Quản lý thống nhất cách thức của sự phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn lương bằng, huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.3. Quản lý thống nhất cách thức của sự phối hợp

Chúng ta có thể tiến hành GDĐĐ cho HS bằng nhiều cách thức khác nhau như: - Giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn: những kiến thức có liên quan đến giá trị, thái độ và cách ứng xử,hành vi đạo đức trong xã hội. Thông qua các hoạt động học tập, chất lượng học tập ngày càng được nâng cao, HS không những tiếp thu hệ thống các giá trị mà cịn góp phần sáng tạo ra những giá trị mới...

- Giáo dục đạo đức thơng qua hoạt động GD ngồi giờ lên lớp: Khi tham gia các hoạt động của tổ chức Đồn, Đội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao... HS sẽ nâng cao tính tập thể, tinh thần cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tạo bầu khơng khí vui tươi, phấn chấn, gắn bó với tập thể. Cũng thơng qua môi trường tập thể sẽ giúp cá nhân tự điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc của cá

nhân, giúp cho HS hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân, biết giới hạn và thỏa mãn nhu cầu chính đáng của bản thân.

- Giáo dục đạo đức thông qua tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện đạo đức nhân cách. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến phẩm chất đạo đức của mỡi HS. Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỡi cá nhân là một q trình lâu dài và phức tạp. Trong đó các tác động bên ngoài và những động lực bên trong thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trị của mỡi yếu tố thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của mỗi con người.

Có thể khẳng định, sự hình thành đạo đức của HS do ảnh hưởng của các tác động bên ngoài mà trước hết là do tác động của GD nhà trường, của tập thể, của gia đình và sẽ dần dần chuyển thành tự GD của chủ thể HS mà trong đó tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách đạo đức là yếu tố cơ bản.

1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý sự phối hợp.

1.6.1. Ảnh hưởng của gia đình.

Khơng ai có thể phủ nhận thực tế gia đình là nền tảng cơ bản ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách của HS, gia đình là nơi sinh ra và ni dưỡng HS. Môi trường GD của gia đình rất quan trọng, bởi vì đây là môi trường đầu tiên mà HS tiếp xúc và tiếp xúc rất thường xuyên. Nếu ở lứa tuổi trẻ thơ gia đình GD đúng hướng sẽ giúp trẻ sớm trở thành những công dân hữu ích cho xã hội và ngược lại trong mơi trường gia đình bất hịa, cha mẹ khơng quan tâm GD con cái sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý phát triển nhân cách của HS.

Khi đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phát triển nhân cách của HS, người ta thường nhắc đến ba nhân tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Khơng phải ngẫu nhiên mà mơi trường gia đình được nhắc đến đầu tiên vì gia đình là cái nơi của sự hình thành và phát triển nhân cách.

Hình thức GD sâu sắc nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân cách là GD trong gia đình. Vì mỡi con người đều sinh ra, lớn lên trong một mơi trường gia đình cụ thể, việc GD của gia đình bắt đầu từ lúc sinh ra cho đến cuối đời. Vai trò

của ông bà, cha mẹ, anh chị em, và những người thân khác trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách các em.

Trong gia đình, cha mẹ phải ln nêu gương tốt cho các con về mọi mặt và luôn giành tình yêu thương cho con. Tuy vậy, bố mẹ cũng không nên quá chiều, làm theo mọi ý muốn của đứa trẻ.

Phụ huynh cần động viên, khuyến khích khi con làm việc tốt đồng thời nghiêm khắc phê bình, giải thích khi con cái trong gia đình có sai lầm, khuyết điểm. Phụ huynh khơng nên khốn trắng việc GDĐĐ HS cho nhà trường mà phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác QLGD nhằm giúp HS rèn luyện và phát triển nhân cách. Thường xuyên liên hệ với GVCN, BGH nhà trường cung cấp những thông tin về hoạt động, rèn luyện của HS ở nhà, trên cơ sở đó nhà trường với gia đình bàn bạc biện pháp giải quyết những khó khăn.

1.6.2. Ảnh hưởng của nhà trường đến sự phối hợp các lực lượng xã hội.

Nhà trường là một thiết chế xã hội, có chức năng tổ chức GD thực hiện những yêu cầu của xã hội đối với mỗi người, trước hết là thế hệ HS, sinh viên nhằm thực hiện “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế” để họ trở thành những con người tồn diện, biết sống và biết tơn trọng người khác.

Khơng ai có thể phủ nhận được vai trị đặc biệt quan trọng của nhà trường trong GDĐĐ cho HS. Đặc biệt quan trọng khi xã hội có những định hướng giá trị mới như giai đoạn hiện nay. Nhờ có GD nhà trường mà HS được trang bị một cách hệ thống kiến thức về các lĩnh vực của tri thức loài người, đồng thời GD nhà trường là người tổ chức khoa học, hệ thống sự phát triển về thể chất, thẩm mỹ, định hướng những giá trị đạo đức, tư tưởng, chính trị, hình thành xúc cảm, tình cảm, niềm tin ở các thế hệ HS.

