Hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 119 - 124)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN

3.1.1.2. Hình thức thể hiện

Kết quả khảo sát cho thấy, báo SVVN được đánh giá là tờ báo có “mức độ phù hợp” cao nhất đối với SV. Tỷ lệ số SV đồng ý với nội dung này là 87,9%. Từ khi ra đời, báo đã xây dựng nhiều chuyên trang, chuyên mục bắt nhịp với phong cách sống của SV, phản ánh mọi mặt đời sống, đáp ứng nhu cầu giải trí của SV. Văn phong thể hiện phóng khống, tạo ra một sắc thái mới trong SV, thể hiện tính năng động, hội nhập cùng với xu thế chung của thế hệ trẻ trên thế giới. Mức độ hấp dẫn của báo chỉ đứng sau báo Thanh niên với tỷ lệ đồng ý là 67,3%. Thể loại phong phú, ngôn ngữ dễ hiểu là ưu điểm nổi bật của SVVN.

Con số thống kê cho thấy, mức độ phù hợp của báo Thanh niên với SV cao, có tới 87,8% số SV được hỏi đồng ý với quan điểm này (báo SVVN 87,9%). Ngun nhân chủ yếu có thể giải thích thơng qua các đánh giá về ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu (66,7%), thể loại phong phú (54,1%), tính hấp dẫn (68,9%), báo Thanh niên đều có tỷ lệ SV đồng ý cao nhất so với ba tờ báo còn lại. Sức mạnh của báo Thanh niên chính là khả năng tác nghiệp của đội ngũ phóng viên. Với tinh thần và trách nhiệm cao nên thông tin được chuyển tải trên báo thường nhanh chóng, kịp thời. Báo đi sâu tìm hiểu tâm lý của SV nên các bài viết về mảng đề tài này được đề cập rất chi tiết, cụ thể với nhiều vấn đề nóng hổi. Cách trình bày tin, bài trên báo Thanh niên rất khoa học, phong phú, sinh động, hấp dẫn, cuốn hút sự quan tâm của đối tượng trẻ.

Báo GD & TĐ có ưu thế trong lĩnh vực giáo dục nên được SV đánh giá khá cao về ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, thể loại phong phú, mức độ phù hợp, tính hấp dẫn, tin, bài cập nhật.

PLVN là một nhật báo lớn nhưng sự tiếp cận của SV với báo cịn nhiều hạn chế. Báo khơng có nhiều thể loại phong phú như các tờ báo khác, sử dụng nhiều

thuật ngữ chun mơn. Chính vì vậy, các tiêu chí đánh giá về “mức độ phù hợp”

(34,5%), “tính hấp dẫn” (27,8%), “ngôn ngữ dễ hiểu” (49,1%), “phong phú về thể

loại” (20,4%) của báo đều đứng cuối cùng trong bốn tờ báo được khảo sát.

3.1.1.3. Thành công và hạn chế của báo SVVN, Thanh niên, GD & TĐ, PLVN trong cơng tác GDĐĐ, tư tưởng chính trị, lối sống cho sinh viên trong cơng tác GDĐĐ, tư tưởng chính trị, lối sống cho sinh viên

A. Thành công

Thành công đáng ghi nhận ở các báo SVVN, Thanh niên, GD & TĐ, PLVN là đã góp phần quan trọng trong việc định hướng lý tưởng cộng sản, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cao đẹp, xây dựng và cổ vũ lối sống lành mạnh trong SV. - Báo SVVN có số lượng tin, bài nhiều nhất có tác dụng giáo dục lý tưởng, lối sống, đạo đức, thẩm mỹ cho SV; đáp ứng được những ước vọng, đòi hỏi, tâm tư của giới trẻ; góp phần đồn kết, tập hợp SV nhằm xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh; góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn đất nước đổi mới. Cùng với việc tăng số trang, thay đổi khổ in, hình thức trình bày, báo đã xây dựng nhiều trang mục sinh động cung cấp thông tin đa dạng và bao quát đời sống SV. Có thể nói điểm mạnh của báo SVVN là những bài viết phát hiện mới, đề tài lạ, cách thể hiện trẻ trung, sáng tạo. Bên cạnh các thông tin trên mặt báo, báo SVVN cịn phát huy trách nhiệm ngồi đời sống xã hội, tổ chức nhiều hoạt động xã hội có sức cổ vũ động viên rất lớn với tuổi trẻ và phong trào Đoàn - Hội: Đề xuất, thiết kế, tổ chức các giải thưởng động viên SV thi đua học tập, rèn luyện tốt (Giải thưởng Sao tháng giêng dành cho các SV là cán bộ Hội xuất sắc, Giải thưởng Nữ sinh Việt Nam); tổ chức nhiều phong trào SV có ý nghĩa trong tồn quốc góp phần giáo dục bồi dưỡng nhân cách, đạo đức và thể chất (Giải cờ vua SV toàn quốc, tham gia Phong trào Tình nguyện hè do TƯ Đồn tổ chức, tổ chức Câu lạc bộ Tình nguyện trẻ của báo, đăng cai Giải bóng đá trẻ).

