Hoạt động M&A trên thế giới

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 54 - 61)

Nguồn: Economic Outlook, xuất bản bởi Oxford Economics, 2007.

Bảng 2.3 đã cho thấy tốc dộ tăng trưởng M&A tại Trung Quốc từ năm 2004 đến năm 2008 khá đều đặn. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường M&A tăng 1,12% so với năm 2004. Năm 2006 và 2007, số lượng cũng như giá trị các thương vụ M&A tại Trung Quốc tăng khá cao, điều này được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng M&A ở hai năm này lần lượt là 1,58% và 1,27 %. Tuy nhiên, sang đến năm 2008, có sự sụt giảm nhẹ trong thị trường M&A Trung Quốc, tốc độ tăng trường M&A hiện chỉ còn 1,19%. Theo như dự báo của các chuyên gia kinh tế, M&A Trung Quốc sẽ đạt tốc độ tằng trưởng khoảng 1.03% và 1.01% vào năm 2009 và năm 2010.

2.2.2. Những phương thức giao dịch M&A tại Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, các hình thức giao dịch M&A có một vài điểm khác biệt so với giao dịch M&A tại những thị trường khác.Giao dịch mua lại và sáp nhập có thể được thực hiện dưới một trong sáu dạng cơ bản sau: mua bán tài sản (Asset acquisition), đầu tư cho lợi tức chính (Investment for majority interest), mua bán cổ phiếu với sự đồng thuận (Stock acquisition by agreement), trao dổi tài sản (Asset

47

exchange), mua lại cổ phiếu qua thị trường thứ cấp (Stock acquisition through secondary market), tái cơ cấu cổ phần SOE (Restructure state-owned shares). Những hình thức giao dịch này được quyết đinh bởi các hình thức sở hữu nhất định của những cơng ty Trung Quốc được niêm yết. Do đó, mỗi hình thức giao dịch sẽ đưa lại những hậu quả pháp lý, trách nhiệm, thủ tục thực hiện mua lại và sáp nhập, nghĩa vụ thuế cũng sẽ khác nhau.

Mua bán tài sản (Asset acquisition): trong giao dịch M&A nay, công ty

chủ động sẽ tiến hành mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của công ty mục tiêu. Công ty mục tiêu vẫn tiếp tục tồn tại một cách hợp pháp mặc dù nó có thể bị đóng cửa sau khi đã bán phần lớn tài sản của mình để đổi lấy tiền cho các cổ đông. Một điểm lợi thế ở vụ giao dịch M&A theo phương thức này đó là cơng ty mục tiêu sẽ trở thành một chi nhánh của công ty mua lại. Tuy nhiên, điểm bất lợi của hình thức mua lại và sáp nhập này là cả công ty mua lại và công ty mục tiếu sẽ cần thêm nhiều vốn để duy trì hoạt động của mình. Có thể nói, đây khơng phải là một hình thức M&A có chi phí hiệu quả, một khi cuộc sáp nhập thất bại, mối nguy hiểm cho cả hai công ty sẽ rất cao.

Đầu tư cho lợi tức chính (Investment for Majority Interest): đây là một

trong những phương thức đầu tư hiệu quả về mặt chi phí. Lượng đầu tư của những công ty mua lại tương đương với số cổ phần của công ty mục tiêu. Mục đich của hình thức M&A này không phải là lợi nhuận thu được từ việc đầu tư, cụ thể mục tiêu của cơng ty mục tiêu chính là quyền sở hữu thực sự đối với công ty mục tiêu. Một giao dịch M&A theo hình thức này có những bản chất nhất định như sau: thứ nhất, quyền sở hữu của công ty mục tiêu trong một công ty mới khi hai công ty sáp nhập được xác định bằng giá trị tài sản rịng của cơng ty mục tiêu đó, quyền sở hữu của cơng ty mua lại được xác đinh bằng giá trị của nguồn vốn đầu tư trong cơng ty mới đó. Thứ hai, sau khi sáp nhập, cơng ty mục tiêu sẽ trở thành một chi nhánh của công ty mua lại hay nói cách khác, cơng ty mua lại sẽ nắm phần lớn cổ phiếu của cơng ty mục tiêu. Hình thức giao dịch này có lợi thế sau: Đây là một hình thức M&A sử dụng chi phí hiệu quả, hơn nữa, cổ đơng của cơng ty mục tiêu có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ ở địa phương, điều này sẽ giúp

48

cho việc kinh doanh tại địa phương của công ty mới sẽ đạt được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi tiến hành hình thức M&A này, cơng ty mua lại sẽ phải đối mặt với nhiều sự phán đối của cổ đông trong công ty mục tiêu hơn là so với hình thức M&A – Asset Acquisition.

