Khái quát khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN đáp ứng khung trình độ quốc gia việt nam (Trang 58 - 60)

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

- Đánh giá thực trạng nhận thức về phát triển CTĐT, nhận thức về quản lý phát triển CTĐT của Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN.

- Đánh giá thực trạng thực hiện, phát triển CTĐT và thực trạng quản lý phát triển CTĐT của Trƣờng ĐHKT đáp ứng KTĐQG Việt Nam, những nguyên nhân của thực trạng, tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của CBQL, giảng viên về CTĐT và quản lý phát triển CTĐT của Trƣờng ĐHKT.

- Thực trạng phát triển chƣơng trình đào tạo Trƣờng ĐHKT – ĐHQGHN đáp ứng KTĐQG Việt Nam.

- Thực trạng công tác quản lý phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học tại Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN đáp ứng KTĐQG Việt Nam.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Tính đến nay, tổng số cán bộ của Trƣờng ĐHKT là 215 ngƣời, gồm 135 giảng viên và 106 cán bộ khối hành chính, văn phịng. Tác giả tiến hành phát 120 phiếu

49

khảo sát tới các CBQL, giảng viên, chuyên gia và chuyên viên, kết quả thu về 102 phiếu hợp lệ.

ảng 2.2: Cơ cấu chọn mẫu khảo sát

TT Khách thể khảo sát Số lƣợng Thâm niên

<5 năm 5-10 năm >10 năm

1 Cán bộ quản lý 17 20% 33.3% 46.7%

2 Giảng viên chuyên ngành 57 20% 52% 28%

3 Chuyên gia 10 0% 30% 70%

4 Chuyên viên 18 22.2% 44.4% 33.4%

Tổng 102

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tổ chức nghiên cứu hồ sơ bao gồm: Chiến lƣợc phát triển Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035; Hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chƣơng trình đào tạo; Báo cáo tổng kết năm học; lịch hoạt động năm học, báo cáo tự đánh giá,…

Phƣơng pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ trực tiếp, trao đổi ý kiến với một số cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên của trƣờng, một số chuyên gia và cựu học sinh.

Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phát phiếu cho các đối tƣợng đã xác định và thu về để xử lý. Các phiếu thu đƣợc sẽ phân loại phiếu điền đủ thông tin, phiếu không đủ thông tin.

2.2.5. Tổ chức khảo sát

2.2.5.1. Xây dựng các mẫu phiếu khảo sát

Bộ công cụ sử dụng để khảo sát thực trạng gồm phiếu trƣng cầu ý kiến để tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá và ý kiến đóng góp của giảng viên, cán bộ quản lý và chuyên viên về các nội dung của vấn đề nghiên cứu.

Kết cấu nội dung phiếu hỏi nhƣ sau:

- Phần I: Thông tin cá nhân, bao gồm: họ và tên, lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu, thâm niên giảng dạy, vị trí đảm nhiệm.

- Phần II: Đánh giá về mức độ đáp ứng của chuẩn đầu ra của các CTĐT đại học Trƣờng Đại học Kinh tế với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Phần III: Đánh giá thực trạng chƣơng trình đào tạo của Trƣờng ĐHKT hiện nay (xem chi tiết Phụ lục 2).

50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu thập kết quả trƣng cầu ý kiến: Tác giả tiến hành phát phiếu hỏi đến 120 giảng viên, cán bộ quản lý và chuyên viên. Kết quả thu về 102 phiếu hợp lệ.

- Khảo sát thực trạng qua việc trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên: thông qua việc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên để làm rõ hơn thực trạng và thu thập các ý kiến đề xuất về các vấn đề nghiên cứu.

2.2.5.3. Xử lý số liệu

Luận văn sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các phiếu điều tra thu đƣợc, lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các biểu đồ, sơ đồ, bảng phục vụ cho việc nghiên cứu.

2.2.5.4. Thang điểm đánh giá

ảng 2.3. Thang điểm đánh giá mức độ đáp ứng của chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học của Trường ĐHKT đáp ứng KTĐQG Việt Nam

STT Tiêu chí đánh giá Cách cho điểm Chuẩn đánh giá

1 Đáp ứng rất tốt 5 4,21 – 5,0

2 Đáp ứng tốt 4 3,41 - 4,20

3 Đáp ứng 3 2,61 - 3,40

4 Đáp ứng một phần 2 1,81 - 2,60

5 Không đáp ứng 1 1,0 – 1,8

ảng 2.4. Thang điểm đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo

STT Tiêu chí đánh giá Cách cho điểm Chuẩn đánh giá

1 Hoàn toàn đồng ý 4 3,25 - 4,0

2 Đồng ý 3 2,5 - 3,24

3 Phân vân 2 1,75 - 2,49

4 Không đồng ý 1 < 1,75

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN đáp ứng khung trình độ quốc gia việt nam (Trang 58 - 60)