Tích kiệm quốc dân của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 48 - 49)

Nguồn: CEIC, JP Morgan.

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CỦA TRUNG QUỐC. 2.1. Môi trƣờng đầu tƣ cho M&A.

Hiện nay, có thể nói, Trung Quốc là một trong những mơi trường đầu tư đầy hứa hẹn của những nhà đầu tư nước ngồi. Dịng vốn FDI đổ xô vào Trung Quốc là một điều kiện thuận lợi để cho hoạt động M&A phát triển. Bên cạnh đó, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển rất nhanh so với những năm trước khi gia nhập WTO, nhanh chóng trở thành một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới, đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng làm lực đẩy cho thị trường M&A tại nước này. Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng làm nền móng cho hoạt động M&A của nền kinh tế Trung Quốc.

2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh chóng, mơi trường kinh tế vĩ mơ ngày càng được cải thiển. Năm năm trước đây, bất cứ một quốc gia nào cũng không thể tưởng tượng được Trung Quốc là một trong những nước có tốc độ

41

phát triển nhanh nhất thê giới hiện nay. Năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc cải cách lớn và từ đó đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Cuộc cải cách mở cửa này đã giải phóng được nhiều nguồn lực kinh tế tiềm tàng trong nền kinh tế Trung Quốc, thu hút được nhiều hơn lượng vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra bước tiến khoa học kỹ thuật, tăng xuất khẩu và GDP. Trong suốt những năm từ 1978 đến hiện nay, GDP hàng năm của Trung Quốc luôn tăng trên mức 8%/ năm. Từ năm 1998 đến 2001 mới chỉ đạt ở mức mới chỉ đạt ở mức 7,5%, năm 2002 đạt 8% và từ năm 2002 trở đi, GDP Trung Quốc tăng đều đều gấp đôi các năm trước đó.Đến năm 2008, GDP Trung Quốc vấn tiếp tục tăng 9%. Các nhà kinh tế nhận định, nền kinh tế Trung Quốc ít nhất vẫn có thể duy trì được nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao từ 8%-10% cho tới năm 2025.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 48 - 49)