Giáo dục cho SV sống có lý tưởng cách mạng, có niềm tin vào xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 45 - 53)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.1.1. Giáo dục cho SV sống có lý tưởng cách mạng, có niềm tin vào xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước

sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước

A. Báo Sinh viên Việt Nam giáo dục cho SV sống có lý tưởng, niềm tin

GS Tương Lai đã chỉ rõ bản lĩnh của TNSV trong thời đại mới trước hết

“Phải dám là mình” (số 34/2006).

“Thế kỷ XXI, cần đến một bản lĩnh dám là mình, dám tự khẳng định mình,

trong thời đại của những biến động không sao lường trước được, khiến những ai chần chừ, tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục của quá khứ, sẽ sớm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi. Họ sẽ bị buộc phải suy nghĩ lại: sẽ đi đến đâu, bằng cách nào đến đó, khi mà có lẽ đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi.”

Vậy lý tưởng chính là “cái mà sống dưới ánh sáng của nó ta thấy hết ý nghĩa

cuộc đời” - nhà tâm lý học người Nga I Va Nốp đã khẳng định như vậy.

Tác giả còn nhấn mạnh: “Đất nước cần các bản lĩnh ấy của thế hệ trẻ hôm

nay dũng cảm dấn bước vào công cuộc Đổi mới, vào một con đường chưa có bản đồ thơng minh, vượt qua những thách thức, nhạy bén chớp lấy thời cơ và chủ động tạo ra thời cơ để vươn tới.”

Bài báo có tác dụng rất sâu sắc, hun đúc bản lĩnh của TNSV. Qua bài báo SV nhận thức được để thực hiện lý tưởng phải có ý chí, quyết tâm cao: “Sự nghiệp lớn

lao của đất nước đang đặt trên vai của đội ngũ sinh viên, những tri thức trẻ của dân tộc. Bản lĩnh của đội ngũ ấy, những người đang cầm chiếc chìa khóa của phát triển, có ý nghĩa lớn lao trên chặng đường mới của dân tộc Việt Nam ta.”

Tiến sĩ Vũ Gia Hiền đã có ý kiến đánh giá về lý tưởng thể hiện bằng cách sống của giới trẻ nói chung và SV nói riêng. Đó là “Nhanh hay chậm không quan

trọng bằng cách sống” (số 29/2006).

“Sống nhanh để đạt được mục tiêu lâu dài thì rất tốt, và bạn phải có sự hiểu

biết. Nó khác với sống nhanh, vội vã để ngay ngày mai phải có cơm ăn, áo mặc. Đó là sự vội vã phục vụ cho mục đích ngắn ngủi, trước mắt và chưa có định hướng.”

Tác giả có lời khuyên cho SV: “Không thể bê nguyên xi của xã hội phương

Tây làm cách sống cho mình.”

Ở một khía cạnh khác của giáo dục lý tưởng, trên số báo 42 năm 2007

“Những sinh viên sống đẹp mỗi ngày” tác giả Hoàng Hiệp đã đưa ra những khẩu

hiệu của các SV Đà Nẵng được nhận Giải thưởng Thanh niên Sống đẹp: “Sống đẹp

mỗi ngày”, “Học tập và giúp đỡ gia đình”, “Hãy bắt đầu một ngày đẹp nhất bằng

những hành động làm đẹp thêm cuộc sống”. Đây là cách thể hiện sống có lý tưởng

một cách chân thực và sinh động nhất.

“Đất nước đang cần một lớp trẻ tinh hoa để đuổi kịp thế giới và không ai

khác, chính trí thức trẻ và các bạn sinh viên phải là những người trẻ tinh hoa nhất”

(Gia tăng hơn nữa hàm lượng trí tuệ trong các hoạt động của tuổi trẻ, số 2,3,4/2006). Lời kêu gọi của Bí Thư thứ nhất TƯ Đồn có ý nghĩa thúc giục SV sống có lý tưởng, sống sao cho xứng với sự mong đợi của đất nước. Rõ ràng lý tưởng cách mạng là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hồn chỉnh, có sức lơi cuốn con người vươn tới và đạt được niềm ước mơ của mình.

