Đối tượng khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn lương bằng, huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 45 - 49)

STT Đối tƣợng khảo sát Tổng số Nam Nữ Ghi chú

1 Học sinh 390 275 115

2 Cha mẹ Học sinh 156 60 96

3 Giáo viên THCS 41 33 8

4 Cán bộ QLGD và QLXH 55 38 17

5 Tổng số 642 406 236

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các đối tượng điều tra, học viên xin nêu một số nhận định chung khái quát về một số vấn đề liên quan đến đánh giá thực trạng đạo đức của HS THCS và thực trạng QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để GDĐĐ cho HS THCS trong thời gian qua.

2.2.3. Nhiệm vụ khảo sát.

- Tìm hiểu nhận thức của HS và các bậc phụ huynh về đạo đức và GDĐĐ. - Thống kê và đánh giá thực trạng đạo đức HS, tìm nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng đó.

- Tìm hiểu các biểu hiện do ảnh hưởng của nhà trường với gia đình và xã hội đối với đạo đức của HS và nhận thức về vai trò của việc QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để GDĐĐ của HS có hiệu quả.

- Thăm dị việc QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS.

2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của các đối tƣợng khảo sát.

2.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng đạo đức của học sinh trung học cơ sở ở Thị trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên qua xếp loại những năm gần đây. trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên qua xếp loại những năm gần đây.

2.3.1.1. Tình hình chung

Thực tế là thời gian gần đây, do chúng ta trải qua thời gian dài chương trình GD phổ thơng chỉ tập trung dạy học văn hóa khơng quan tâm đến mặt đạo đức và môn GD công dân gần như bị bỏ quên. Thêm vào đó ảnh hưởng của tác động xã hội như phim ảnh, trò chơi điện tử mang tính bạo lực… làm cho đạo đức của lớp trẻ ngày càng có chiều hướng đi xuống.

Nhiều trường hợp chỉ vì những va chạm nhỏ các HS kéo đến thanh toán nhau bằng dao, HS bị thày cô mắng, quở phạt hoặc trơng thi q khó khơng quay cóp được đã hùng hổ hâm dọa thày cô giáo. Hiện tượng xuống cấp về mặt đạo đức ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng lan nhanh. Những trường nằm trên địa bàn xã có mức độ đơ thị hóa cao, số HS ngang bướng càng nhiều, tình trạng HS nói tục, chửi thề, hút thuốc, trốn học đi chơi, đến lớp không học bài và làm bài khá phổ biến, hành vi đánh nhau xảy ra thường xuyên hơn.

Trong thời gian gần đây, dư luận báo chí đã đưa tin về tình trạng HS đánh nhau. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ đầu năm học 2009- 2010 đến tháng 7 năm 2010, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ HS đánh nhau ở cả

cảnh cáo 1.558 HS và buộc thơi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 HS. Tính bình qn, cứ 11.111 HS thì có 1 em bị buộc kỷ luật thơi học có thời hạn vì đánh nhau [9].

Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên nhân của các vụ việc HS đánh nhau xảy ra nhiều hơn cả là các khu vực đơng dân cư, khu vực có tốc độ đơ thị hóa nhanh. Đồng thời hiện tượng này thường thấy ở các HS cuối cấp THCS và các lớp của cấp THPT. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng HS đánh nhau là xuất phát từ một số lý do sau: bản thân các em HS có những thay đổi về tâm, sinh lý, các em thiếu hiểu biết về những giá trị, đạo lý làm người do hoàn cảnh gia đình khó khăn, hoặc cha mẹ khơng quan tâm đến GD con cái, mơi trường GD xã hội cịn nhiều tiêu cực...

Tại hội thảo các đại biểu là những nhà QLGD cho rằng, để giảm thiểu hiện tượng này, cần tăng cường GDĐĐ cho các em bằng các hoạt động tập thể sinh động, bổ ích; Tăng cường vai trị của GVCN; Góp ý, nhắc nhở các bậc phụ huynh có những suy nghĩ lệch lạc trong cách quan tâm, GD con cái trong gia đình.

Bên cạnh đó, thắt chặt QL Internet và các trị chơi điện tử. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ của nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ, lối sống và văn hóa cho các em sẽ góp phần quan trọng ngăn chặn được hiện tượng tiêu cực.

Bản thân phụ huynh, là người không chỉ sinh thành ra các em mà phải là những người “thày, cô giáo” đầu tiên dạy các em biết làm người, phải là những công dân tốt. Muốn vậy phải biết phối hợp với thầy, cô giáo để hàng ngày dù ở nhà hay đi làm cách xa môi trường học tập của các em hàng chục thậm chí là hàng trăm cây số chúng ta vẫn nắm rõ quá trình GD, rèn luyện của các em.

2.3.1.2. Tình hình đạo đức của học sinh trung học cơ s ở Thị trấn Lương Bằng - Kim động - Hưng Yên qua xếp loại hạnh kiểm những năm gần đây.

Nhìn chung trường THCS Thị trấn Lương Bằng đã đề ra được những biện pháp thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình nâng cao chất lượng GD tồn diện, từ đó đã ngăn chặn được sự xuống cấp về nhiều mặt, chất lượng và hiệu quả của GD đã được nâng lên.

Việc đánh giá kết quả GDĐĐ là việc làm rất khó khăn, địi hỏi rất nhiều thời gian và công sức bởi đạo đức của con người thể hiện trên các phương diện nhận thức, thái độ hành vi... Ở đây tác giả khảo sát tình hình đạo đức của HS thơng qua sự đánh giá của GVCN, kết quả GDĐĐ của nhà trường và của CMHS. Đánh giá thông qua kết quả xếp loại đạo đức của nhà trường hàng năm dựa vào các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, trường THCS Thị trấn Lương Bằng đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc xếp loại đạo đức HS trong từng năm học và kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại đạo đức của trường THCS Thị trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2009-2010

Năm học Số HS Xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu Trên Trung bình SL % SL % SL % SL % SL % 2005-2006 673 435 64,6 167 24,8 55 8,2 16 2,4 657 97,6 2006-2007 631 422 66,9 155 24,6 46 7,3 8 1,2 623 98,8 2007-2008 600 402 67,0 151 25,2 36 6,0 11 1,8 589 98,2 2008-2009 550 395 71,8 117 21,3 34 6,2 4 0,7 546 99,3 2009-2010 526 389 74,0 113 21,4 19 3,6 5 1,0 521 99,0

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 - 2010 Trường THCS Thị trấn Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên.

Qua bảng số liệu thống kê 2.2 chúng ta thấy:

Trong 5 năm học từ năm 2006 - 2010, đa số HS trường THCS Thị trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên có hạnh kiểm là khá, tốt, tuy nhiên trong cả 5 năm học đều có HS xếp loại trung bình và yếu. Mặc dù, số HS có hạnh kiểm xếp loại trung bình và yếu có chiều hướng giảm nhưng đây vẫn là vấn đề cần quan tâm. Những HS xếp loại đạo đức trung bình và yếu thơng thường là những HS xếp loại học lực yếu kém.

Để hiểu được suy nghĩ của các em về vấn đề đạo đức và GDĐĐ chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 390 HS trong trường và đã có kết quả như sau:

2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục đạo đức qua tự đánh giá của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn lương bằng, huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)