CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Thực trạng đời sống ngƣời có cơng
2.1.1. Thực trạng về sứckhỏe
Qua sự tiếp xúc quan sát tìm hiểu nghiên cứu về NCC với cách mạng hầu hết NCC với cách mạng tại Quỳnh Văn tuổi tác đã cao, đối với TBBB họ đã vào khoảng 60, 70 tuổi, đối với các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa với độ tuổi trung bình từ 70 đến 80 tuổi. So với độ tuổi của mình phần lớn NCC với cách mạng đều trở nên già hơn, ƣu tƣ hơn vì những lo toan trong cuộc sống, tuổi tác cao, lại mang thƣơng tật bệnh tật nên sức khỏe họ giảm sút nhiều, điều đó ảnh hƣởng khơng nhỏ đến đời sống của chính những ngƣời có cơng. Theo kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, với số lƣợng 100 phiếu đƣợc phát cho 100 đối tƣợng là ngƣời có cơng với cách mạng tại Quỳnh Văn kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Biểu đồ 2.1: cảm nhận của bản thân NCC về sức khỏe tại xã Quỳnh văn
(Nguồn: Khảo sát, nghiên cứu)
Tình trạng sức khỏe của NCC 17% 63% 7% 13% Khỏe Trung bình Trung bình yếu Yếu
Kết quả khảo sát cho thấy, tình trạng sức khỏe của ngƣời có cơng chủ yếu là trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 63%; lƣợng ngƣời có cơng có tình trạng ở mức khỏe đạt tỷ lệ 17%. Tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở các đối tƣợng là Thƣơng binh có tỷ lệ MSLĐ từ 21% - 40%, điều đó cho thấy mặt bằng chung của NCC tại Quỳnh Văn có tình trạng sức khỏe từ trung bình trở lên. Cịn lại tình trạng sức khỏe yếu chiếm 13%; trung bình yếu chiếm tỷ lệ thấp nhất 7%. Đây là những ngƣời thuộc nhóm đối tƣợng phần lớn là các cán bộ tiền khởi nghĩa, cán bộ lão thành cách mạng và một số thƣơng bệnh binh có tỷ lệ MSLĐ trên 81%.
NCC tự đánh giá sức khỏe của mình trong tình trạng yếu chiếm 13%, những ngƣời chọn đáp án này sức khỏe của họ đang ngày càng giảm, họ hầu nhƣ không thể tham gia lao động sản xuất nhƣ những ngƣời khác chủ yếu là các CBLTCM, cán bộ TKN, thƣơng bệnh binh có tỷ lệ MSLĐ từ 80% trở lên, những thƣơng tật khiến họ càng yếu đi, các hoạt động chăm sóc hàng ngày đều phải có ngƣời giúp đỡ. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Nhà nƣớc và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe y tế thƣờng xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe nên nhìn chung tuổi cao sức yếu nhƣng tình hình sức khỏe của họ phần nào đƣợc ổn định.
“Từ ngày xuất ngũ có kết quả giám định thương tật, tơi bị MSLĐ 41%, tôi bị cụt 1/3 chân trái, tuổi già đã yếu nay càng yếu hơn đi lại khó khăn nên làm gì cũng vất vả”.(PVS, TB, nam 55 tuổi).
NCC với cách mạng ở Quỳnh Văn chiếm tỷ lệ lớn nhất là thƣơng binh, bệnh binh có tỷ lệ MSLĐ chủ yếu là dƣới 80%, những đối tƣợng này tình trạng thƣơng tật, bệnh tật của họ ở mức thấp hơn chủ yếu từ 21 – 40% đối với thƣơng binh và từ 41 – 60% đối với bệnh binh cho nên sức khỏe của họ tuy có giảm nhƣng vẫn cịn ở mức khỏe so với những ngƣời có cơng khác chiếm 7%. Họ vẫn còn khả năng tham gia lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Đây cũng là nguồn động viên của biết bao gia đình chính sách, bởi trong số ít những ngƣời này vẫn có cơng ăn việc làm ổn định.
Bên cạnh đó, chiếm tỷ lệ cao nhất 63% NCC đánh giá sức khỏe mình ở mức trung bình. Đó là những thân nhân liệt sỹ, ngƣời thờ cúng liệt sỹ, và một số thƣơng binh có tỷ lệ MSLĐ ở mức thấp. Bởi, hầu hết họ ít ảnh hƣởng trực tiếp của chiến
tranh, họ khơng có những vết thƣơng thực thể, nhƣng sức khỏe của họ cũng giảm dần theo năm tháng.
Với tình trạng sức khỏe nhƣ vậy khi đƣợc hỏi về chế độ chăm sóc sức khỏe hầu hết NCC Quỳnh Văn đều khẳng định họ có thẻ BHYT giành cho NCC với cách mạng, cũng nhờ có thẻ BHYT mà họ có điều kiện thƣờng xuyên tham gia khám sức khỏe tại các cơ sở trạm y tế phƣờng, bệnh viện hơn. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ ngƣời có cơng tham gia khám chữa bệnh tại cơ sở y tế địa phƣơng là 90%, còn lại 10% là không thƣờng xuyên tham gia. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng 10% khơng thƣờng xun tham gia khám chữa bệnh tại cơ sở y tế địa phƣơng phần lớn là do tâm lý chủ quan của ngƣời có cơng.