B. Báo Thanh niên giáo dục cho sinh viên sống có lý tưởng, niềm tin

Việc giáo dục lý tưởng cho SV nói riêng trên báo Thanh niên chiếm tỷ lệ 24%. Đó là nội dung cao nhất so với các báo được khảo sát. Tại trang 6 số báo ngày 21/04/2006 với tham luận của đại biểu Đào Ngọc Dung, Bí Thư thứ nhất BCHTƯ

46

Đoàn TNCS HCM tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định vai trò quan trọng là: “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên”.

Bài báo đã chỉ rõ: “Việc giáo dục lý tưởng cách mạng nhằm hình thành một

lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN, có lý tưởng cao đẹp; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính; biết ni dưỡng hồi bão lớn; tự cường dân tộc”.

Với bốn nội dung cơ bản để giáo dục lý tưởng cho TNSV:

“Một là: Tạo dựng cho họ ý chí tự lực tự cường, khơng cam chịu đói nghèo

lạc hậu, dám tự tin vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Mặt khác việc bồi dưỡng lý tưởng đó cịn giúp họ biết lựa chọn, tiếp thu những tinh hoa văn hóa và nâng cao khả năng đề kháng trước các âm mưu phá hoại, chia rẽ, lôi kéo của các thế lực thù địch, cám dỗ vật chất và các tệ nạn xã hội khác.”

Việc giáo dục lý tưởng đã được nêu rõ bằng hành động cụ thể và khoa học đó là SV tự nghiên cứu, học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ở khía cạnh thứ hai mà bài báo đã chuyển tải đó là đổi mới mạnh mẽ về phương pháp giáo dục “lý luận gắn với thực tiễn đề cao yếu tố tự giáo dục, tự rèn

luyện; gắn kết giữa việc giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ chăm lo bồi dưỡng và phát huy thanh niên trong sự nghiệp cách mạng”.

Báo Thanh niên đã chuyển tải kịp thời buổi làm việc với TƯ Đoàn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (23/03/2007) với lịng mong muốn khích lệ thanh niên. Thủ tướng nhấn mạnh: “Đoàn phải xem việc giáo dục truyền thống, lý tưởng, lối

sống, nền tảng văn hoá cho thanh niên là mục tiêu chiến lược của mình”. Thủ tướng

cho biết mục đích quan trọng của giáo dục thanh niên là: “Việc làm tốt công tác giáo

dục tư tưởng, lối sống lành mạnh trong thanh niên, Đoàn phải có những phong trào thiết thực nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, tai nạn giao thông trong giới trẻ”.

Trong nội dung thứ ba, thứ tư, cần giáo dục lý tưởng cách mạng cho TNSV chính là vai trị lồng ghép các hoạt động để SV có cơ hội thể hiện vai trị và trách nhiệm của mình.

Ngay trong cuộc trao đổi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với tầng lớp TNSV về lý tưởng cách mạng đã được báo Thanh niên phản ánh trên số báo 85 (26/03/2007), Chủ tịch nước nhấn mạnh:

“Lý tưởng của thanh niên, của nhân dân Việt Nam chính là lý tưởng của

Đảng, của Đồn... một lý tưởng hết sức cao đẹp! Vì vậy tơi nghĩ rằng lý tưởng của thanh niên khơng có gì khác hơn lý tưởng của Đồn, lý tưởng của Đảng.

...Nhưng mà cũng xin nói thẳng thắn rằng có ai đó cịn băn khoăn về điều này thì hãy là một người thanh niên tốt, hãy lao động sáng tạo, hãy học tập, hãy rèn luyện, hãy u thương đồng bào của mình, đó là những nét đẹp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang cần. Xin chúc các em thực hiện lý tưởng của mình một cách thành công nhất.”

Trên số báo tết năm 2007, tác giả Xn Tồn đã có cuộc phỏng vấn với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết để thấy vai trò quan trọng trong việc giáo dục lý tưởng cho SV, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Các bạn trẻ phải sấn tới với bản lĩnh,

nghị lực của mình”.

