Nguồn: Báo cáo Bộ thương mại Trung Quốc.
M&A tại khu vực sản xuất được các nhà đầu tư như Hoa Kỳ, Singapore, Hồng Kơng ưa thích.Cụ thể tỷ lệ phần trăm đầu tư vào khu vực sản xuất của các nước trên như sau: các công ty Hoa Kỳ dành 64,8% trên tổng khối lượng giao dịch M&A vào Trung quốc ở khu vực sản xuất, công ty Hồng Kông dành 31,4% , Singapore dành 58,6% và các doanh nghiệp trong nước dành 40%. Trong khi đó, các cơng ty của Anh lại ưa thích khu vực dịch vụ (dành 50,5% đầu tư M&A cho khu vực này) và các công ty của Singapore dành 41,2% trên tổng số khối lượng đầu tư để đầu tư vào khu vực tài chính.
Như vậy có thể nói, làn sóng M&A đầu tiên xuất hiện tai Trung Quốc đã thực sự là một cú thúc quan trọng đối với sự phát triển của thị trường M&A sau này tại Trung Quốc nói riêng và nền kinh tế Trung Quốc nói chung.
28
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1997 đến 2000: giai đoạn M&A của những công
ty được niêm yết.
Thị trường chứng khốn Trung Quốc hình thành đã tạo một sân chơi mới cho hoạt động M&A. Tuy nhiên, thị trường chứng khốn tại Trung Quốc có nhiều điểm rất khác so với thị trường chứng khoán tại các quốc gia khác. Kể từ khi thành lập, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng nên một hệ thống thị trường “ kép” (dual-track system) với những cổ phiếu không thể mua bán chuyển nhượng và những cổ phiếu có thể mua bán chuyển nhượng trong những công ty đã được niêm yết trên sàn. Những cổ phiếu không thế mua bán được sở hữu bởi các cơ quan chính phủ (government agencies) – một trong những cổ đơng lớn nắm quyền kiểm sốt cơng ty. Một trong những điểm quan trọng của hệ thống “thị trường kép” chính là xu hướng cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước trong suốt gần chục năm qua trên thị trường chứng khoán.
Năm 1994, tập đồn Baoan có trụ sở tại Thẩm Quyến đã tiến hành chiến dịch mua cổ phần của tập đồn Yanzhong có trụ sở chính ở Thượng Hải, đánh dấu thương vụ M&A đầu tiên giữa các công ty đại chúng. Những hoạt động M&A như trên có nhiều ý nghĩa kinh tế đối với các công ty đã được niêm yết hơn là đối với các công ty chưa được niêm yết. So sánh đối với các công ty chưa được niêm yết, đặc biệt là các SOE, các cơng ty được đã được niêm yết có một số đặc điểm kinh tế sau:
- Tất cả các công ty đã được niêm yết trên sàn đều tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kế tốn được chấp nhận chung trên tồn thế giới.
- Phần lớn các cơng ty đó được tái cấu trúc từ các SOE và đang cố gắng theo đuổi lợi nhuận bằng cách tuân theo cơ chế thị trường, điều này hoàn toàn khác so với các SOE.
- Tất cả các công ty được niêm yết đều là các công ty cổ phần. Hệ thống ban quản trị của các cơng ty khá hồn hảo và giống nhau. Cổ phiếu được chia thành ba loại: trái phiêu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu phổ thông. Đối với phần lớn các công ty, trái phiếm chiếm phần lớn trong hệ thống sở hữu và trụ sở quản lý tài sản nhà nước (The State – owned Asset Management Institute or The Bureau of State-owned Asset Management (BSAM)) nắm giữ phần này. Các doanh nghiệp nhà nước,
29
doanh nghiệp cổ phần khác và các nhà đầu tư tư nhân nước ngồi thường nắm giữ cổ phiếu ưu đãi. Có một điểm đáng chú ý là, cả hai loại trái phiếu và cổ phiếu ưu đã thì khơng được lưu hành trên thị trường chứng khoán. Sự trao đổi của những loại cổ phiếu này chỉ được thực hiện thơng qua hình thức thương lượng, chỉ duy nhất cổ phiếu phổ thơng được lưu hành trên thị trường chứng khốn.
- Phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đều có hoạt động kinh doanh hiệu quả và đang là những công ty dẫn đầu trong những lĩnh vực của mình hoặc tại những thành phố trụ sở công ty. Trong giai đoạn này, bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó, việc niêm yết một cơng ty trên sàn là rất khắt khe, thường phải là những công ty đạt được kinh doanh hiệu quả, cấu trúc hoạt động tốt, tình hình tài chính minh bạch.. Ngun tắc niêm yết khắt khe đã tạo ra những “vỏ” nguồn vốn quý giá (precious resource shell) cho những công ty đang cần nguồn vốn lớn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.
- Chính phủ Trung Quốc vẫn có những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của những công ty này, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp qua chính sách cơng nghiệp, chính sách thuế, và ngun tắc kế tốn, mà cịn gây ảnh hưởng gián tiếp với vai trò là một trong những cổ đông lớn nhất trong hầu hết công ty đang được niêm yết. Chính phủ Trung Quốc coi niêm yết là một phương thức hiệu quả đê thành lập nên một cơ chế doanh nghiệp mới và giảm thiểu các khoản nợ của SOE. Từ góc nhìn vĩ mơ, chính phủ nước này cũng hy vọng rằng lực đẩy nền kinh tế thị trường và thị trường chứng khốn có thể giúp cho việc phân phổ nguồn vốn hiệu quả hơn. Bời vậy, cái “bóng” của chính phủ Trung Quốc bao phủ khắp mọi nơi trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, đối với các cơng ty chưa được niêm yết, một số công ty đã chọn hình thức mua lại các công ty đã được niêm yết để tiếp cận thị trường vốn. Điều này có nghĩa là một cơng ty chưa được niêm yết sẽ trở thành một công ty đại chúng khi công ty này mua một công ty khác đã được niêm yết sẵn trên thị trường chứng khoán.
Một sự kiện cũng đáng chú ý trong thời gian này là sự hình thành các cơng ty quản lý tài sản (Asset Management Companies – AMC) liên kết với bốn ngân hàng lớn đã mở ra một hình thức mới để cơ cấu lại doanh nghiệp. Hàng nghìn các SOE ở Trung Quốc đã phải dựa vào sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ thơng qua chính sách cho vay từ bốn ngân hàng nhà nước. Vào cuối những năm 80 và xuyên suốt những
30
năm 90, chính sách cho vay được áp dụng nhiều để vực dậy các SOE kém cạnh tranh. Các khoản tín dụng này thậm chí được gia hạn để trang trải cho các khoản nợ , thua lỗ của công ty, tiền lương cho nhân cơng và các quỹ hưu trí của cơng ty. Do đó, việc một số lượng lớn các SOE khơng có khả năng thanh tốn được các khoản vay cho các ngân hàng nhà nước dẫn đến sự xuất hiện số lượng lớn các khoản cho vay xấu (non- performed loans-NPLs). Sau này, chính phủ Trung Quốc nhận ra tình hình này kéo dài sẽ tác dộng xấu tới nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Do đó, năm 1999, chính phủ Trung Quốc đã quyết đinh thành lập bốn công ty quản lý tài sản là: Huarong AMC, Cinda AMC, Great Wall AMC, China Orient AMC và yêu cầu bốn ngân hàng nhà nước trên chuyến các khoản nợ xấu cho bốn công ty này. Các công ty AMC bắt đầu hoạt động chính của họ bằng việc chuyển nhượng các khoản nợ sang cổ phần. Mục đích cuối cùng của các AMC này là phục hồi các SOE làm ăn thua lỗ bằng mọi cách thông qua các phương thức tái cơ cơng ty bao gồm cả hình thức mua lại và sáp nhập và thậm chí là bán cổ phần hoặc cho niêm yết cổ phiếu của những doanh nghiệp này.
Như vậy, trong giai đoạn này, chính phủ Trung Quốc dã có những biện pháp nhất định nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán, giúp tái cơ cấu lại các SOE. Điều này là một trong những dộng lực chính để thị trường M&A phát triển nở rộ trong thời gian này. Các số liệu thống kê đã cho thấy tổng số lượng tài sản liên quan đến các vụ sáp nhập ở Trung Quốc năm 1997 gấp 100 lần so với giai đoạn những năm 80.