Giới thiệu việc tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn lương bằng, huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 45)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Giới thiệu việc tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục tiêu của khảo sát.

Mục tiêu chính của khảo sát nhằm cung cấp thơng tin tồn diện về tình hình phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS của trường THCS Thị trấn Lương Bằng, từ đó có thể đưa ra các biện pháp về mặt QL GD để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS đáp ứng được mục tiêu của GD.

2.2.2. Đối tượng của khảo sát.

- Địa bàn khảo sát thuộc Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên.

- Để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng, đề tài đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi (anket) đối tượng tại địa bàn Thị trấn Lương Bằng với các thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến QL sự phối hợp công tác GDĐĐ cho HS THCS bao gồm 390 HS thuộc khối 6, 7, 8 và 9 trên tổng số 525 HS của trường, 156 PHHS, 41 giáo viên của trường và 55 cán bộ QL của nhà trường và trên địa bàn (cán bộ lãnh đạo các ban ngành của Thị trấn).

Bảng 2.1: Đối tượng khảo sát thực trạng

STT Đối tƣợng khảo sát Tổng số Nam Nữ Ghi chú

1 Học sinh 390 275 115

2 Cha mẹ Học sinh 156 60 96

3 Giáo viên THCS 41 33 8

4 Cán bộ QLGD và QLXH 55 38 17

5 Tổng số 642 406 236

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các đối tượng điều tra, học viên xin nêu một số nhận định chung khái quát về một số vấn đề liên quan đến đánh giá thực trạng đạo đức của HS THCS và thực trạng QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để GDĐĐ cho HS THCS trong thời gian qua.

2.2.3. Nhiệm vụ khảo sát.

- Tìm hiểu nhận thức của HS và các bậc phụ huynh về đạo đức và GDĐĐ. - Thống kê và đánh giá thực trạng đạo đức HS, tìm nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng đó.

- Tìm hiểu các biểu hiện do ảnh hưởng của nhà trường với gia đình và xã hội đối với đạo đức của HS và nhận thức về vai trò của việc QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để GDĐĐ của HS có hiệu quả.

- Thăm dò việc QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS.

2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của các đối tƣợng khảo sát.

2.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng đạo đức của học sinh trung học cơ sở ở Thị trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên qua xếp loại những năm gần đây. trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên qua xếp loại những năm gần đây.

2.3.1.1. Tình hình chung

Thực tế là thời gian gần đây, do chúng ta trải qua thời gian dài chương trình GD phổ thơng chỉ tập trung dạy học văn hóa khơng quan tâm đến mặt đạo đức và môn GD công dân gần như bị bỏ quên. Thêm vào đó ảnh hưởng của tác động xã hội như phim ảnh, trị chơi điện tử mang tính bạo lực… làm cho đạo đức của lớp trẻ ngày càng có chiều hướng đi xuống.

Nhiều trường hợp chỉ vì những va chạm nhỏ các HS kéo đến thanh tốn nhau bằng dao, HS bị thày cơ mắng, quở phạt hoặc trơng thi q khó khơng quay cóp được đã hùng hổ hâm dọa thày cô giáo. Hiện tượng xuống cấp về mặt đạo đức ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng lan nhanh. Những trường nằm trên địa bàn xã có mức độ đơ thị hóa cao, số HS ngang bướng càng nhiều, tình trạng HS nói tục, chửi thề, hút thuốc, trốn học đi chơi, đến lớp không học bài và làm bài khá phổ biến, hành vi đánh nhau xảy ra thường xuyên hơn.

Trong thời gian gần đây, dư luận báo chí đã đưa tin về tình trạng HS đánh nhau. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ đầu năm học 2009- 2010 đến tháng 7 năm 2010, cả nước đã xảy ra 1.598 vụ HS đánh nhau ở cả

cảnh cáo 1.558 HS và buộc thơi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) tới 735 HS. Tính bình qn, cứ 11.111 HS thì có 1 em bị buộc kỷ luật thơi học có thời hạn vì đánh nhau [9].

Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên nhân của các vụ việc HS đánh nhau xảy ra nhiều hơn cả là các khu vực đơng dân cư, khu vực có tốc độ đơ thị hóa nhanh. Đồng thời hiện tượng này thường thấy ở các HS cuối cấp THCS và các lớp của cấp THPT. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng HS đánh nhau là xuất phát từ một số lý do sau: bản thân các em HS có những thay đổi về tâm, sinh lý, các em thiếu hiểu biết về những giá trị, đạo lý làm người do hồn cảnh gia đình khó khăn, hoặc cha mẹ không quan tâm đến GD con cái, môi trường GD xã hội còn nhiều tiêu cực...

Tại hội thảo các đại biểu là những nhà QLGD cho rằng, để giảm thiểu hiện tượng này, cần tăng cường GDĐĐ cho các em bằng các hoạt động tập thể sinh động, bổ ích; Tăng cường vai trị của GVCN; Góp ý, nhắc nhở các bậc phụ huynh có những suy nghĩ lệch lạc trong cách quan tâm, GD con cái trong gia đình.

Bên cạnh đó, thắt chặt QL Internet và các trò chơi điện tử. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ của nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ, lối sống và văn hóa cho các em sẽ góp phần quan trọng ngăn chặn được hiện tượng tiêu cực.

Bản thân phụ huynh, là người không chỉ sinh thành ra các em mà phải là những người “thày, cô giáo” đầu tiên dạy các em biết làm người, phải là những công dân tốt. Muốn vậy phải biết phối hợp với thầy, cô giáo để hàng ngày dù ở nhà hay đi làm cách xa môi trường học tập của các em hàng chục thậm chí là hàng trăm cây số chúng ta vẫn nắm rõ quá trình GD, rèn luyện của các em.

2.3.1.2. Tình hình đạo đức của học sinh trung học cơ s ở Thị trấn Lương Bằng - Kim động - Hưng Yên qua xếp loại hạnh kiểm những năm gần đây.

Nhìn chung trường THCS Thị trấn Lương Bằng đã đề ra được những biện pháp thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình nâng cao chất lượng GD tồn diện, từ đó đã ngăn chặn được sự xuống cấp về nhiều mặt, chất lượng và hiệu quả của GD đã được nâng lên.

Việc đánh giá kết quả GDĐĐ là việc làm rất khó khăn, địi hỏi rất nhiều thời gian và công sức bởi đạo đức của con người thể hiện trên các phương diện nhận thức, thái độ hành vi... Ở đây tác giả khảo sát tình hình đạo đức của HS thông qua sự đánh giá của GVCN, kết quả GDĐĐ của nhà trường và của CMHS. Đánh giá thông qua kết quả xếp loại đạo đức của nhà trường hàng năm dựa vào các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, trường THCS Thị trấn Lương Bằng đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc xếp loại đạo đức HS trong từng năm học và kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại đạo đức của trường THCS Thị trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2009-2010

Năm học Số HS Xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu Trên Trung bình SL % SL % SL % SL % SL % 2005-2006 673 435 64,6 167 24,8 55 8,2 16 2,4 657 97,6 2006-2007 631 422 66,9 155 24,6 46 7,3 8 1,2 623 98,8 2007-2008 600 402 67,0 151 25,2 36 6,0 11 1,8 589 98,2 2008-2009 550 395 71,8 117 21,3 34 6,2 4 0,7 546 99,3 2009-2010 526 389 74,0 113 21,4 19 3,6 5 1,0 521 99,0

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 - 2010 Trường THCS Thị trấn Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên.

Qua bảng số liệu thống kê 2.2 chúng ta thấy:

Trong 5 năm học từ năm 2006 - 2010, đa số HS trường THCS Thị trấn Lương Bằng - Kim Động - Hưng Yên có hạnh kiểm là khá, tốt, tuy nhiên trong cả 5 năm học đều có HS xếp loại trung bình và yếu. Mặc dù, số HS có hạnh kiểm xếp loại trung bình và yếu có chiều hướng giảm nhưng đây vẫn là vấn đề cần quan tâm. Những HS xếp loại đạo đức trung bình và yếu thơng thường là những HS xếp loại học lực yếu kém.