“ Tơi có tỷ lệ thương tật 21%, ít ốm đau nên bình thường tơi rất ít đi khám bệnh, thỉnh thoảng nắng mưa trở trời vết thương tái phát tôi mới đi khám lấy thuốc, chứ bệnh nhẹ thì chữa ở nhà cũng được” (PVS, TB, nam 60 tuổi).
Mặt khác, với những vết thƣơng thực thể, tuổi tác cao sức khỏe giảm dần NCC hầu hết đều có tâm lý bất mãn nếu họ cảm thấy mình khơng đƣợc tơn trọng. Do vậy, thái độ chất lƣợng phục vụ của các cán bộ y tế địa phƣơng cũng rất quan trọng.
Biểu đồ 2.2: Thái độ của cán bộ y tế địa phƣơng
(Nguồn: Khảo sát, nghiên cứu)
0 10 20 30 40 50 60
Nhiệt tình Bình thường Thiếu nhiệt tình
60
33.3
6.7
Theo kết quả khảo sát của tác giả cho thấy 6,7% ngƣời có cơng cho rằng thái độ cán bộ y tế xã thiếu nhiệt tình, khi ngƣời có cơng đến trạm y tế hoặc bệnh viện khám thƣờng phải đợi rất lâu và thái độ của một vài y tá chƣa đƣợc tốt. Thƣơng binh Võ Văn Thƣợng tại xóm 8 cho biết, do bị cụt một tay và còn nhiều mảnh đạn trong cơ thể, mỗi khi vết thƣơng tái phát ông thƣờng phải xuống bệnh viện Tỉnh nhƣng thái độ phục vụ ở đấy cũng khơng tốt:
“Người ta cho ít tiền thì được khám, mổ trước, cịn tui thì phải đợi, xếp hàng đến lượt, tui là người có cơng với nước chẳng nhẽ lại không bằng họ, vẫn phải mất tiền ư…!” (PVS, TB, nam 59 tuổi).
Tuy nhiên, tỷ lệ này chiếm rất ít phần lớn ngƣời có cơng đánh giá thái độ nhiệt tình chiếm tỷ lệ lớn nhất 60% và 33% cho rằng bình thƣờng. Bình thƣờng ở đây đƣợc hiểu là có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc nhƣng thiếu sự quan tâm, nhiệt tình.
Sức khỏe NCC nhìn chung đã suy giảm nhiều do thƣơng tật, bệnh tật hay tuổi tác, những vết thƣơng của chiến tranh đã và đang giày xéo về thể xác lẫn tinh thần đối với mỗi thƣơng bệnh binh. Đặc biệt là những ngƣời HĐKC bị nhiễm CĐHH nhƣ trƣờng hợp ông N.V.Q, hàng ngày phải chứng kiến đứa con ngây dại, quằn quoại trong nỗi đau thể xác, cịn nỗi đau nào hơn khi chính bản thân ơng bị nhiễm chất độc hóa học nhƣng ngƣời gánh chịu hậu quả lại là những đứa con thân yêu. “ Tơi mang trong mình chất độc hóa học đã bao nhiêu năm nay, sức khỏe thì ngày một yếu đi, kinh tế gia đình thì khó khăn sinh con ra nhìn con như điên như dại sống như một đứa tâm thần, chỉ sợ rằng lúc tơi khơng cịn nữa khơng biết cuộc đời nó sẽ ra sao?” (PVS,BB, nam 60 tuổi).
Bộ phận những ngƣời có cơng khác mặc dù thƣơng tật, bệnh tật nhẹ hơn nhƣng sức khỏe của họ cũng bị giảm sút do tuổi cao, sức đã yếu lại cịn tình trạng thƣơng tật, bệnh tật do hậu quả chiến tranh để lại nên họ thƣờng xuyên phải chịu những cơn đau mỗi khi trái gió, trở trời. Bởi vậy, để chăm sóc tốt hơn đời sống cho NCC cần phải chú ý đến cơng tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho NCC trên địa bàn xã để họ ổn định sức khỏe ổn định cuộc sống.
Chăm lo cuộc sống cho NCC không chỉ những hỗ trợ về vật chất, tinh thần nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống, giảm bớt khó khăn, mà việc chăm lo sức khỏe cho họ chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện các chƣơng trình chính sách hỗ trợ ngƣời có cơng với cách mạng. Bởi vậy, việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, cũng nhƣ tinh thần, đặc biệt là sức khỏe của Ngƣời có cơng là việc làm địi hỏi sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Từ kết quả trên ta thấy rằng thái độ phục vụ của các cán bộ y tế cấp cơ sở rất quan trọng, vì đây là khâu đầu tiên và cũng là trực tiếp khám và theo dõi, điều trị bệnh cho ngƣời có cơng. Do đó, cần nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác phục vụ và thái độ làm việc của cán bộ y tế địa phƣơng.