Trong sự nghiệp đổi mới GD ở thời kỳ CNH, HĐH, GD nhà trường trước hết là tổ chức phát triển, GD thế hệ trẻ phát triển toàn diện, trở thành những người đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất thực hiện thành cơng sự nghiệp CNH, HĐH.

Giáo dục nhà trường còn phải là người tập hợp, tổ chức, tuyên truyền phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội khác... để cùng xây dựng môi trường lành mạnh, phát huy tối đa tiềm năng mọi mặt của xã hội. Để thực hiện mục tiêu GD của xã hội, trước hết là mục tiêu GDĐĐ.

Đối với HS THCS, kết quả của công tác GDĐĐ còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thày, tấm gương đạo đức của người thày sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em. Công tác GDĐĐ cho HS chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các LLGD: nhà trường với gia đình và xã hội.

Tóm lại, nhà trường phải là người tổ chức, cố vấn, tư vấn về mọi mặt cho các tổ chức xã hội và gia đình để tạo ra sự thống nhất, đồng thuận về nhận thức, hành động thực hiện mục tiêu, nội dung, kế hoạch GDĐĐ cho HS thời kỳ CNH, HĐH.

Tiểu kết chƣơng 1.

Đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt, có vai trị cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người thì sự hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của xã hội là vấn đề cốt lõi cơ bản. Đạo đức, đặc biệt là ở đối tượng HS THCS khơng phải hình thành một cách tự nhiên mà phải thơng qua q trình GD. Có thể khẳng định rằng GDĐĐ cho HS nói chung và HS THCS nói riêng là một bộ phận quan trọng có tính nền tảng của GD trong nhà trường. Mục tiêu của GDĐĐ là hình thành những phẩm chất đạo đức mới cho HS trên cơ sở có nhận thức về tình cảm, thái độ,hành vi đạo đức mới. Nội dung của GDĐĐ góp phần hướng tới sự phát triển con người, phát triển nhân cách của từng cá nhân đáp ứng yêu cầu đặt ra từ phía xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu và nội dung GDĐĐ thì mỡi trường học phải áp dụng hệ thống các phương pháp GDĐĐ thích hợp.

Giáo dục đạo đức trong trường THCS là một bộ phận quan trọng trong q trình GD tổng thể, có quan hệ biện chứng với các bộ phận: Đức - Trí - Lao - Thể - Mỹ giúp HS hình thành và phát triển nhân cách một cách tồn diện.

Cơng tác GDĐĐ cho HS THCS trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các LLGD phải nắm vững những định hướng vì mục tiêu, nội dung, phương pháp GD, đặc biệt là nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi HS THCS, lứa tuổi đang có những bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển nhân cách, nhưng cũng gây khơng ít khó khăn trong cơng tác GD.

Giáo dục đạo đức cho HS THCS là việc làm của toàn xã hội, kết hợp chặt chẽ của ba LLGD. Sự tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội là nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự thành công của cơng tác GD nói chung, GDĐĐ nói riêng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP

GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỢI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN LƢƠNG

BẰNG HUYỆN KIM ĐỢNG, TỈNH HƢNG N

2.1. Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tại Thị trấn Lƣơng Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên.

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội.

Kim Động là một huyện thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, là một huyện mới được tái lập từ năm 1995, được tách ra từ huyện Kim Thi cũ, có vị trí địa lý, thuận lợi cả đường thuỷ và đường bộ; có lợi thế về tài nguyên đất đai màu mỡ, phù hợp với giống lúa cao sản, cây thực phẩm, cây ăn quả đặc sản và thu hút các dự án đầu tư phát triển cơng nghiệp.

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 11.465,5 ha, đất đã sử dụng 10.167 ha (88,67%).

Dân số huyện Kim Động (thống kê tháng 6/2009) có 123.700 người. Mật độ dân số là 1.083 người/km2. Dân số phân bổ không đều, các xã vùng ngoài đê mật độ thấp nhất và tăng dần theo hướng Tây đến Tây nam và Nam cao nhất là Huyện lỵ Kim Động (Thị trấn Lương Bằng).

Kim Động trong những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế bình quân cao, từ năm 2005 - 2010 tốc độ phát triển kinh tế đạt 12%/năm. Cơ cấu kinh tế có mức chuyển dịch mạnh, năm 2010 tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại chiếm 66% (từ năm 2005-2010 có 39 doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn). Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,5 triệu đồng/người/năm (gấp 2,9 lần so với năm 2005).