Để hiểu được suy nghĩ của các em về vấn đề đạo đức và GDĐĐ chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 390 HS trong trường và đã có kết quả như sau:

2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục đạo đức qua tự đánh giá của học sinh.

Bảng 2.3: Ý kiến của HS về sự cần thiết của giáo dục đạo đức

Sự cần thiết của GDĐĐ trong HS THCS Số ý kiến Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết 286 73,3

Cần thiết 72 18.5

Có cũng được khơng có cũng được 32 8.2

Khơng cần thiết 0 0

Qua bảng 2.3 cho thấy phần lớn các em HS đều có nhận thức về GDĐĐ trong nhà trường, có đến 73,3% số HS cho rằng GDĐĐ là rất cần thiết, chỉ có 8.2% số HS trả lời là có cũng được khơng có cũng được. Có lẽ đây là những HS hư, thiếu nhân cách và là đối tượng mà chúng ta phải quan tâm.

Bảng 2.4. Nhận thức của HS về phẩm chất đạo đức cần được giáo dục trong trường THCS (khảo sát 390 HS).

STT Nội dung phẩm chất Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng

1. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và thày cô 309 64 17

2. Tính siêng năng, cần cù chăm chỉ, có động cơ học tập đúng đắn

257 103 30

3. Ý thức về độc lập dân tộc và CNXH 244 116 30

4. Dũng cảm, dám tố cáo hành vi sai trái 214 168 8

5. Tinh thần vượt khó trong học tập 205 96 89

6. Đoàn kết thương yêu, giúp đỡ bạn bè 196 101 93

7. Ý thức kỷ luật 188 195 7

8. Tiết kiệm tiền của, thời gian 186 194 10

10. Lòng tự trọng và trung thực trong học tập 174 195 21

11. Lối sống có văn hóa 169 115 106

12. Tính khiêm tốn, khả năng kiềm chế 143 93 154

13. Ý thức bảo vệ của công 101 103 186

14. Tham gia công tác từ thiện nhân đạo 95 165 130

15. Tham gia các hoạt động tập thể, xã hội 66 165 159

Trong các phẩm chất đạo đức mà chúng ta đã nêu, phần lớn các em đều cho rằng rất quan trọng. Như vậy các em HS có nhận thức đúng về các giá trị GDĐĐ ở nhà trường. Trong đó có những đức tính như: siêng năng, cần cù, chăm chỉ, có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tập, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và thày cô được các em quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, một số phẩm chất như bảo vệ của công, sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động xã hội, tham gia công việc từ thiện nhân đạo, đức tính khiêm tốn, khả năng tự kiềm chế thì HS ít quan tâm. Từ kết quả khảo sát trên ta thấy nhà trường đã chú trọng đến việc GD cho HS những phẩm chất có tính truyền thống, nhưng chưa tồn diện, đặc biệt là những phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống, đối với xã hội, với cơng việc tập thể.

Để tìm hiểu thực trạng về nhận thức và thái độ của học sinh về vai trị, vị trí đạo đức và GDĐĐ trong nhà trường chúng tôi tiếp tục điều tra và có kết quả ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Ý kiến của HS về vị trí đạo đức và GDĐĐ cho HS THCS (khảo sát 390 HS). (khảo sát 390 HS). STT Vị trí đạo đức - GDĐĐ Thái độ Đồng ý Không đồng ý Phân vân 1 Trong mỗi con người phải coi trọng cả tài lẫn đức 347 31 12 2 Mỡi người phải cố gắng học tập để có đạo đức 335 31 24 3 Mỗi người phải cố gắng học tập để thành tài 304 50 36 4 GDĐĐ là trách nhiệm của GVCN 237 142 11

