Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất về phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN đáp ứng khung trình độ quốc gia việt nam (Trang 116)

phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam

3.4.1. Quy trình khảo nghiệm

3.4.1.1. M c tiêu khảo nghiệm

Từ các biện pháp đã đề xuất tác giả thăm dò, lấy ý kiến của CBQL, GV, chuyên gia, chuyên viên phụ trách CTĐT nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Từ đó, có cơ sở áp dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất trong việc quản lý phát triển CTĐT trình độ đại học tại Trƣờng ĐHKT nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

3.4.1.2. Đối tượng và nội dung khảo nghiệm i) Đối tượng khảo nghiệm

Tổ chức xin ý kiến 17 cán bộ quản lý, 57 giảng viên đại diện các Khoa của Trƣờng, 10 chuyên gia và 18 chuyên viên về các biện pháp đề xuất.

ii) Nội dung khảo nghiệm

Nội dung cụ thể bao gồm 6 biện pháp đã nêu; chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá về hai nội dung: Tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp đƣợc đề xuất.

3.4.1.3. Quy trình khảo nghiệm

Bƣớc 1: Xây dựng mẫu phiếu trƣng cầu ý kiến của cán bộ, giảng viên, chuyên gia, chuyên viên.

Bƣớc 2: Lựa chọn khách thể: Tiêu chuẩn lựa chọn: CBQL, chuyên gia, chuyên viên và giảng viên đại diện các Khoa của Trƣờng.

Bƣớc 3: Lấy ý kiến của đối tƣợng khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp nghiên cứu và xử lý kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng, tác giả tiến hành trao đổi, xin ý kiến theo mẫu.

3.4.1.4. Cách đánh giá mẫu phiếu

Rất cần thiết/Rất khả thi: 3 điểm Cần thiết/Khả thi: 2 điểm

107

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý phát triến CTĐT trình độ đại học ở trƣờng ĐHKT đƣợc thể hiện qua bảng 3.1 dƣới đây:

ảng 3.3: Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

TT Biện pháp quản lý Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của phát triển CTĐT

42 41,2 51 50 9 8,8 2,32 6

2

Xây dựng Quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam

53 52 46 45,1 3 2,9 2,49 1

3

Điều chỉnh chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam

51 50 47 46,1 4 3,9 2,46 2

4 Đổi mới công tác kiểm tra đánh

giá theo hƣớng tiếp cận năng lực 46 45,1 52 51 4 3,9 2,41 4 5

Điều chỉnh phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với phƣơng pháp kiểm tra đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

51 50 46 45,1 5 4,9 2,45 3

6

Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của chƣơng trình đào tạo

43 42,2 57 55,9 2 1,9 2,40 5

Trung bình 2,42

Số liệu khảo sát trên cho thấy:

- Kết quả khảo nghiệm tổng hợp ở Bảng 3.1 về tính cần thiết của biện pháp phát triển CTĐT đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam tại Trƣờng ĐHKT cho thấy với 6 biện pháp đƣa ra đều có tính cần thiết rất cao, cụ thể nhƣ sau:

+ Biện pháp 1 “Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của phát triển CTĐT” thì 41,2% số ngƣời (42/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất cần thiết; 50% (51/102 số phiếu) cho rằng biện pháp

108

này cần thiết và 8,8% (9/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này khơng cần thiết. Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy biện pháp tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của phát triển CTĐT đáp ứng KTĐQG Việt Nam là rất cần thiết.

+ Biện pháp 2 “Xây dựng Quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam” thì 52% số ngƣời (53/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất cần thiết; 45,1% (46/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này cần thiết và 2,9% (3/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này không cần thiết. Với điểm số trung bình X = 2,49, xếp vị trí số 1 thì đây là một biện pháp rất cần thiết để thực hiện trong thời gian sớm nhất.

+ Biện pháp 3 “Điều chỉnh chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam” thì 50% số ngƣời (51/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất cần thiết; 46,1% (47/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này cần thiết và 3,9% (4/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này không cần thiết. Đây cũng là một biện pháp cần thiết để thực hiện trong thời gian tới.

+ Biện pháp 4 “Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo hƣớng tiếp cận năng lực” thì 45,1% số ngƣời (46/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất cần thiết; 51% (52/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này cần thiết và 3,9% (4/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này không cần thiết.

+ Biện pháp 5 “Điều chỉnh phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với phƣơng pháp kiểm tra đánh giá” thì 50% số ngƣời (51/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất cần thiết; 45,1% số ngƣời (46/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này cần thiết và 4,9% (5/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này không cần thiết.

+ Biện pháp 6 “Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của chƣơng trình đào tạo” thì 42,2% số ngƣời (43/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất cần thiết; 55,9% (57/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này cần thiết và 1,9% (2/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này không cần thiết.

