THỰC TRẠNG BÁO CHÍ VỚI VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 37 - 42)

ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN

2.1 . VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÍ CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 2.1.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống báo chí dành cho sinh viên 2.1.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống báo chí dành cho sinh viên

Hệ thống báo chí dành cho SV được tổ chức tương đối chặt chẽ nhằm thực hiện nhiệm vụ cơ bản là giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử cho SV đồng thời thoả mãn nhu cầu thưởng thức của SV.

Ở SV trình độ nhận thức khá, tinh thần ham học hỏi, họ có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Họ có khả năng chọn lọc thơng tin và chiếm lĩnh tri thức cần thiết.

Báo chí là một loại hình truyền thơng đóng vai trị giáo dục một cách gián tiếp, luôn hướng tới những chuẩn mực tri thức xã hội. Trên thực tế, các loại báo dành cho SV và tác động nhiều đến SV có thể phân loại ra thành 2 dạng báo như sau:

- Các sản phẩm lấy SV là đối tượng phản ánh chính: Báo SVVN, Tạp chí SV.

- Báo lấy đối tượng phản ánh chính là TNSV như: Báo Thanh niên, Tiền phong, Tuổi trẻ TPHCM, GD & TĐ, Tạp chí Thanh niên, Thời trang trẻ, Chương trình Truyền hình Thanh niên và Phát thanh Thanh thiếu niên.

Trong hệ thống báo chí nước ta, khối báo chí thuộc TƯ Đồn TNCS HCM có số lượng khá nổi trội.

Q trình hoạt động, báo chí của Đồn đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên nói chung, SV nói riêng.

Báo chí của Đồn đã không ngừng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Báo đã kịp thời đăng tải những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các hoạt động của Đồn đến cơ sở và đơng dảo đoàn viên thanh niên, phản ánh các mơ hình, điển hình, những kinh nghiệm hay, cách làm mới; tích cực nêu gương điển hình của TNSV chống các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội; bảo vệ quyền lợi chính đáng của đồn viên, góp phần vào việc định hướng chính trị, GDĐĐ, lối sống cho TNSV.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Thường vụ TƯ Đồn khố VIII về nâng cao chất lượng cơng tác báo chí xuất bản đã chỉ rõ: “Phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí xuất bản của Đồn khơng ngừng phát triển, nâng cao bản lĩnh chính trị, vững vàng trước thử thách; thực

38

hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Đoàn; tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá cho thanh niên, xứng đáng là diễn đàn tin cậy của thanh niên và nhân dân, trở thành vũ khí tư tưởng, tin cậy, sắc bén của Đảng, của Đoàn” [22].

2.1.2. Khái quát về các báo được khảo sát

2.1.2.1. Báo Sinh viên Việt Nam

Là cơ quan của Hội SVVN. Đây là tờ báo lớn nhất hiện nay lấy đối tượng phản ánh chính là SV với nhiều góc độ khác nhau.

Với tơn chỉ mục đích là tuyên truyền, giáo dục đường lối chủ trường chính sách của Đảng, Nhà nước, của Đoàn và Hội SV cho lực lượng SVVN. Phản ánh tâm tư nguyện vọng, hoài bão của SV, biểu dương những gương người tốt việc tốt, bảo vệ quyền lợi chính đáng của SV. Báo góp phần đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và hiện tượng tiêu cực trong SV. Báo góp phần tạo điều kiện cho SV hoạt động văn hoá thể thao và được giải trí lành mạnh [7, tr. 13].

Báo SVVN đã được Bộ Văn hố Thơng tin tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào SV tình nguyện và các tổ chức hoạt động văn hoá giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2006.

2.1.2.2. Báo Thanh niên

Tiền thân của báo Thanh niên là “Tuần tin Thanh niên” phát hành số đầu tiên ngày 03/01/1986, mỗi tuần 1 kỳ, mỗi kỳ được 5000 bản; từ 10 phóng viên lúc đầu đến nay đã có đội ngũ phóng viên hùng hậu gần 300 người [6, tr. 12-13].

Là cơ quan phát ngôn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, báo Thanh viên góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục lý tưởng XHCN, đạo đức cách mạng, lối sống văn hố, nâng cao trình độ nhận thức cho thanh niên. Tuy SV không phải là đối tượng phản ánh chính, duy nhất của báo nhưng báo đã có nhiều tin, bài về SV, tạo cho cơng chúng có cái nhìn khá đầy đủ về diện mạo SVVN.

