Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của hội nông dân huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 35)

1.2 .Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộquản lý Hội Nông dân

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp được

thu thập cho luận văn bao gồm các thông tin liên quan trực tiếp đến hoạt động cán bộ quản lý Hội Nông dân trên địa bàn huyện Lục Nam bao gồm: Số lượng cán bộ, trình độ học vấn của các cán bộ hội, trình độ chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị của cán bộ hội, kỹ năng mềm, các nội dung quản lý (đào tạo, bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm, quy hoạch, đánh giá kết quả), các dữ liệu chung về cán bộ quản lý Hội Nông dân trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thông qua các báo cáo, số liệu thu thập từ các phịng ban chun mơn.

+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp được thực hiện thông qua việc điều tra qua bảng hỏi. Tác giả thực hiện một cuộc điều tra khảo sát cán bộ quản lý Hội Nông dân trên địa bàn huyện Lục Nam nhằm đo lường mức độ đánh giá của cán bộ Hội Nông dân về hoạt động của cán bộ quản lý Hội Nơng dân trên địa bàn.

Tính đến thời điểm 31.12.2019 hiện nay trên địa bàn huyện Lục Nam có 396 cán bộ hội nơng dân ( bao gồm cán bộ là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện; cán bộ Hội Nông dân xã, thị trấn; Chi hội nông dân cấp thôn, bản, tổ dân phố). Để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó:

n: Quy mơ mẫu (Số mẫu cần phỏng vấn)

N: Tổng thể mẫu (người). Với N = 396 (tổng số cán bộ các cấp của Hội nông dân huyện Lục Nam năm 2019; Trong đó: Cấp Huyện 08Đ/c; Chủ tịch,phó chủ tịch Hội Nơng dân cấp xã, thị trấn là 54; Ủy viên chấp hành Hội nông dân xã đồng thời là Chi hội trưởng nông dân thôn, bản là 334Đ/c ).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 396/ (1 + 396 * 0,052) = 198,99=>quy mô mẫu: 200 mẫu.

* Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

+ Phần 1: Thông tin chung

+ Phần 2: Đánh giá về chất lượng cán bộ quản lý Hội Nông dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Nội dung đánh giá dựa trên thang đo Likert được thống kê theo các mức sau: Mức Khoảng Mức đánh giá 5 4,20 - 5,00 Tốt / Hoàn toàn đồng ý 4 3,40 - 4,19 Khá / Đồng ý 3 2,60 - 3,39 Trung bình / Bình thường 2 1,80 - 2,59 Yếu / Không đồng ý 1 1,00 - 1,79 Kém / Hồn tồn khơng đồng ý

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thơng tin. Tác giả có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như các phần mềm xử lý như excel để tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, cịn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính tốn, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo giới tính, độ tuổi, trình độ chun mơn,… Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất chất lượng cán bộ quản lý Hội Nông dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lơgíc nhằm mơ tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mơ tả được sử dụng để phân tích, đánh giá mức độ hài lòng đối với các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý Hội Nông dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thơng qua hệ thống chỉ tiêu. Phương pháp so sánh được sử

dụng nhằm đánh giá sự biến động của đội ngũ cán bộ quản lý Hội Nông dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Gianggiai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của hội nông dân huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)