Qua kết quả thu đƣợc từ các phiếu khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đƣợc chúng tôi đề xuất, đa phần số ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng các biện pháp đều rất cần thiết, số ngƣời hỏi còn lại cho rằng các biện pháp cần thiết, và rất ít ý kiến

109

cho rằng các biện pháp trên là khơng cần thiết. Từ đó để cải thiện và phát triển CTĐT đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam, trong thời gian sắp tới các biện pháp này nên đƣợc triển khai sớm.

3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triến CTĐT trình độ đại học ở trƣờng ĐHKT đƣợc thể hiện qua bảng 3.2 dƣới đây:

ảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp quản lý

Rất khả

thi Khả thi Không

khả thi Thứ bậc

SL % SL % SL %

1

Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của phát triển CTĐT

35 34,3 64 62,7 3 3 2,31 5

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng Quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam

41 40,2 61 59,8 0 0 2,40 1

3

Điều chỉnh chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam

38 37,2 61 59,8 3 3 2,34 3

4 Đổi mới công tác kiểm tra đánh

giá theo hƣớng tiếp cận năng lực 35 34,3 65 63,7 2 2 2,32 4 5

Điều chỉnh phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với phƣơng pháp kiểm tra đánh giá

39 38,2 61 59,8 2 2 2,36 2

6

Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của chƣơng trình đào tạo

34 33,3 65 63,7 3 3 2,30 6

Trung bình 2,34

- Kết quả khảo nghiệm tổng hợp ở Bảng 3.2 về tính khả thi của biện pháp phát triển CTĐT trình độ đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam cho thấy với 6 biện pháp chúng tơi đƣa ra đều có tính khả thi, cụ thể nhƣ sau:

+ Biện pháp 1“Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của phát triển CTĐT” thì 34,3% số ngƣời (35/102 số phiếu

110

khảo sát) cho rằng biện pháp này rất khả thi; 62,7% (64/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này khả thi và 3% (3/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này khơng khả thi. Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy biện pháp tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của phát triển CTĐT là khả thi.

+ Biện pháp 2 “Xây dựng Quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam” thì 40,2% số ngƣời (41/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất khả thi; 59,8% (61/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này khả thi và khơng có cán bộ quản lý, giảng viên nào cho rằng biện pháp này không khả thi.

+ Biện pháp 3 “Điều chỉnh chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam” thì 37,2% số ngƣời (38/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất khả thi; 59,8% (61/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này khả thi và 3% (3/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này không khả thi.

+ Biện pháp 4 “Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo hƣớng tiếp cận năng lực” thì 34,3% số ngƣời (35/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất khả thi; 63,7% (65/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này khả thi và 2% (2/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này không khả thi.

+ Biện pháp 5 “Điều chỉnh phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với phƣơng pháp kiểm tra đánh giá” thì 38,2% số ngƣời (39/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất khả thi; 59,8% (61/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này khả thi và 2% (2/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này không khả thi.

+ Biện pháp 6 “Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của chƣơng trình đào tạo” thì 33,3% số ngƣời (34/102 số phiếu khảo sát) cho rằng biện pháp này rất khả thi; 63,7% (65/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này khả thi và 3% (3/102 số phiếu) cho rằng biện pháp này không khả thi.

Qua kết quả thu đƣợc từ các phiếu khảo sát tính khả thi của các biện pháp đƣợc tác giả đề xuất, phần lớn số cán bộ quản lý và giảng viên đƣợc hỏi đều cho rằng các biện pháp đều khả thi và rất ít ngƣời cho rằng các biện pháp trên không khả thi. Từ đó, để phát triển CTĐT đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam trong thời gian sắp tới các biện pháp này hồn tồn có thể đƣợc triển khai.

111

3.4.2.3. Sự tương quan giữa tính cần thiết và khả thi

Để xem xét tính tƣơng quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất, tác giả áp dụng cơng thức tính hệ số tƣơng quan thứ bậc Spearman. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng sau:

ảng 3.5. Xét tính tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp TT Biện pháp quản lý Cần thiết Khả thi X Thứ bậc X Thứ bậc

1 Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý,

giảng viên về tầm quan trọng của phát triển CTĐT 2,32 6 2,31 5 2 Xây dựng Quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo

đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam 2,49 1 2,40 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Điều chỉnh chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng

KTĐQG Việt Nam 2,46 2 2,34 3

4 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo hƣớng tiếp

cận năng lực 2,41 4 2,32 4

5 Điều chỉnh phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với

phƣơng pháp kiểm tra đánh giá 2,45 3 2,36 2

6 Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của

chƣơng trình đào tạo 2,40 5 2,30 6

Trung bình 2,42 2,34

Để khẳng định mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển CTĐT đáp ứng KTĐQG Việt Nam, luận văn sử dụng cơng thức tính tƣơng quan thứ bậc để tính tốn

