Khảo nghiệm tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn lương bằng, huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 108 - 113)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp

Để kiểm chứng các biện pháp và tính khả thi đã nêu trên chúng tơi tiến hành chưng cầu ý kiến của các đối tượng sau:

Bảng 3.1: Đối tượng khảo nghiệm

STT Đối tƣợng khảo nghiệm Tổng

số Nam Nữ Ghi chú 1 Cán bộ QL GD 5 2 3 2 Giáo viên 30 9 21 3 Cán bộ QL địa phương 15 10 5 4 PHHS 75 50 25 5 HS 80 40 40 6 Tổng cộng 205 111 94

Đối tượng khảo nghiệm đều là những người liên đới trực tiếp đến sự phối hợp GD giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Họ đều là chủ thể và khách thể trong hoạt động QL GDĐĐ trong nhà trường THCS.

Các biện pháp được khảo nghiệm:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phối hợp theo yêu cầu của GDĐĐ cho HS THCS.

Biện pháp 2: Xây dựng mạng lưới cán bộ quản lý chỉ đạo tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Biện pháp 3: Cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nhận thức và năng lực cho các chủ thể tham gia

Biện pháp 5: Đa dạng hố các loại hình hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THCS.

Biện pháp 6: Tổ chức trao đổi thơng tin giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong quá trình GDĐĐ cho HS.

Biện pháp 7: Thường xuyên kiểm tra đánh giá, xây dựng điển hình, tạo ra phong trào rèn luyện của HS và chăm sóc GD của tồn xã hội.

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm các biện pháp GDĐĐ cho HS.

Các biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Ghi chú Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Lƣỡng lự Rất khả thi Khả thi Không khả thi Lƣỡng lự Biện pháp 1 33 60 6 1 32 60 2 6 Biện pháp 2 30 59 3.7 7.3 27 58 8 7 Biện pháp 3 28 57 9 6 27 58 8 7 Biện pháp 4 31 59,5 5 4.5 30 59 7 4 Biện pháp 5 26 54 16 4 25 56 10 9 Biện pháp 6 22 51 19 8 22 45 15 18 Biện pháp 7 23 53 15 9 20 51 13 16

- Về tính cần thiết của các biện pháp:

Biểu đồ 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết GDĐĐ cho HS

Qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 và biểu đồ so sánh trên cho thấy hầu hết các biện pháp đưa ra đều rất cần thiết. Trong đó biện pháp 1 – Xây dựng kế hoạch phối hợp theo yêu cầu của GDĐĐ cho HS xếp thứ nhất, biện pháp 4 xếp thứ 2, biện pháp 2 xếp thứ 3, biện pháp 3 xếp thứ 4 và biện pháp 5 xếp thứ 5.

Tuy nhiên, một số giáo viên còn băn khoăn ở biện pháp 6: việc tổ chức trao đổi thơng tin giữa nhà trường với gia đình và xã hội là trách nhiệm của nhà trường mà trực tiếp là GVCN, để đánh giá hạnh kiểm của HS cuối kì và cuối năm, khơng cần thiết phải đặt ra với PHHS và các tổ chức ngoài xã hội và họ cũng có ít điều kiện để thực hiện thường xuyên.

Có 9% ý kiến băn khoăn về biện pháp 7: tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm về công tác phối hợp các LLGD trong q trình GDĐĐ vì cho rằng có cũng được, khơng có cũng chẳng sao, sau mỡi học kì việc đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm đã thể hiện rất rõ trong báo cáo của nhà trường đều đã phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến hai mặt đó rồi, khơng nhất thiết phải tổ chức đánh giá GD với quy mô như vậy.

- Tính khả thi của các biện pháp:

0 10 20 30 40 50 .60 70 Biện

pháp 1 pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Biện

Rất cần thiếtt Cần thiếtt Không cần thiết Lưỡng lự

Biểu đồ 3.2.2 Khảo nghiệm tính khả thi GDĐĐ cho HS

Qua bảng kết quả khảo sát ở bảng 3.2 và biểu đồ trên chúng tôi thấy: biện pháp 1, 2, 3,4 và 5 có nhiều ý kiến khẳng định thực hiện được. Trong đó biện pháp 1 đứng thứ nhất, biện pháp 4 đứng thứ 2, biện pháp 2 và 3 đứng thứ 3, biện pháp 5 đứng thứ 5. Cả 5 biện pháp này, ý kiến của cán bộ QL và giáo viên cho rằng phần thực hiện chủ yếu ở phía nhà trường nên sẽ dễ thành công và đạt kết quả mong muốn; chẳng hạn như việc tuyên truyền GD để nâng cao nhận thức cho GV, việc xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng đều do nhà trường chủ động thực hiện . Biện pháp 6 và 7 ý kiến khẳng định thực hiện được cũng rất cao. Biện pháp 6 có một số ý kiến lưỡng lự cho rằng không thực hiện được nhất là ý kiến PHHS. Vì việc tổ chức trao đổi thơng tin giữa nhà trường với gia đình và xã hội là rất khó, phạm vi hoạt động khá rộng, nhiều em học trái tuyến... Trong khi đó về phía gia đình cha mẹ các em phần vì bận làm ăn, phần lại bận cơng tác, có những PHHS thường xuyên vắng nhà nên việc nắm bắt tình hình của con em mình khơng được thường xuyên, chính xác và thiếu cụ thể. Chính vì vậy nhiều trường hợp con em chơi bời lêu lổng, bỏ học giao du với bạn bè xấu từ lâu mà gia đình khơng biết, khi phát hiện ra thì việc GD hầu như gặp rất nhiều khó khăn. Đây là một thực tế, một thách thức rất lớn đối với các bậc phụ huynh hiện nay và đối với toàn xã hội”.

0 10 20 30 40 50 60 70 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Rất khả thi Khả thi Không khả thi Lưỡng lự?

Biện pháp 7 có ý kiến lưỡng lự vì cho rằng vấn đề quan trọng là tổ chức thực hiện trong thực tế để tạo nên sự gắn bó hữu cơ có tính nội lực giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường cũng tác động đến HS một cách thường xuyên, thống nhất, tạo nên hiệu quả GD đạo đức cao hơn, còn vấn đề tổng kết đánh giá chưa phải là quan trọng.

Như vậy, cho dù đánh giá về tính cấp thiết về tính khả thi của các biện pháp là khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các ý kiến đều cho rằng 7 biện pháp trên là cần thiết và khả thi trong quá trình thực hiện. Trong trường THCS đứng đầu là Hiệu trưởng cần có sự chủ động vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường để chỉ đạo và phối hợp tốt các lực lượng trong và ngồi nhà trường tham gia q trình GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả ngày càng cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, tồn dân. Chính vì vậy các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đồn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ kết hợp với nhà trường để GDĐĐ cho HS. Từ những kết quả kiểm chứng trên, tác giả có thể kết luận: Những biện pháp tổ chức QL GDĐĐ cho HS THCS trên địa bàn thị trấn Lương Bằng mà tác giả đề xuất hồn tồn có thể áp dụng được trong điều kiện về kinh tế, xã hội hiện nay và phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận các đối tượng tham gia vào hoạt động phối hợp các lực lượng GDĐĐ cho HS. Các biện pháp trên đã được đa số các lực lượng phối hợp GDĐĐ và đa số HS tán thành. Các biện pháp trên hồn tồn cần thiết và có tính khả thi cao. Việc thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống, đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong cơng tác tổ chức QL GDĐĐ cho HS, góp phần nâng cao chất lượng GD của HS trên địa bàn thị trấn Lương Bằng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ̣

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn lương bằng, huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)