Kết quả thi đua năm học 2012-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 65 - 69)

Tổng số CB, GV, NV Tổng số đơn vị Tổng số không xét thi đua

Kết quả thi đua

Danh hiệu cá nhân Danh hiệu tập thể LĐTT CSTĐ cơ sở cấp Bộ CSTĐ Không đạt TT LĐXS LĐTT TT

Trƣờng Bộ

487 28 47 389 41 28 12 12 6 10

2.3.3. Quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH đối với GV của Trường ĐH TN&MT TN&MT

Những năm qua nhà trường đã phân công theo đúng chuyên môn giảng dạy cho đội ngũ GV. Tuy nhiên, ở một số ngành mới, việc thực hiện phân công giảng dạy cho GV chưa hợp lý, chưa đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức, một số mơn chưa có GV đúng chun ngành, nhà trường phải điều một số GV ngành gần sang giảng dạy, điều này có thể giải quyết được việc số GV chưa có giờ dạy: như mơn Tài chính- Ngân hàng, Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, quản lý biển đảo….

Một số GV khơng đúng chun ngành khơng có tiết dạy, phải làm cơng tác văn phịng, trong số này có những GV có trình độ thạc sĩ, đây thực sự là một sự lãng phí nhân lực của nhà trường. Trong khi đó các ngành Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Thư viện phải điều động chuyên viên chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, chưa được thẩm định về năng lực chuyên môn tham gia giảng dạy. Một số GV tập sự nhưng có số tiết giảng dạy và dư giờ khá cao. Tình trạng GV thiếu thừa cục bộ gây khó khăn trong việc phân công chuyên môn.

Nhiều năm qua, việc soạn giáo án của GV, cũng như việc chuẩn bị bài của GV trước khi lên lớp đã được nhà trường quan tâm nhưng chưa sâu sát. Chính vì vậy năm học 2012 – 2013, lãnh đạo nhà trường đã tổ chức kiểm tra giáo án của GV, yêu câu tất cả các GV nộp giáo án và tài liệu giảng dạy để kiểm tra. Nhưng việc kiểm tra chỉ dừng lại ở việc khớp môn học và giáo án, tài liệu giảng dạy chứ chưa kiểm tra, đánh giá được nội dung chất lượng giáo án và nguồn gốc tài liệu giảng dạy.

Một số khoa chưa thống nhất được về giờ dạy, quan điểm, nội dung, phương pháp giảng dạy nên còn xảy ra những bất đồng.

- Việc giám sát kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV được đội ngũ cán bộ, chuyên viên các khoa thực hiện thường xuyên thơng qua thời khóa biểu. Các lãnh đạo khoa chưa chủ động, trực tiếp trong việc kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Do đó, nhiều trường hợp GV bỏ giờ,

nghỉ dạy triền miên hoặc tổ chức dạy cuốn chiếu các khoa cũng khơng nắm được. Chính vì vậy hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát chưa cao. Điều này thể hiện qua việc tổ chức dự giờ của các khoa chưa được thường xuyên, việc đánh giá kết quả dự giờ chưa thật sự khách quan, ở một số GV chưa có tinh thần đánh giá, phê bình thẳng thắn. Đối với một số GV tập sự, nhà trường yêu cầu thấp, trong một năm tập sự GV tập sự chỉ được đánh giá qua 3 tiết dự giờ mà chưa quy định việc đi dự giờ. Việc dự giờ, nhận xét đối với GV tập sự cũng có xu hướng làm cho hợp lệ do sự dễ dãi của GV hướng dẫn và sự thiếu kiểm tra, đánh giá của các cấp lãnh đạo trong nhà trường.

Công tác NCKH của ĐNGV rất được lãnh đạo nhà trường quan tâm và nhận thức đúng đắn về vị trí vai trị của cơng tác NCKH. Hoạt động NCKH đã có nhiều đóng góp làm sáng tỏ vấn đề lý luận, đặt cơ sở cho việc cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Tuy nhiên cơng tác NCKH cịn nhiều tồn tại và hạn chế trong các khâu tổ chức, thực hiện và quản lý. Từ thực tế, so với tiềm lực của ĐNGV thì khối lượng, đề tài còn rất thấp, đặc biệt là các đề tài cấp bộ. Chưa xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể cho công tác NCKH của nhà trường. Nhà trường đã quy định rất rõ ràng về nhiệm vụ NCKH, quy đổi sang số tiết giảng dạy nhưng vẫn không thúc đẩy được nhiệm vụ NCKH. Bên cạnh đó nảy sinh nhiều vấn đề khó giải quyết như nhiều giáo viên vừa thiếu giờ giảng dạy, vừa thiếu giờ NCKH hoặc có GV chịu chấp nhận bị trừ số tiết giảng dạy chứ không làm NCKH, một số khác làm NCKH với tính chất đối phó, hồn thành nghĩa vụ nên chất lượng đề tài NCKH học chưa đạt chất lượng, gây lãng phí. Nhà trường cần có quy định khen thưởng, trách phạt công minh nhằm khuyến khích NCKH thực thụ, nâng cao chất lượng NCKH của nhà trường.

Theo bảng 2.8, trong 3 năm qua (2010 – 2013) Nhà trường đã thực hiện được 68 đề tài trong đó có 4 đề tài cấp Bộ và 18 đề tài cấp trường, 38 đề tài cấp cơ sở không sử dụng NSNN và 57 đề tài của sinh viên. Phần lớn các đề

tài có nội dung nghiên cứu về khoa học giáo dục, nhằm giải quyết các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn giáo dục đang đặt ra với nhà trường, với ngành giáo dục địa phương và công cuộc đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô cả nước. Bên cạnh đó nhà trường đã tổ chức 10 cuộc hội thảo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường và trao đổi kinh nghiệm với một số trường ĐH cao đẳng trên toàn quốc.

2.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Quan điểm của Đảng về “tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên” vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển GD & ĐT, vừa là cơ sở vững chắc để lập quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV, phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục.

Nhà trường cũng rất quan tâm tới công tác này và đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho ĐNGV:

- Căn cứ điều 24, mục 1, mục 2 Quy chế chi tiêu nội bộ 2013 thì những nghiên cứu sinh có Quyết định cử đi học từ năm 2012, hoàn thành NCS đúng thời hạn, đơn vị chức năng trình Hiệu trưởng thưởng 30 triệu đồng (có thể tạm ứng trước khi có quyết định bảo vệ cấp cơ sở).

- GV có nhu cầu học tập, đào tạo để nâng cao trình độ, nếu xét thấy phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sẽ được Nhà trường ra quyết định đi học. Trong suốt thời gian đi học sẽ được hưởng nguyên lương, thu nhập tăng thêm và các khoản khen thưởng, phúc lợi. Được đơn vị sử dụng bố trí sắp xếp cơng tác hợp lý để hoàn thành chương trình học tập và nhiệm vụ chuyên môn được giao. Nhà trường không hỗ trợ về kinh phí học tập.

Những năm qua ĐNGV nhà trường đã tích cực học tập để nâng cao trình độ, đến nay đã có 168 GV có trình độ thạc sĩ trong đó có 26 GV là đang là

nghiên cứu sinh, 32 GV trình độ Tiến sỹ (trong đó có 03 Phó giáo sư). Như vậy so với mục tiêu 25% TS, TSKH và 40% thạc sĩ vào năm 2010 và theo quyết định 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của thủ tướng chính phủ thì ĐNGV nhà trường cịn thiếu hơn 51 tiến sĩ. Vì vậy nhà trường cần có chính sách khuyến khích mạnh hơn nữa để GV tiếp tục học tập nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)