Hệ số tương quan thứ bậc Spearman r = 1 -

Trong đó: r - hệ số tƣơng quan

D - là hiệu số giữa thứ bậc của X và thứ bậc của Y N - số là số biện pháp

Kết luận: r mang dấu dƣơng là tƣơng quan thuận r mang dấu âm là tƣơng quan nghịch

112

r = 0,7 1 (rất chặt chẽ)

r = 0,5 0,69 (tƣơng đối chặt chẽ) r< 0,5 (tƣơng quan lỏng)

Kết quả r = 0,9 cho thấy kết luận tƣơng quan trên là thuận và chặt chẽ có nghĩa là giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển CTĐT đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam có sự phù hợp và thống nhất với nhau, các cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức các biện pháp phát triển CTĐT đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam cần thiết nhƣ thế nào thì thực hiện ở mức độ phù hợp. Ví dụ biện pháp 2: “Xây dựng Quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng Khung trình độ quốc gia KTĐQG Việt Nam” với kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi đều xếp thứ bậc 1/6.

iểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam

2,2 2,25 2,3 2,35 2,4 2,45 2,5 2,55

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Chart Title

113

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn luận văn đề xuất 6 biện pháp phát triển CTĐT trình độ đại học tại Trƣờng ĐHKT đáp ứng KTĐQG Việt Nam, cụ thể nhƣ sau:

- Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của phát triển CTĐT

- Biện pháp 2: Xây dựng Quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam

- Biện pháp 3: Điều chỉnh chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam

- Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo hƣớng tiếp cận năng lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biện pháp 5: Điều chỉnh phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với phƣơng pháp kiểm tra đánh giá

- Biện pháp 6: Hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lƣợng của chƣơng trình đào tạo

Kết quả khảo nghiệm đã đánh giá cao tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển CTĐT trình độ đại học đề xuất trong luận văn. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên việc thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng CTĐT trình độ đại học đáp ứng KTĐQG Việt Nam tại Trƣờng ĐHKT - Đại học Quốc gia Hà Nội.

114

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý hoạt động phát triển CTĐT là quá trình hiệu trƣởng tổ chức thực hiện đồng bộ các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc phát triển CTĐT và chuẩn bị các nguồn lực, cơ sở vật chất thực hiện CTĐT. Hoạt động quản lý phát triển chƣơng trình chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan (nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển chƣơng trình; năng lực quản lý, năng lực của giáo viên vv..) và yếu tố khách quan.

Trong bối cảnh xu hƣớng công nhận văn bằng giữa các quốc gia, hƣớng đến di chuyển lao động và trao đổi học thuật trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng phát triển, các KTĐQG ra đời đã có tác động lớn đối với việc cải cách, nâng cao chất lƣợng giáo dục, hƣớng tới đảm bảo chất lƣợng, công nhận văn bằng quốc tế. Do đó, việc xây dựng, thực hiện, sửa đổi, cải tiến KTĐQG trên cơ sở tham chiếu đến các Khung trình độ khu vực đang là yêu cầu cấp thiết đối với các nƣớc. Khung TĐQGVN đƣợc ban hành không chỉ là cơ sở giúp các trƣờng đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển chƣơng trình đào tạo theo khung chuẩn, là thƣớc đo đánh giá năng lực ngƣời học sau khi tốt nghiệp mà còn là cơ sở để tham chiếu bằng cấp của Việt Nam với các nƣớc ASEAN thông qua Khung tham chiếu ASEAN (AQRF) nhằm thúc đẩy việc công nhận tƣơng đƣơng văn bằng và học thuật giáo dục đại học giữa các nƣớc, hƣớng đến hội nhập nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Công tác phát triển CTĐT và quản lí phát triển CTĐT trình độ đại học tại trƣờng ĐHKT đáp ứng KTĐQG Việt Nam về cơ bản đã đạt đƣợc kết quả nhất định. CTĐT đƣợc xây dựng trên cơ sở những quy định chung của BGD&ĐT, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và chức năng, nhiệm vụ của Nhà trƣờng, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của ngƣời học, nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trƣờng lao động, của các tổ chức, hội nghề nghiệp và của xã hội. Qua quá trình thực hiện, CTĐT đƣợc định k bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở tham khảo các chƣơng trình tiên tiến của các nƣớc có nền giáo dục phát triển trên thế giới, tham khảo ý kiến phản hồi của các bên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học tại trường đại học kinh tế ĐHQGHN đáp ứng khung trình độ quốc gia việt nam (Trang 116)