Mua bán cổ phiếu với sự đồng thuận (Stock Acquisition by Agreement).

Hình thức M&A này được tiến hành thơng qua sự đồng thuận của cả hai bên tham gia giao dịch M&A khi công ty mua lại mua một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của cơng ty mục tiêu. Cổ phiếu trong loại hình giao dịch M&A này thường là cổ phiếu nhà nước nắm giữ hoặc cổ phiếu ưu đãi. Bởi vì trong mỗi một cơng ty được niểm yết sẽ có một số lượng cổ phần nhất định do nhà nước nắm giữ, nên các giao dịch này thường chiu những quy định rất khắt khe của pháp luật. Loại hình giao dịch này thường xuất hiện giữa các công ty được niêm yết hoặc giữa công ty được niêm yết và các SOE

Trao đổi tài sản (Asset Exchange): Loại hình giao dịch M&A này thường

xuất hiện khi các công ty niêm yết trao đổi tài sản có chất lượng xấu lấy tài sản tương đương có chất lượng tốt. Giao dịch này thường xảy ra giữa công ty niêm yết và công ty mẹ của cơng ty niêm yết đó. Động lực cho những thương vụ M&A này bao gồm: thứ nhất, những công ty mẹ muốn giữ những “ vỏ” nguồn lực để tiếp tục gây vốn thông qua thị trường chứng khoán. Thứ hai, những công ty mẹ muốn tập trung chun mơn vào một thị trường nào đó. Đối với các cơng ty con, trao đổi tài sản là một phương pháp tốt để thay đổi hệ thống cơ sở vật chất của công ty, hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh và cũng là cách tốt nhất để tăng được lợi nhuận nhanh. Một ví dụ cho loại hình giao dịch M&A này như: Tập đồn Harbin Eastern Group đã bán các công ty con đang kinh doanh trên các lĩnh vực dược phẩm, du lịch, sản xuất trong khi đó lại thâu tóm lại các cơng ty hoạt động về xây dựng kiến trúc và nội thất trang trí. Mục đích của thương vụ M&A này chính là để tăng cường chuỗi giá trị của việc kinh doanh bất động sản của công ty.

Mua lại cổ phiếu qua thị trường thứ cấp (Stock Acquisition through Secondary market): Những nhà quản trị công ty coi hình thức M&A này là một

phương thức mua lại cổ phiếu thông qua thị trường thứ cấp hơn là một phương thức thấu tóm thù địch. Về bản chất, hình thức giao dịch M&A này tương tự như hình

49

thức thâu tóm thù địch cơng ty mục tiêu, vì vậy, nó thường phải gặp khá nhiều sự phản đối của các cổng dông trong ban quản trị của công ty mục tiêu. Ngoài ra, phương thức giao dịch M&A này sẽ phải chịu chi phí cao hơn so với mua bán cổ phiếu thông qua sự đông thuận của công ty mục tiêu (Stock Acquisition through Agreement) và do pháp luật quy định, công ty mua lại sẽ phải công bố ra công chúng mỗi khi giá trị cổ phiếu tăng thêm 2%, điều này dẫn đến thị trường giá cổ phiếu khơng ổn định. Do hình bản chất các loại hình sở hữu các cơng ty tại Trung Quốc, chỉ một số ít các cơng ty niêm yết có đủ tiêu chuẩn để thực hiện thâu tóm (take over) thơng qua thị trường thứ cấp. Đối với các công ty niêm yết, cổ phiếu phổ thông chỉ chiếm một lượng nhỏ, phần lớn cổ phiểu do nhà nước nắm giữ và không thể mua bán trên thị trường, cách duy nhất để mua bán các cổ phiếu này là phải thương lượng với các cơ quan chính phủ, điều này gây mất rất nhiều thời gian và nhiều điều kiện pháp lý đi kèm. Đây chính là lý do vì sao mà hình thức giao dịch mua lại (acquisition) được sử dụng thơng dụng hơn so với hình thức thâu tóm (take over) thơng qua thị trường thứ cấp.

