ Hội Nơng dân cơ sở; nâng cao chất lượng quản lý cán bộ Hội Nông dân cơ

sở.Đây là những nội dung quan trọng, đòi hỏi các cấp Hội phải nghiên cứu quán triệt một cách sâu sắc để mỗi cán bộ hội nắm vững chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt, người đứng đầu tổ chức để có đổi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với tình hình mới. Cùng với coi trọng các giải pháp trên cần thực hiện đúng quy trình 3 khâu giữa cơng tác quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ gắn với thực hiện các giải pháp đổi mới phong cách làm việc của cán bộ Hội Nông dân các cấp, đổi mới chế độ chính sách với cán bộ Hội Nông dân cơ sở đồng thời phát huy hiệu quả giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng cán bộ quản lý Hội Nông dân các cấp.Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nêu trên thì chất lượng cán bộ quản lý các cấp Hội Nông dân huyện Lục Nam nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung sẽ dần được nâng lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tỉnh hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của hội nông dân huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 91)