Những nội dung cơ bản trong công tác quản lý đội ngũGV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Những nội dung cơ bản trong công tác quản lý đội ngũGV

1.5.1. Ý nghĩa của công tác quản lý đội ngũ GV

Đội ngũ cán bộ, GV là nguồn nhân lực chính của trường sư phạm. Quản lý đội ngũ GV có tầm quan trọng đặc biệt. Chiến lược phát triển giáo dục

2011 – 2020 đã xác định: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm; đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá”. Thông qua công tác quản lý phát triển đội ngũ GV mà chủ thể quản lý có thể ổn định về số lượng, cơ cấu đội ngũ GV, tạo một bộ máy làm việc với hiệu quả cao, phát huy khả năng, năng lực của mọi thành viên trong đội ngũ, xây dựng thành một tập thể sư phạm đồn kết, có văn hóa, có phẩm chất chính trị vững vàng, làm cho mọi thành viên trong đội ngũ luôn sẵn sàng tiếp cận với những đổi mới trong chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu của ngành học và của xã hội.

1.5.2. Mục tiêu của công tác quản lý phát triển đội ngũ GV

Mục tiêu quản lý phát triển đội ngũ GV là: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, GV của trường có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hóa về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ GV của nhà trường. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục, có thể cụ thể hóa yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ GV như sau:

- Đủ về số lượng:

Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu CBQL, GV, nhân viên trong các trường ĐH khoảng 127.000 người, trong đó CBQL khoảng 1.000 người, GV khoảng 83.000 người, NV khoảng 43.000 người. Bình quân mỗi năm, CBQL tăng khoảng 50 người; GV tăng khoảng 2.500 người; NV tăng khoảng 1.700 người [5; tr 5].

- Đạt chuẩn về chất lượng:

Chuẩn về chất lượng đội ngũ GV cũng được quy về ba khía cạnh chung, đó là: chuẩn về trình độ chun mơn sư phạm (học vấn); chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và chuẩn về đạo đức tư cách người thầy. Theo dự báo, năm học 2019-2020 GVĐH có trình độ thạc sĩ khoảng 58.000 người (70%), GV có trình độ tiến sĩ khoảng 29.000 người (30%) [5; tr 5].

- Đồng bộ về cơ cấu:

giảng dạy theo bộ mơn, về tuổi đời, trình độ nghiệp vụ sư phạm (người có tay nghề cao và người bình thường). Cơ cấu số lượng GV theo vùng miền: Theo dự báo, đến năm 2020 số lượng GVĐH khu vực miền núi phía Bắc khoảng 4.500 người, tăng bình qn hằng năm khoảng 150 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 35.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 1.000 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 12.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 400 người; Tây Nguyên khoảng 2.500 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 100 người; Đơng Nam bộ khoảng 23.000 người, tăng bình quân hằng năm là 800 người; Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 4.500 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 120 người [5; tr 5 ].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)