- Báo Thanh niên ln đi đầu tun truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bám sát sự kiện, làm chủ thông tin, kiên quyết đấu tranh đến cùng với các quan điểm sai trái, các biểu hiện tiêu cực trong đời sống SV, thể

120

hiện tính tư tưởng, chiến đấu cao, tạo được niềm tin trong TNSV và nhân dân, thể hiện trách nhiệm với công cuộc đổi mới đất nước. Điểm mạnh của báo Thanh niên chính là việc sử dụng hợp lý các phương pháp tuyên truyền tạo nên sự giáo dục thường xuyên và có điểm nhấn về lý tưởng, đạo đức, lối sống của SV; các bài viết sâu sắc, tạo nên hiệu ứng xã hội tích cực (Diễn đàn Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ). Từ ngày 18/07/2005, báo tăng thêm 4 trang trở thành nhật báo dày nhất Việt Nam hiện nay với nhiều chuyên đề thú vị được cung cấp từ thứ hai đến thứ bảy thu hút ngày càng nhiều độc giả (Không gian số, Lướt Web, Game; Sức khỏe - Ẩm thực - Tiêu dùng; Dành cho bạn gái; Học hành, Lập nghiệp và thăng tiến; Văn hố - Nghệ thuật - Giải trí cuối tuần; Trên đấu trường thể thao...). Đồng thời với các hoạt động tuyên truyền trên mặt báo, các hoạt động xã hội do báo Thanh niên khởi xướng và tổ chức đã tạo dựng được thương hiệu, có uy tín, mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần tích cực xây dựng xã hội lành mạnh, chăm lo bảo vệ lợi ích cho TNSV, định hướng lối sống đẹp, mở rộng ảnh hưởng, vị thế của tổ chức Đoàn TNCS HCM, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam như các chương trình: Duyên dáng Việt Nam, Chương trình Tư vấn mùa thi - Tiếp sức mùa thi; các giải thể thao U21, U22; học bổng Nguyễn Thái Bình.

- Báo GD & TĐ góp phần quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức của SV. Các bài viết được phản ánh từ góc độ của nhà giáo dục nên nội dung thông tin, ngôn ngữ thể hiện sát với thực tế đời sống SV và có tính định hướng giáo dục cao. Các vấn đề báo phản ánh về đời sống SV khá toàn diện, từ việc học tập trên giảng đường, công việc đến các khía cạnh đời sống vật chất, tinh thần của SV. Bên cạnh các bài viết có tính phê phán thì số lượng bài viết có nội dung tuyên truyền điển hình, nhân tố mới trong SV chiếm tỷ lệ tương đối cao (25/198 bài phản ánh về SV). Chuyên mục “Góc nhìn SV” được duy trì thường xun đã phản ánh những vấn đề nổi cộm cần được chấn chỉnh trong đời sống SV. Các bài viết của chuyên mục này chủ yếu là SV nên nội dung sát với thực tiễn, có ý nghĩa lớn trong việc tự rèn luyện đạo đức, lối sống của SV. Chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có tác dụng truyền bá sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh và những phẩm

chất cao đẹp của Người giúp SV phấn đấu rèn luyện phát triển tồn diện. Đặc điểm riêng có của báo GD & TĐ chính là việc thơng tin về hoạt động giáo dục trong nước; đồng thời là diễn đàn trao đổi với mục tiêu phát triển giáo dục nên rất gần gũi với SV, chuyển tải nhiều vấn đề có tính giáo dục cao. Hình thức thể hiện của báo khoa học, hợp lý.

- Trong những năm qua, báo PLVN đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, một số hoạt động tiêu biểu của Đoàn TNCS HCM; nhiều bài viết phản ánh sâu rộng về các mảng đời sống SV giúp SV nắm bắt thông tin, thấm nhuần đường lối và tự rèn luyện bản thân trở thành những con người Việt Nam mới. Điểm mạnh của báo là tính chất chính luận với nhiều bài viết sắc sảo có sự “phân tích”, “mổ xẻ” dưới lăng kính pháp luật; đặc biệt các phóng sự, bài điều tra chính xác, rõ ràng, chấp hành các yêu cầu của pháp luật đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự rèn luyện đạo đức của SV; nhiều tin tức, bài viết về tình trạng vi phạm pháp luật của SV đã dấy lên những hồi chng cảnh báo về tình trạng xuống cấp về đạo đức. Bên cạnh đó, những bài viết ngắn gọn, súc tích trong “Giữa đường thấy chuyện”, “Suy ngẫm cuối tuần” lại có tác dụng lớn trong việc giáo dục các phẩm chất đạo đức cơ bản và văn hố ứng xử của SV. Có thể nói, báo PLVN là tờ báo hàng đầu về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tận dụng thế mạnh tuyên truyền theo “diện” đã góp phần tuyên truyền sâu rộng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong TNSV.

