Báo Pháp luật Việt Nam với việc giáo dục tự học tập, tự rèn luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 69 - 71)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.2.4. Báo Pháp luật Việt Nam với việc giáo dục tự học tập, tự rèn luyện

Trong bài “Thủ khoa mới chỉ là khởi đầu” số 76 (ngày 29/03/2006), tác giả Thu Hiền đã đề cập đến những gương mặt xuất sắc trong kỳ thi ĐH và là những SV ưu tú của các trường ĐH nhưng đối với họ đó mới chỉ là bắt đầu. Những gương mặt tiêu biểu ấy, họ ln có một tâm niệm là phải ln có ý thức tự rèn luyện, tự học tập mới có thể thành cơng được.

“Yêu học tập, yêu sự lựa chọn của chính mình, học thật tốt để trở thành một

nhà kinh tế giỏi, phải nghĩ rằng sự lựa chọn của mình là đúng”.

... “Không chỉ học riêng kiến thức về những mơn tự nhiên mà phải tìm hiểu, học hỏi cả những mơn khoa học để có một kiến thức xã hội để để người khác khơng gọi mình là ngố”.

Những SV luôn khát khao trong học tập, khơng tự mãn với kết quả mình đạt được. Câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nhà vô địch “Đường lên đỉnh

Olympia” Lê Vũ Hồng rằng: “Khơng tự say sưa ngủ qn trong ánh hào quang”.

Cịn bà Tơn Nữ Thị Ninh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đã nói với các thủ khoa: “chỉ là bước khởi đầu cho mai sau”.

Báo PLVN phản ánh những chân dung biết vượt lên khó khăn để dành kết quả cao trong học tập: “A Miên, chàng trai dân tộc Triêng “giật” hai trường đại học” số 216 (09/09/2007), “Chuyện học của Muốn trên xóm vạn đị đầm phá Tam Giang” số 226 (20/09/2007).

Phản ánh mặt trái trong việc học tập số báo 22 (25/01/2007) có bài “Đổi mới

giáo dục đại học Việt Nam” tác giả Nguyệt Hương có nhận xét:

“Thất vọng là nỗi niềm của cô cậu tân sinh viên năm thứ nhất. Bởi lẽ trong suy

nghĩ của họ, giảng đường là nơi học tập tích cực, thầy và trị cùng nhau nghiên cứu bài học một cách nghiêm túc, tự giác. Cao hơn nữa, thầy cô sẽ trao đổi cho trò một phương pháp học tập và những thông tin đầy ắp, cập nhật trong lĩnh vực mình phụ trách... Sinh viên ngồi dưới kẻ ngủ, kẻ nghe nhạc, người đọc truyện, người nói chuyện thậm chí điểm danh rồi về nhà ngủ hoặc bỏ đi chơi”.

SV còn biện luận: “Cả kỳ đi chơi, cuối kỳ đi chép”. Cách học của họ là cuối kỳ mượn vở của bạn học chăm chỉ để photo. Và hệ quả tất yếu là nhiều SV ra trường ngơ ngác như chưa hề qua đào tạo ở bậc ĐH, CĐ. Rõ ràng cách học này SV sẽ tự đào thải trong một tương lai gần.

Báo đã đăng tải những bài viết từ thực tiễn cuộc sống giúp cho SV có cái nhìn đúng hơn về cách thức học của mình.

70

Với những thơng tin bổ ích chuyển tải trên bốn tờ báo đã giúp SV củng cố và nâng cao ý thức tự giáo dục. Cách làm này đã mang lại sự bền vững và hiệu quả cao của hoạt động công tác tư tưởng, góp phần hình thành và phát triển những nhân cách kiểu mới trong SV thời kỳ mới. Báo SVVN, Thanh niên có nhiều thơng tin hữu ích hơn cả. Đặc biệt, báo SVVN với mạng lưới cộng tác viên là SV đã len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống giảng đường để phản ánh những cái hay, cái mới; đồng thời, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong SV giúp SV hoàn thiện khả năng tự giáo dục. Báo GD & TĐ chưa có thật nhiều bài viết sâu sắc và tương xứng với tờ báo của ngành giáo dục. Đối với báo PLVN, đây là mảng đề tài còn yếu nhưng những bài viết đăng tải có tính phát hiện và sát với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)