Hoạt động M&A nội địa Trung Quốc 2006-2008

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 44 - 45)

Nguồn: Thống kê McKinsey.

Sang năm 2006, tổng giá trị giao dịch Inbound M&A tiếp tục tăng đạt 18,3 tỷ USD và tiến tới đỉnh cao đạt 25,1 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, sang năm 2008, cùng với sự suy thoái nền kinh tế của các nước phương tây, tổng giá trị giao dịch Inbound M&A giảm mạnh chỉ còn hơn 7 tỷ USD. Trong tất cả các ngành kinh tê,

37

ngành kinh tế diễn ra hoạt động Inbound M&A mạnh nhất là lĩnh vực tài chính với sự tham gia của các ngân hàng lớn như Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, HSBC, Ngân hàng hoàng gia Scotland...Xếp ở vị trí thứ hai sau ngành tài chính là các ngành sản xuất máy tính, các ngành công nghiệp, sản xuất ô tô và dụng cụ thể thao, tiếp đó là các ngành sản xuất nguyên vật liệu và sản xuất đinh ghim. Mục đích chính của các nhà đầu tư nước ngồi này khơng phải là nhằm thu được lợi nhuận trong một thời gian ngắn, ngược lại họ là những nhà đầu tư chiến lược, mục tiêu của họ là tiếp cận thị trường Trung Quốc thông qua M&A và mong muốn tăng giá trị cổ đông.

- Hoạt động Outbound M&A của Trung Quốc: Trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã gây ấn tượng mạnh với thế giới bởi các hoạt động mua lại và sáp nhập của công ty Trung Quốc đối với các tập đoàn nước ngoài. Thương vụ Outbound M&A lớn nhất đầu tiên của Trung Quốc đó là vụ mua lại Tập đoàn tivi Thomson của hãng sản xuất tivi Trung Quốc TCL được thực hiện vào năm 2003. Tiếp đó đến năm 2004, thế giới một lần nữa lại bất ngờ khi Tập đoàn máy tính Lenovo của Trung Quốc đã mua lại hãng máy tính nổi tiêng IBM. Những sự kiện này đã đưa ra một hình ảnh mới về các cơng ty Trung Quốc trước toàn thể thế giới. Hoạt động Outbound M&A của Trung Quốc lúc đầu chỉ tập trung tại khu vực Châu Á tại một số lĩnh vực như than đá, dầu hỏa, gas bởi sự hạn chế về nguồn cung. Tuy nhiên, sau đó, hoạt động mua lại của các cơng ty Trung Quốc đã mở rộng ra phạm vi Châu Á, tiến tới các công ty của Mỹ, Châu Âu và được tiến hành trong nhiều lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 44 - 45)