Phát triển chƣơng trình đào tạo đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN đáp ứng khung trình độ quốc gia việt nam (Trang 32 - 35)

1.3.1. Khung trình độ quốc gia Việt Nam

KTĐQG Việt Nam đƣợc ban hành theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 với các mục tiêu nhƣ sau:

- Phân loại, chuẩn hóa năng lực, khối lƣợng học tập tối thiểu và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực.

- Thiết lập cơ chế kết nối hiệu quả giữa yêu cầu về chất lƣợng nguồn nhân lực của bên sử dụng lao động với hệ thống các trình độ đào tạo thơng qua các hoạt động đào tạo, đo lƣờng, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lƣợng.

- Làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục, chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo cho các ngành, nghề ở các bậc trình độ và xây dựng chính sách bảo đảm chất lƣợng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.

- Thiết lập mối quan hệ với KTĐQG của các nƣớc khác thơng qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện cơng nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lƣợng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực.

23

- Tạo cơ chế liên thơng giữa các trình độ đào tạo, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Cấu trúc của KTĐQG Việt Nam bao gồm 8 bậc trình độ: Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.

1.3.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đại học quy định tại Khung trình độ quốc gia

Đối với chuẩn đầu ra cho trình độ Đại học (bậc 6) thì KTĐQG Việt Nam quy định cụ thể nhƣ sau:

(1) Về kiến thức:

- Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo.

- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật. - Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể.

- Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.

(2) Về kỹ năng:

- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.

- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác. - Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trƣờng không xác định hoặc thay đổi.

- Kỹ năng đánh giá chất lƣợng cơng việc sau khi hồn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới ngƣời khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

(3) Về mức tự chủ và trách nhiệm:

24

đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Hƣớng dẫn, giám sát những ngƣời khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

- Tự định hƣớng, đƣa ra kết luận chun mơn và có thể bảo vệ đƣợc quan điểm cá nhân.

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

1.3.3. Quy trình phát triển chương trình đào tạo đáp ứng khung trình độ quốc gia Việt Nam

Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo sẽ định hƣớng tất cả các hoạt động đào tạo từ việc triển khai giảng dạy nhƣ thế nào, phƣơng pháp dạy học ra sao, hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp, … Chính vì vậy, điều kiện tiên quyết để đáp ứng KTĐQG Việt Nam đó là các chƣơng trình đào tạo cần đƣợc xây dựng theo tiếp cận chuẩn đầu ra.

Quy trình phát triển CTĐT đáp ứng KTĐQG Việt Nam gồm 6 bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1. Phân tích bối cảnh: xem xét và phân tích tất cả các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài nhà trƣờng nhằm điều chỉnh về sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, giá trị cốt lõi của nhà trƣờng sao cho phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 2. Thiết kế mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của CTĐT. Trong đó, mục tiêu chung cần phải mô tả đƣợc năng lực của ngƣời học sau khi hồn thành chƣơng trình đào tạo. Mục tiêu cụ thể cần mô tả chi tiết các định hƣớng về kiến thức, kỹ năng và những phẩm chất mà chƣơng trình đào tạo trang bị cho ngƣời học nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung. Từ đó, ngƣời học sẽ hiểu rõ khả năng đảm nhiệm những nhiệm vụ, công việc và cơ hội phát triển sau khi tốt nghiệp đại học.

Bƣớc 3. Thiết kế chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo đáp ứng KTĐQG Việt Nam: Ở bƣớc này, nhà trƣờng cần thiết kế chuẩn đầu ra của CTĐT dựa trên cơ sở cụ thể hóa mục tiêu cụ thể của CTĐT theo khung chuẩn đầu ra bậc học đã đƣợc khẳng định trong KTĐQG Việt Nam. Cấu trúc của chuẩn đầu ra đƣợc thiết kế theo KTĐQG Việt Nam sẽ giúp đảm bảo các CTĐT có thể tạo ra đƣợc nguồn nhân lực tiếp cận trình độ quốc tế, bƣớc đầu hội nhập cộng đồng ASEAN và tiến tới hội nhập với các cộng đồng khác trên thế giới.

25

Bƣớc 4. Thiết kế nội dung CTĐT: Căn cứ vào mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT, nhà trƣờng cần xây dựng những học phần chuyển tải đƣợc các thành phần của chuẩn đầu ra. Chƣơng trình nên đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp, phù hợp với năng lực tiếp nhận của ngƣời học.

Bƣớc 5. Thực thi CTĐT: Trong khâu này, nhà trƣờng cần chú ý các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của CTĐT nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, các kết quả nghiên cứu khoa học, tài chính, ... đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu ra theo KTĐQG Việt Nam.

Bƣớc 6: Đánh giá CTĐT: công tác này bao gồm đánh giá thẩm định, đánh giá định k và đánh giá tổng kết. Bản chất của hoạt động đánh giá CTĐT chính là xác định năng lực của ngƣời học, mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của ngƣời học và xem xét mức độ CTĐT chuyển tải đƣợc chuẩn đầu ra nhƣ thế nào. Căn cứ kết quả đánh giá và kết quả phân tích bối cảnh cụ thể, nhà trƣờng sẽ điều chỉnh CTĐT cho phù hợp từ mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung các học phần, … Sau khi xây dựng xong, CTĐT tiếp tục đƣợc triển khai đào tạo và đánh giá. Trong bƣớc đánh giá, nhà trƣờng cần xem xét kỹ chuẩn đầu ra của CTĐT đã đáp ứng KTĐQG Việt Nam hay chƣa, những chuẩn đầu ra nào cần bổ sung hay điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN đáp ứng khung trình độ quốc gia việt nam (Trang 32 - 35)