6 Trong mỗi con người thì đạo đức quan trọng hơn tài năng

218 121 51

7 Trong mỡi con người thì tài năng quan trọng hơn đạo đức

206 117 67

8 GDĐĐ chỉ có trong mơn giáo dục cơng dân 214 94 82 9 GDĐĐ khơng có trong các mơn khoa học tự nhiên 214 113 63 10 GDĐĐ là nhiệm vụ của gia đình 195 175 20 11 GDĐĐ khơng có trong các hoạt động tham

quan, du lịch

121 183 86

12 GDĐĐ khơng có trong các ngày lễ hội 113 215 62 13 GDĐĐ không phải là trách nhiệm của GV bộ môn 101 210 79 14 GDĐĐ khơng có trong các hoạt động văn

nghệ, thể dục – thể thao

98 276 16

15 GDĐĐ khơng phải là nhiệm vụ chính của nhà trường

3 336 51

16 GDĐĐ khơng có trong sinh hoạt Đồn, Đội 10 378 2 Từ số liệu khảo sát thực trạng được thống kê ở bảng trên ta thấy:

Có đến 206 HS (trên 50%) cho rằng tài năng quan trọng hơn đạo đức, có 237 HS (trên 60%) cho rằng GDĐĐ là trách nhiệm của GVCN. Có lẽ các em quan niệm rằng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như hiện nay, xu hướng để cạnh tranh phát triển trong thời kì CNH, HĐH cần địi hỏi con người có tài năng để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Nhận thức ấy khơng sai nhưng chưa tồn diện, chưa đầy đủ.

Cũng có 214 HS (trên 50%) ý kiến cho rằng GDĐĐ chỉ có trong mơn GDCD, khơng có trong các mơn khoa học tự nhiên. Điều đó chứng tỏ rằng trong quá trình dạy học chúng ta chưa chú ý đến việc "dạy chữ” kết hợp với dạy

người”, chưa thực hiện tốt các chức năng của người làm công tác GD, phải tạo ra một thế hệ cơng dân mới có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực và sức khỏe để kế tục sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.

Một bộ phận khá lớn HS cho rằng việc GDĐĐ khơng có trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao tham quan du lịch và trong các ngày lễ hội, các

em vẫn chưa hiểu được rằng trong các hoạt động xã hội ấy làm cho con người được giao lưu, học hỏi và hồn thiện nhân cách của mình.

Thật đáng lo ngại là có 101 HS cho rằng GDĐĐ không phải là trách nhiệm của GV bộ mơn, mà chỉ là nhiệm vụ của gia đình. Đây là một quan điểm sai lệch mà chúng ta cần phải chấn chỉnh, không những chấn chỉnh từ nhận thức của HS mà phải chấn chỉnh ngay đội ngũ GV trong quá trình dạy lồng ghép ở bộ mơn của mình. Q trình lồng ghép để GDĐĐ cho HS trong các môn học càng được quan tâm bao nhiêu thì sẽ làm thay đổi nhận thức, những lệch lạc của những HS nêu trên tốt bấy nhiêu. Đặc biệt có đến 10 HS cho rằng GDĐĐ khơng có trong sinh hoạt Đồn, Đội. Bản thân những em này chưa thấy tác dụng của Đồn, Đội trong q trình hoạt động của HS. Đây cũng là vấn đề chúng ta phải quan tâm hơn nữa.

2.3.2.2. Nhận thức về môi trường giáo dục đạo đức (tự đánh giá của học sinh).

Chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của 390 HS của trường và đã có kết quả bảng 2.6.

Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá về tầm quan trọng của môi trường GDĐĐ

STT Nội dung đánh giá Số ý kiến Tỉ lệ (%)

1 GDĐĐ chỉ cần thực hiện ở gia đình 37 9.5 2 GDĐĐ chỉ cần thực hiện ở xã hội 26 6.7 3 GDĐĐ chỉ cần thực hiện trong nhà trường 43 11 4 GDĐĐ cần thực hiện ở nhà trường, gia đình và xã hội 284 72.8

Về môi trường GDĐĐ, HS tự nhận thấy GDĐĐ cần thực hiện ở nhà trường với gia đình và xã hội đạt 72.8% xếp thứ nhất. Như vậy còn gần 1/3 học

sinh thể hiện nhận thức chưa đúng về môi trường cần rèn luyện. Điều đó có ý nghĩa là các em đó chỉ chấp nhận sự tác động của một LLGD nào đó, còn phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn lương bằng, huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)