Chủ tịch đã đánh giá vai trị của SV nói riêng, thế hệ trẻ nói chung đó là:

“Thế hệ bây giờ có thể nói là giỏi giang, xứng đáng là người kế tục truyền thống cách

mạng của cha ơng. Lớp trẻ có phát triển thì xã hội mới tiến bộ. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của lớp trẻ, tin tưởng ở họ. Ai mà nhìn nhận, đánh giá không đúng lớp trẻ là rất nguy hại. Tuy nhiên lớp trẻ cũng phải thấy rằng bên cạnh những cái đạt được, bên cạnh những tiến bộ thì một bộ phận cũng có những cái yếu kém. Lớp trẻ ln phải soi mình, thấy cho hết cái tốt để phát huy, nhìn rõ cái yếu kém để khắc phục... Bạn trẻ hãy tự tin với đầy đủ bản lĩnh và trí tuệ của mình. Đảng, Nhà nước và nhân dân đang trông cậy vào lớp trẻ”.

48

Ngoài ra, báo cũng đề cập đến việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho SV được thể hiện trên số báo 353 ngày 19/12/2007. Toàn bộ trang 9, trang 10, báo đăng tải bài “Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách

mạng, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”. Thấy được việc xác định giáo dục lý tưởng cho SV là cần

thiết ở các cấp, các ngành, các đoàn thể được bàn đến tại đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX. Đây cũng là trọng trách mà Đồn Thanh niên giao phó cho báo Thanh niên. Báo đã vận dụng yếu tố tâm lý để đăng tải những vấn đề mà SV quan tâm.

Trong cuộc giao lưu trực tuyến với đồng chí Võ Văn Thưởng - Bí Thư thứ nhất TƯ Đồn, báo Thanh niên đã chuyển những câu hỏi xung quanh những vấn đề mà TNSV quan tâm. Trong đó, đồng chí có đề cập đến:

“Lý tưởng của thanh niên hiện nay như hoà quyện với khát vọng của dân tộc,

quyết tâm hành động đưa đất nước phát triển giàu mạnh, đời sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Tuyên truyền để thanh niên hiểu về mục tiêu của Đảng, về con đường đi lên của đất nước; vận động đưa thanh niên nhập cuộc rèn luyện mình trong thực tiễn sinh động của công cuộc xây dựng đất nước là cách bồi dưỡng lý tưởng tốt nhất chỉ vì khi đó thanh niên mới hiểu, có tình cảm, tin tưởng và hành động thúc đẩy sự nghiệp đó thành hiện thực.”

Các bài viết đều cho thấy vai trò quan trọng của lý tưởng cách mạng đối với thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Lý tưởng là sức mạnh kỳ diệu để vượt qua khó khăn, thử thách. Nếu khơng có lý tưởng con người sẽ mất đi phương hướng, thiếu niềm tin, cuộc sống khơng có ý nghĩa.

C. Báo GD & TĐ giáo dục cho sinh viên sống có lý tưởng, niềm tin

Ở báo GD & TĐ, giáo dục lý tưởng cách mạng cho SV bằng những lời động viên của các nhà lãnh đạo, bằng những câu chuyện, bằng những hành động được cụ thể hóa bởi nghị lực vươn lên của chính SV.

“Thanh niên là rường cột của nước nhà, là tương lai của đất nước” số 37 (27/03/2007). Đó chính là lời nhấn mạnh của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Tác giả Kỳ Duyên đã chuyển tải sự đánh giá vai trò của TNSV, những chính sách mà Đảng và Nhà nước ln quan tâm tới đội ngũ trí thức trẻ. Vậy TNSV phải làm gì để sống có lý tưởng cách mạng? Trọng tâm mà thông điệp của Chủ tịch nước gửi tới TNSV là: “Đất nước phải trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, lý tưởng của

thời kỳ này là mọi thanh niên, mọi người dân Việt Nam đều yêu nước, chống xâm lược. Nhưng từ khi có Đảng Cộng sản ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lý tưởng của thanh niên là lý tưởng của Đảng”.

Với lời động viên cho các bạn TNSV về lý tưởng cách mạng: “Con tàu Việt

Nam ra biển lớn, chắc chắn sẽ gặp sóng to, gió lớn nên chúng ta phải bình tĩnh. Nếu có người cầm lái giỏi cùng với sự đồng lòng của những người giỏi nhất, chúng ta sẽ về đích thắng lợi”.

