Hoạt động M&A tại Trung Quốc năm 2008

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 41 - 43)

34

Đặc điểm thứ hai: Bên cạnh thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã thực sự xây dựng được một thị trường chứng khoán phát triển và nở rộ. Thị trường chứng khoán phát triển mạnh là một lực đẩy quan trọng cho các thương vụ M&A trong một nền kinh tế. Đến năm 2007, thị trường chưng khốn Trung Quốc đã có số vốn lên tới 2400 tỷ USD. Lúc này, xu hướng giao dịch trên thị trường chứng khốn khơng chỉ có xu tăng lên cả về số lượng và trị giá giao dịch, mà thị trường chứng khốn Trung Quốc cịn thực sự theo sát được thị trường thế giới. Đến thời điểm năm 2007, đã có thêm 1300 cơng ty được niêm yết, trong đó 900 cơng ty có ban kiểm sốt từ cơ quan chính phủ (government agencies) với những cấp độ khác nhau. Rất nhiều các thương vụ M&A tại Trung Quốc được quyết đinh bởi các cơ quan này,đây chính là một trong những điểm đặc trưng của hoạt động mua lại và sáp nhập tại Trung Quốc. Lượng USD của các vụ M&A xuất hiện tại thị trường chứng khoán đã tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau đợt tăng mạnh giao dịch M&A kể từ năm 2004. Cho dến những năm gần đây, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã thực sự vững mạnh và trờ thành một trong những trung tâm tài chính quan trọng của thế giới.

Đặc điểm thứ ba: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước mình và xu hướng hội nhập thế giới, M&A của Trung Quốc lúc này không chỉ đơn thuần diễn ra trong nội bộ đất nước Trung Quốc và các bên chủ thể tham gia giao dịch M&A không chỉ đơn thuần là những nhà đầu tư nước ngoài và các SOE hay các công ty tư nhân của Trung Quốc như các giai đoạn trước kia nữa. Hiện nay, các công ty tư nhân của Trung Quốc (Private-owned enterprise – POE) đang nổi lên trong các thương vụ M&A, các POE tham gia M&A vượt trội hơn hẳn SOE về số lượng các thương vụ. Ngoài ra, hoạt động mua lại và sáp nhập tại Trung Quốc rất đa dạng, bao gồm hoạt động M&A của các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành tại Trung Quốc (Inbound M&A), hoạt động M&A của các nhà đầu tư Trung Quốc tại nước ngoài (Outbound M&A) và hoạt động M&A giữa các doanh nghiệp Trung Quốc (Domestic-domestic M&A). Đặc biệt trong những năm gần đây, xu hướng Outbound M&A của Trung Quốc diễn ra khá mạnh mẽ. Sau đây tác giả sẽ đưa ra thực trạng tổng quan của từng hoạt động M&A của Trung Quốc.

35

- Hoạt động Domestic M&A: kể từ năm 2001, các giao dịch M&A giữa các công ty Trung Quốc ngày càng phát triển. Năm 2001 , tổng giá trị giao dịch M&A do các công ty Trung Quốc tiến hành là 6162,6 triệu USD thi đến năm 2002, tổng giá trị giao dịch đã tăng lên gấp ba, đạt 18368,6 triệu USD. Tuy nhiên từ năm 2003 đến năm 2005, tổng giá trị giao dịch Domestic M&A có xu hướng giảm dần đôi chút từ 16416,2 triệu USD năm 2003 xuống còn 4987,6 triệu USD năm 2005. Từ sau năm 2005 đến năm 2007, Domestic M&A lại có xu hướng tăng trưởng trở lại.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 41 - 43)