2.1.2. Về môi trường giáo dục.

Thị trấn Lương Bằng là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Kim Động, trong 5 năm qua GD của Thị trấn tiếp tục được phát triển, đội ngũ giáo viên và cán bộ QL về cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn, tỉ lệ trên chuẩn tăng, chất lượng

GD được nâng lên, tỉ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ đạt 70%, trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, HS tiểu học lên lớp đạt 100%, HS THCS tốt nghiệp đạt 98,3%, HS THCS thi đỗ vào lớp 10 các trường công lập đạt 68%, HS tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng. Năm 2006: 37 em, Năm 2009: 70 em, chất lượng GD đại trà được nâng lên, chất lượng GD mũi nhọn có nhiều tiến bộ, số HS giỏi các năm đều tăng, trong 5 năm trường Tiểu học Thị trấn Lương Bằng có 15 HS giỏi cấp tỉnh, 41 HS giỏi cấp Huyện, Trường THCS có 18 HS giỏi cấp tỉnh, 85 HS giỏi cấp huyện. Đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp đều tăng, trường Mầm non có 06 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, trường Tiểu học có 01 giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia, 03 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, 18 giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, trường THCS có 02 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, 24 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cơng tác xã hội hóa GD ngày càng được đẩy mạnh. Hàng năm, Thị trấn đã vận động và trích qũy khuyến học khen thưởng HS giỏi, HS nghèo vượt khó của 3 trường trên Thị trấn (Trường mầm non, tiểu học và THCS) với số tiền trên 10 triệu đồng. Hàng năm 3 trường đều giữ vững danh hiệu đơn vị tiên tiến, xuất sắc của tỉnh, cả 3 trường đều đạt chuẩn quốc gia.

Vấn đề phối hợp GD giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhìn chung có nhiều chuyển biến tốt. PHHS quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình, tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế.

Tóm lại: Thời gian vừa qua trong hồn cảnh xã hội có nhiều biến động phức tạp, song GD của Thị trấn Lương Bằng vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Một trong những đóng góp vào kết quả đó là sự đóng góp của Trường THCS Thị trấn Lương Bằng với nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Việc chăm lo xây dựng đội ngũ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Việc xây dựng trường sở, trang thiết bị GD được đẩy mạnh, công tác thanh tra, kiểm tra, thông tin, QL, thi đua... có nhiều đổi mới.

2.2. Giới thiệu việc tổ chức nghiên cứu thực trạng.

2.2.1. Mục tiêu của khảo sát.

Mục tiêu chính của khảo sát nhằm cung cấp thơng tin tồn diện về tình hình phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS của trường THCS Thị trấn Lương Bằng, từ đó có thể đưa ra các biện pháp về mặt QL GD để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS đáp ứng được mục tiêu của GD.

2.2.2. Đối tượng của khảo sát.

- Địa bàn khảo sát thuộc Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên.

- Để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng, đề tài đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi (anket) đối tượng tại địa bàn Thị trấn Lương Bằng với các thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến QL sự phối hợp công tác GDĐĐ cho HS THCS bao gồm 390 HS thuộc khối 6, 7, 8 và 9 trên tổng số 525 HS của trường, 156 PHHS, 41 giáo viên của trường và 55 cán bộ QL của nhà trường và trên địa bàn (cán bộ lãnh đạo các ban ngành của Thị trấn).

Bảng 2.1: Đối tượng khảo sát thực trạng

STT Đối tƣợng khảo sát Tổng số Nam Nữ Ghi chú

1 Học sinh 390 275 115

2 Cha mẹ Học sinh 156 60 96

3 Giáo viên THCS 41 33 8

4 Cán bộ QLGD và QLXH 55 38 17

5 Tổng số 642 406 236

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các đối tượng điều tra, học viên xin nêu một số nhận định chung khái quát về một số vấn đề liên quan đến đánh giá thực trạng đạo đức của HS THCS và thực trạng QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để GDĐĐ cho HS THCS trong thời gian qua.

2.2.3. Nhiệm vụ khảo sát.

- Tìm hiểu nhận thức của HS và các bậc phụ huynh về đạo đức và GDĐĐ. - Thống kê và đánh giá thực trạng đạo đức HS, tìm nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng đó.

- Tìm hiểu các biểu hiện do ảnh hưởng của nhà trường với gia đình và xã hội đối với đạo đức của HS và nhận thức về vai trò của việc QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để GDĐĐ của HS có hiệu quả.

- Thăm dò việc QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS.

2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của các đối tƣợng khảo sát.

2.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng đạo đức của học sinh trung học cơ sở ở Thị trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên qua xếp loại những năm gần đây. trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên qua xếp loại những năm gần đây.

2.3.1.1. Tình hình chung

Thực tế là thời gian gần đây, do chúng ta trải qua thời gian dài chương trình GD phổ thơng chỉ tập trung dạy học văn hóa khơng quan tâm đến mặt đạo đức và mơn GD công dân gần như bị bỏ quên. Thêm vào đó ảnh hưởng của tác động xã hội như phim ảnh, trị chơi điện tử mang tính bạo lực… làm cho đạo đức của lớp trẻ ngày càng có chiều hướng đi xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn lương bằng, huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)