Tái cơ cấu cổ phần của các SOE (Restructuring State-owned shares): Tái

cơ cấu cổ phần trong các SOE là một hình thức M&A rất đặc biệt tại nền kinh tế Trung Quốc. Hình thức giao dịch này được thực hiện thơng qua các cơ quan chính phủ phân phối lại tài sản từ công ty mua lại đến công ty mục tiêu. Những cổ phần được phân phối lại là những cổ phần do nhà nước nắm giữ. Mục đích chính của hình thức M&A này là cải thiện tình hình của cơng ty mua lại một cách hiệu quả hơn. Một ví dụ điển hình nhât tại Trung Quốc về hinh thức giao dịch M&A này là tập đoàn Jinling Petrochemical Group, tập đồn này đã mua lại bốn cơng ty hóa dầu khác từ những cổ đông nhà nước khác nhau. Đó là các cơng ty: Yizen Petrochemical Co., Ltd, Jinling Petrochemical Company, Yangtze Petrochemical Group, and Nanjing Petrochemical Company. Tuy nhiên hình thức này thường chỉ áp dụng trong trường hợp khi có nhu cầu thành lâp các tập đồn nhà nước khổng lồ trong các ngành cơng nghiệp mũi nhọn của chính phủ Trung Quốc.

2.2.3. Đặc điểm hoạt động M&A tại Trung Quốc.

Hoạt động M&A có một số đặc điểm khác biệt so với các nước khác. Xét dưới góc độ M&A là một hoạt động tập trung kinh tế và đầu tư nước ngoài, tác giả

50

xin đưa ra các đặc điểm riêng biệt trong các giao dịch mua lại và sáp nhập tại Trung Quốc dưới góc độ tổng quát như sau:

Thứ nhât, các giao dịch M&A tại Trung Quốc thường có sự tham gia khá sâu của chính phủ. Cơ quan chính phủ có trách nhiệm trước tiên trong việc giám sát các giao dịch M&A liên quan tới nước ngoài là Bộ thương mại (Ministry of Commerce- MOFCOM) và Ban cải cách và phát triển (State development and reform Commission- SDRC). Bộ thương mại là cơ quan chủ chốt điều hành dòng vốn đầu tư nước ngồi và là cơ quan quyết định thơng qua các giao dịch M&A. SDRC đóng vai trị cả trong việc thơng qua các dự án nước ngoài và cả việc giám sát tái cơ cấu các SOE. Ngoài ra cịn có nhiều cơ quan chính phủ khác.

Sự quản lý khá sâu của chính phủ Trung Quốc đối với các giao dịch M&A được thể hiện ở một hệ thống các ban ngành, cơ quan phụ trách từng mảng M&A và tùy thuộc vào dạng của công ty mục tiêu. Cụ thể như, Cơ quan quản lý và giám sát tài sản nhà nước (State owned-asset Supervision and Administration Commission) sẽ có trách nhiệm giám sát và quyền thông qua các giao dịch M&A có liên quan tới mua lại tài sản của các công ty mục tiêu là các SOE. Ban điều hành chứng khoán Trung Quốc (China securities regulatory commission) có trách nhiệm trong việc hướng dẫn và điều chỉnh thị trường vốn Trung Quốc, bởi vậy sẽ có quyền thơng qua giao dịch M&A có liên quan tới các cơng ty được niêm yết. Đối với các ngành công nghiệp cụ thế khác, sự can thiệp của chính phủ nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào bản chất của các giao dịch M&A và ngành cơng nghiệp mục tiêu. Ví dụ như, Bộ cơng nghiêp thông tin (Ministry of Information Industry) sẽ có trách nhiệm giám sát và thông qua các giao dịch M&A liên quan tới lĩnh vực điện tử (electronics sector), hay Cơ quan quản lý giao dịch hối đoái (State Aministration of Foreign Exchange) có trách nhiệm thơng qua một loại hình giao dịch M&A nào đó. Kết luận lại, chính phủ Trung Quốc đã và đang tham gia khá sâu sắc tới các giao dịch M&A. Mỗi một cơ quan trên lại có những quy tắc, điều khoản khác nhau, hơn nữa, sự thông qua của một cơ quan này lại phải chịu quyết định của một cơ quan khác, điều này tạo nên cản trở lớn tới hoạt động của các nhà đầu tư. Có thể nói, để lấy được một giấy chấp nhận từ những cơ quan đó, các nhà đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian và công sức, và ngay cả khi đã cầm trong tay được những giấy tờ đã được xác nhận thì phía trước họ vẫn còn rất nhiều thủ tục cần phải đăng ký.

