GDP Trung Quốc từ 1979-2006

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 49 - 52)

Nguồn: Báo cáo Deloitte.

Trung Quốc có được sự tăng trưởng ổn định như vậy là nhờ có động nội lực kinh tế và môi trường ngoại lực thuận lợi. Nội lực kinh tế bao gồm chủ yếu các mặt về xã hội, chính trị, cải cách kinh tế, môi trường tự nhiên, đặc biệt chính sách cổ phần hóa các SOE là một nhân tố quan trọng trong việc giúp nền kinh tế Trung

42

Quốc đạt được những bước tiến nhanh. Bên cạnh đó, mơi trường ngoại lực thuận lợi hơn rất nhiều khi Trung Quốc chính thức trở thành một thành viên của WTO. Hiện nay, Trung Quốc được mệnh danh là “nông trại” và công xưởng” của thế giới. Theo dự báo của các chuyên gia, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật vào năm 2020 và vượt qua Mỹ đến năm 2040 để trở thành một nước có quy mơ GDP lớn nhất thế giới.

2.1.2. Tồn cầu hóa.

Là một phương thức phân bổ nguồn vốn hiệu quả của nền kinh tế, M&A đóng một vai trị quan trọng trong q trình tồn cầu hóa. Những thương vụ M&A xuyên quốc gia đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990 và ngày nở rộ mạnh khi cổ phần hóa các cơng ty đã trở thành một xu hướng toàn cầu . Trung Quốc gia nhập WTO và trở thành một thị trường tiềm năng và giá trị đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, kể từ năm 2001, nền kinh tế Trung Quốc mở cửa, môi trường Trung Quốc lúc này là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp Trung Quốc, cơng ty nước ngồi, các tập đoàn xuyên quốc gia, tất cả tạo một lực đẩy vơ hình buộc các cơng ty nội địa, đặc biệt là các SOE, phải cơ cấu lại doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của mình. Cùng với nền kinh tế chuyển đồi là cả một hệ thống chính sách về cơng nghiệp, thuế, kế toán, và các quy tắc thực hiện M&A tại Trung Quốc, từ đó mở ra một làn sóng lớn trong thị trường M&A và họat động tái cơ cấu doanh nghiệp.

2.1.3. Cải cách kinh tế và cổ phần hóa doanh nghiệp.

Bắt đầu từ những năm 1970 và cho đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thực hiện quá trình cải cách kinh tế. Vấn dề cốt lõi của những cuộc cải cách này là cơ cấu lại những SOE, bao gồm có thay đổi chủ sở hữu, cấu trúc doanh nghiệp và hệ thống quản trị. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện việc chuyển đổi 305000(sô liệu năm 2001) SOE trở thành các công ty cổ phần bằng cách mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước mua lại cổ phần. Chính phủ Trung Quốc sẽ chỉ nắm giữ các doanh nghiệp lớn trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như truyền thơng, hóa chất, điện tử, thép, hàng khơng. Cách thức làm việc của các SOE đã khơng cịn hiệu quả và phù hợp trong một nền kinh tế mới, chính các doanh nghiệp đó sẽ phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nếu như muốn

43

tiếp tục hoạt động. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tiến hành cải cách hệ thống tài chính của mình. Cho đến năm 2002, SOE vấn tiếp tục chiếm 44% các khoản nợ đối với các ngân hàng nhà nước Trung Quốc, hơn nữa cịn có rất nhiều các khoản nợ của SOE khơng được thống kê. Khi tái cơ cấu lại các SOE này, chính phủ Trung Quốc đồng thời cơ cấu lại các ngân hàng nhà nước và mối liên hệ giữa người sử dụng vốn và người sở hữu vốn. Qua cuộc cải cách này, Trung Quốc sẽ hoàn thành ba sự chuyển đổi: từ một nền kinh tế kế hoạch sang một nền kinh tế thị trường, từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp, và từ một hệ thống chính phủ tập quyền sang một hệ thống chính phủ quản trị dựa trên tham vấn của các bên ( from a centralized to a participatory system of governance).

2.1.4. Thú hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trung Quốc là một trong những thị trường nhận được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Sau đây là một số ngun nhân chính của dịng vốn FDI này:

- Kể từ khi Trung Quốc thực hiện cuộc cải cách kinh tế năm 1978 và cổ phần hóa các SOE, nền kinh tế nước này đã thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với chiến lược cải cách kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã tăng rõ rệt từ những năm 1985, do đó các nhà đầu tư nước ngồi càng có thêm nhiều niềm tin vào sự thay đổi tích cực của nền kinh tế này. Đặc biệt, từ năm 2001 khi Trung Quốc gia nhập WTO, một hệ thống các chính sách được sửa đổi với xu hướng nhằm thu hút mạnh dịng vốn đầu tư nước ngồi và để phù hợp với những quy tắc quốc tế. Chính sách Cơng nghiệp hóa đã trở thành một trong những phương thức quan trọng để kiểm sốt hoạt động đầu tư nước ngồi tại Trung Quốc.

- Môi trường tự nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng hiện đại là một trong những yếu tố thu hút được nhiều các nhà đầu tư. Nguồn tài nguyên của Trung Quốc phong phú, đa dạng, có nhiều nguồn khống sản quý hiếm, điều này đã biến Trung Quốc thành một trong những ít nước có lợi thế hơn hẳn trong việc thu hút hoạt động đầu tư nước ngồi tìm kiếm các nguồn tài ngun quý giá phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Mơi trường chính trị, văn hóa, xã hội đáp ứng được nhu cầu các nhà đầu tư nước ngồi. Tình hình chính trị của Trung Quốc tương đối ổn định, văn hóa xã

44

hội khơng cịn q hà khắc như các thời ký trước đó. Bên cạnh đó, Trung Quốc cịn có một lương lao động dồi dào, nhân cơng rẻ, điều này đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong những ngành công nghiệp phải sử dụng nhiều nhân công. Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng thời sở hữu một số lượng lớn lao động lành nghề, được đào tạo kỹ lưỡng, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư nước ngồi trong các ngành cơng nghệ cao.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm m&a của trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 49 - 52)