B. Hạn chế

Bên cạnh những thành cơng và đóng góp tích cực trong việc rèn luyện đạo đức của SV, các báo vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

- Diện phát hành của báo chí khơng đều, mặc dù báo chí ra với số lượng tờ báo lớn, với số bản in nhiều nhưng báo chí khơng được phát hành đồng đều giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa, không đồng đều giữa các địa phương và ngay cả trong một địa phương.

122

- Các cơ quan chủ quản báo chí chưa có sự liên kết chặt chẽ với các trường ĐH, CĐ trong công tác phát hành nên phần lớn SV đọc báo qua hai kênh chủ yếu là mua và thư viện trường. Chính vì vậy, việc báo chí giúp SV tự rèn luyện không theo diện rộng, không được thường xuyên, chưa tạo thành làn sóng trong xã hội.

- Các nội dung giáo dục cho SV chưa thật toàn diện, chưa đồng đều giữa các mảng, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục cho SV trong giai đoạn hiện nay. Các báo chưa xây dựng được chuyên đề GDĐĐ cho SV.

+ Việc tuyên truyền về cơng tác Đồn, Hội, phong trào thanh niên và các vấn đề liên quan tới giới trẻ chưa ngang tầm, chưa tương xứng với yêu cầu của các tờ báo dành cho đối tượng độc giả trẻ là Thanh niên và SVVN, GD & TĐ. Báo PLVN chưa dành nhiều diện tích mặt báo cho cơng tác Đoàn, phong trào TNSV trong nhiều số báo chưa được chú ý.

+ Tình bạn là tình cảm quan trọng đối với SV, nhất là trong điều kiện sống xa gia đình nhưng trên cả bốn tờ báo đều khơng đề cập hoặc có đề cập nhưng rất ít. Nội dung giáo dục về hơn nhân, gia đình chưa nhiều, đặc biệt là các mối quan hệ trong gia đình hiện đại.

+ Nội dung giáo dục lịng nhân ái, văn hố ứng xử còn hạn chế trên các báo. Phần lớn các bài viết tập trung phản ánh điều kiện ăn ở, học tập của SV chỉ mang tính chất thơng tin, nhiều bài viết có cùng thơng điệp trên một số báo.

+ Trên các báo SVVN, Thanh niên, GD & TĐ, nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được chú trọng, số lượng bài viết chuyên sâu ít. Ngay bản thân báo PLVN, nội dung giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho đối tượng đặc thù là TNSV cũng chưa rõ nét.

- Báo SVVN chưa có nhiều bài viết sâu sắc về định hướng lý tưởng cho SV. Nhiều bài viết trong chuyên mục “A & E” chưa thoát ra được hình bóng tình u “kẹo ngọt” của tuổi học trò. Báo chưa phản ánh được đời sống SV trên mọi miền đất

nước. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách phóng khống, vay mượn nhiều tiếng nước ngoài làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Lực lượng phóng viên, cộng tác viên

trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục TNSV. Vì vậy, nhiều bài viết chỉ dừng ở mức độ phản ánh, chưa tuyển tải được thông điệp theo chiều sâu.

- Đối với báo Thanh niên, số lượng tin, bài dành cho SV chưa tương xứng với tầm vóc của một tờ báo nằm trong hệ thống báo chí của Đồn. Do đó, báo chưa chuyển tải được nhiều thơng điệp có tác dụng định hướng về lý tưởng, đạo đức, lối sống cho SV.

- Tuy là diễn đàn dành cho giáo dục nhưng nội dung GDĐĐ cho SV chưa nhiều, chưa toàn diện. Các nội dung xây dựng con người Việt Nam mới chưa được chuyển tải đầy đủ. Các trang dành cho SV trên báo GD & TĐ có hình thức trình bày chưa thật “bắt mắt”, chưa sử dụng linh hoạt nhiều thể loại báo chí.

- Báo PLVN chưa dành nhiều diện tích phản ánh về đối tượng SV. Mảng đề tài giáo dục tự học tập, tự rèn luyện trên báo rất yếu. Việc sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành khiến SV gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp nhận thơng tin. Thể loại báo chí tương đối đơn điệu so với các báo được khảo sát. Báo chưa có chuyên mục riêng phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho SV; chưa có nhiều tin, bài viết “nóng” cập nhật các sự kiện diễn ra trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)