51

Thứ hai, một đặc điểm riêng biệt nữa của những giao dịch M&A diễn ra tại Trung Quốc đó là: các thương vụ M&A khơng hề có một mã số thống nhất. Có rất nhiều các bộ luật và điều lệ điều chỉnh giao dịch M&A được chính phủ ban hảnh một cách “lẻ tẻ” từ năm này qua năm khác. Bởi vậy, những điều luật và điều khoản áp dụng cho các giao dịch M&A phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thực tế của vụ giao dịch đó. Bởi vậy, để xác định được chính xác các điều khoản luật áp dụng cho trường hợp M&A của mình, các nhà đầu tư sẽ phải tốn nhiều công sức, thời gian.

Thứ ba, khác hẳn so với những năm trước 2005, từ năm 2005 dến nay, các giao dịch M&A giữa các cơng ty Trung Quốc (Domestic M&A) có xu hướng tăng. Tuy Trung Quốc vẫn là một trong năm nước dẫn đầu thu hút được lượng vốn FDI nhiều nhất thế giới (sáu nước đó bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Ân Độ , Brazil, Việt Nam) nhưng các tỷ lệ FDI giành cho M&A tại Trung Quốc đang có xu hướng giảm dần. Ngược lại với xu thế giảm của Outbound M&A, InBound M&A và Domestics M&A đang có xu hướng tăng dần, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các thương vụ M&A được thực hiện trong những năm gần đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.14. Hoạt động M&A tại Trung Quốc từ năm 2005- 2008.

52

Hình trên đã cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang giảm dần việc thực hiện các thương vụ M&A tại Trung Quốc. Một trong những lý do quan trọng của hiện tượng này là do các công ty Trung Quốc đang kinh doanh ngày các hiệu quả và được định giá ngày càng cao. Ngược lại với xu thế Inbound M&A, các giao dịch M&A giữa các công ty Trung Quốc nội địa đang tăng dần, chiếm tỷ lệ từ 16,1% năm 2005 tăng lên 62,3% vào năm 2008. Theo hãng kiểm toán Deloitte, nguyên nhân chính của sự gia tăng Domestic M&A vì nền kinh tế Trung Quốc thực sự đang tăng trưởng vững chắc, ngành công nghiệp phát triển mạnh và môi trường nội địa cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các thương vụ Outbound M&A cũng cùng xu hướng với Domestic M&A, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hơn đôi chút. Trước đây, các cơng ty Trung Quốc hầu như khơng có khả năng đầu tư ra nước ngoài do sự làm ăn kém hiệu quả của mình cùng với một nền kinh tế cịn yếu kém, nhưng cho đến nay, các cơng ty Trung Quốc đã đảo ngược lại tình thế. Nền kinh tế phát triển cùng với tái cơ cấu hàng loạt công ty, các quản trị viên của các công ty bắt đầu xoay hướng chú ý của mình sang hình thức đầu tư M&A, tất cả điều này đã khiến cho các công ty Trung Quốc hiện nay thể hiện được sức mạnh của mình trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, một điểm nguyên nhận quan trọng nữa đó là: chính phủ Trung Quốc tham gia giúp đỡ các cơng ty có ý định thực hiện các thương vụ M&A tại nước ngồi thơng qua hàng loạt các chính sách như chính phủ Trung Quốc cho phép ngân hàng cho các cơng ty đó vay vốn để thực hiện các thương vụ M&A, hay cho các cơng ty đó được hưởng nhiều quyền lợi.

Trên đây là một số điểm nổi bật và khác biệt của hoạt động M&A tại Trung Quốc trong những năm gần đây. So với hoạt động M&A tại các nước có nền kinh tế phát triển, hoạt động M&A tại thị trường Trung Quốc có nhiều điểm riêng biệt nhất định, thể hiện một nền kinh tế còn chịu nhiều sự điều tiết của chính phủ.

2.2.4. Khung pháp lý.

2.2.4.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động M&A tại Trung Quốc.

Cùng với sự phát triển của hoạt động M&A tại Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này. Vì M&A là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi nên khn khổ pháp lý cho

53

hoạt động đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đồng thời cũng được áp dụng cho các giao dịch M&A có liên quan đến doanh nghiệp nước ngồi. Khung pháp lý cho hoạt động M&A được ban trong rất nhiều văn bản, tuy nhiên tác giả sẽ chỉ để cập đến

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 54 - 61)