Khơng ít tác giả khi nói đến lý tưởng đều cho rằng lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn. Những hình ảnh của lý tưởng bao giờ cũng được xây từ những “chất liệu” vốn có trong hiện thực. Nó có sức mạnh thúc đẩy con người hành

động để đạt được mục đích. Đồng thời, lý tưởng cũng có tính lãng mạn vì mục tiêu của lý tưởng bao giờ cũng là cái gì đó trong tương lai. Để thực hiện lý tưởng đó phải có ý chí quyết tâm cao, vượt qua mọi khó khăn mới chiến thắng.

Nói đến lý tưởng cách mạng là nói đến 4 nội dung cơ bản, đó là: Lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp và lý tưởng thẩm mỹ [30, tr. 13]. Tuy nhiên, lý tưởng đạo đức chính là sự thâu tóm tồn bộ lý tưởng chính trị, nghề nghiệp, thẩm mỹ. Nó có sự đánh giá khách quan của mỗi con người nói chung, SV nói riêng về GDĐĐ.

50

Bài “Tự hào sinh viên Việt Nam” là khái qt, tổng hợp về mục đích sống có lý tưởng, bản lĩnh của SVVN.

Đánh giá một năm đáng nhớ của SVVN, những thành công vang dội, đáng tự hào qua các cuộc thi của SV đem lại vinh quang cho nước nhà như chức vô địch của Đội tuyển tham dự Robocon Châu Á - Thái Bình Dương; Đại hội Thể dục Thể thao Đông Nam Á lần thứ XIII. Những thành tích đó là sự cố gắng của SVVN. Với niềm tin mãnh liệt và lý tưởng của mình vì tương lai của đất nước, Tuổi trẻ Việt Nam tự tin ra biển lớn.

Bài “Thắp sáng ngọn lửa lý tưởng cho thanh niên” số 94 (08/08/2006), tác

giả Nguyễn Quang Tuấn đã nung nấu ý chí phấn đấu của tầng lớp TNSV vì lý tưởng cao đẹp. Bài báo đã đề cập đến: “Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất

nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững vàng bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên”.

Ở khía cạnh nào đó, giáo dục lý tưởng cho SV theo từng thời kỳ lịch sử, làm sao để dẫn dắt phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu của SV hiện nay.

Bài “Thời hội nhập, người trẻ cần làm gì?” số 39 (29/03/2007) đưa 4 yêu

cầu cơ bản đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập là: “Mở tư duy - Mở tầm nhìn -

Mở thái độ - Mở tấm lòng”.

Rất nhiều tác phẩm đã biểu dương nghị lực vươn lên của SV trong cuộc sống thường nhật, họ đã sống vì lý tưởng và tin vào tương lai.

Số 11, 12, 13 năm 2006 đã chuyển tải khá chi tiết về “Sinh viên Việt Nam tự

tin và được chuẩn bị tốt để hòa nhập” - tác giả Mai Nguyễn; “Những ngôi sao tháng giêng lấp lánh” số 4 (10/)01/2006); “Sinh viên nghiên cứu khoa học”, “Thái độ và

giá trị” số 8 (19/01/2006); “Những sinh viên xuất sắc ở giảng đường quốc tế” số 9

(21/01/2006).

Những bài viết này đưa đến một chân lý: Có khát vọng, con người sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách, sẽ làm được tất cả khi có lịng quyết tâm và tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất.

D. Báo Pháp luật Việt Nam giáo dục cho sinh viên sống có lý tưởng, niềm tin

Giáo dục, rèn luyện lý tưởng, đạo đức, ý thức cách mạng trên báo PLVN đã được cụ thể hóa bằng những tấm gương tiêu biểu. Đó là những bài học về lý tưởng đối với TNSV.

Báo đã chuyển tải bài nói chuyện của cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn về các chiến sĩ anh hùng. Những tấm gương tiêu biểu của thanh niên cộng sản như Nguyễn Văn Hiếu quê ở Hải Phịng bị mồ cơi cha mẹ, tham gia cách mạng. Đồng chí đã bị địch bắt và đày ra Côn Đảo với án tù chung thân. “Chế độ nhà tù quá khắc nghiệt, phải

sống trần truồng, ăn uống cơ cực lại luôn bị tra tấn và bệnh tật... Trong những giờ phút cuối cùng của đời mình, bị bệnh tật dày vị đau khổ, sắp mất cái quý giá nhất của đời mình là sự sống, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu người Đảng viên cộng sản ấy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)