Các hoạt động như chương trình Duyên dáng Việt Nam, gây quĩ học bổng Nguyễn Thái Bình, Giải bóng đá trẻ U21 quốc gia; các chương trình Tư vấn tuyển sinh, Tiếp sức mùa thi...luôn được tổ chức tốt, hiệu quả cao được nhiều bạn trẻ hoan nghênh ủng hộ.

2.1.2.3. Báo Giáo dục và Thời đại

Báo GD & TĐ có nội dung phản ánh chính là tình hình ngành giáo dục nước ta. Trình độ văn hố của độc giả tờ báo cao và khá đồng đều (hầu hết là giáo viên và HSSV trong các trường học). Ở một góc độ nào đó, báo có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện đạo đức của SV.

Các bài viết tập trung về vấn đề như lý luận dạy học, định hướng giáo dục, thông tin liên quan đến ngành giáo dục, phương pháp giảng dạy các môn học.

2.1.2.4. Báo Pháp luật Việt Nam

Báo PLVN là cơ quan của Bộ Tư pháp, được ra mắt bạn đọc năm 1985. Đầu tiên với tên gọi là báo Pháp luật thường thức, số ra ngày 10/07/1985. Hai năm báo đã hạch toán và bắt đầu mở rộng in và phát hành trong toàn quốc, đặc biệt đã mở rộng và phát hành ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là thời điểm báo Pháp luật thường thức chuyển thành tuần báo với tên gọi Pháp luật. Năm 2005, báo được đổi tên thành báo PLVN. Số lượng báo phát hành lớn, liên tục trong tuần (trừ thứ 7), trở thành “Nhật báo” quan trọng trong nước [5, tr. 17].

Báo PLVN hướng tới đối tượng rộng lớn như cán bộ ngành tư pháp và mọi tầng lớn nhân dân với những vấn đề phản ánh tập trung pháp luật và cuộc sống. Tuy không phải là tờ báo gần gũi với SV, nhưng báo đã có những tin bài phản ánh sâu sắc về SV. Với mục đích giáo dục của báo là để trở thành một người có tri thức hồn tồn thì phải có đức và có tài. Việc đánh giá người có đức hay khơng phải xem lối sống và làm việc theo pháp luật hay khơng. Chính vì vậy báo PLVN thực sự có vai trò quan trọng với việc GDĐĐ cho SV.

40

2.1.3. Những nội dung tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sinh viên trên các báo trên các báo

Hiện nay các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, các nhà quản lý cũng như các thành viên trong xã hội... đều rất lo lắng trước sự sa sút về đạo đức của một bộ phận SV. Sự sa sút về đạo đức của SV không những đang tăng lên về mặt số lượng mà tăng lên cả mức độ nguy hại với những biểu hiện cơ bản sau:

- Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không chịu học tập.

- Thiếu lễ phép với thầy cô, người lớn, với cha mẹ. Xúc phạm thậm chí hành hung hoặc giết thầy cô giáo.

- Hay gây gổ đánh nhau, thiếu lịch sự trong văn hoá ứng xử. - Mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý, trộm cắp... - Sinh hoạt tình dục sớm.

- Gian dối trong thi cử, quay cóp bài.

- Mơ hồ về truyền thống dân tộc, chưa tự hào về đất nước, con người Việt Nam.

- Chưa có động cơ phấn đấu cao trong học tập để góp phần mau chóng đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Có thể nói, đạo đức là phẩm chất quan trọng hàng đầu của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn mỗi con người.

Ở bất kỳ một quốc gia nào, thời đại nào thì việc GDĐĐ cho SV là sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các thành viên trong xã hội.

Dựa vào những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các phương tiện truyền thơng đại chúng đóng vai trị quan trọng trong GDĐĐ đến đối tượng SV. Nói một cách khác, SV đã tự rèn luyện đạo đức của mình thơng qua các sản phẩm báo chí.

Vận dụng những ngun tắc, chức năng, vai trị của báo chí truyền thông và cơ sở lý luận của giáo dục học hiện đại, báo SVVN, Thanh niên, GD & TĐ, báo PLVN đã chuyển tải những thơng điệp cần thiết góp phần GDĐĐ cho SV.

Mặc dù có rất nhiều tiêu chí được đưa ra trong việc rèn luyện đạo đức của SV, nhưng tựu chung là, nội dung GDĐĐ cho SV cần quan tâm đến 4 vấn đề cơ bản:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)