Báo Sinh viên Việt Nam với giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 73 - 78)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.3.1. Báo Sinh viên Việt Nam với giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật

sống, pháp luật

Tình thương yêu con người là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời. Trong sự phát triển như vũ bão của xã hội, con người ít có thời gian dành cho nhau hơn, nhất là với SV mới bước vào cuộc sống tự lập với nhiều lo toan. Chính vì vậy cần thiết phải giáo dục lịng nhân ái cho SV. Báo SVVN đã có nhiều bài viết sâu sắc về nội dung này với số lượng 323 tin, bài (chiếm 41% số tin, bài phản ánh về SV trên báo).

Mở đầu là tâm sự của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư: “Người trẻ có cách riêng

biểu lộ yêu thương” (số Tết năm 2006).

“Tơi rất sợ lịng mình vơ cảm. Tơi cũng sợ y như vậy khi thấy những người

xung quanh khơng cịn biết thương u nữa.

... Nhiều người nhận xét người trẻ giờ đây thực dụng, ít nhân hậu hơn thế hệ đi trước. Tôi không tin là vậy. Chẳng qua cuộc sống giờ đây bận rộn quá, cấp tập q, nên tình cảm u thương ít được thổ lộ hơn. Chớ thật ra nó vẫn giữ nguyên trữ lượng như thế. Thậm chí những biểu hiện của lịng quan tâm, trắc ẩn của người trẻ cịn tìm được những cách bày tỏ mới sâu sắc và đầy bất ngờ.”

Có thể khẳng định những lời của Nguyễn Ngọc Tư bằng hiệu quả xã hội sâu rộng của phong trào SV tình nguyện trong những năm qua. Thơng qua các hoạt động tình nguyện, SV đã “tự giáo dục và giác ngộ”.

SV tham gia phong trào tình nguyện chính là tạo điều kiện cho mình tự rèn luyện các phẩm chất đạo đức. Đây cũng là cơ hội SV được ứng dụng những kiến thức đã học ở trên giảng đường vào trong thực tế cuộc sống; được trải nghiệm những khó khăn, vất vả của nhiều người dân ở các vùng sâu xa. Từ đó họ ý thức được vai trị, trách nhiệm của mình đối với xã hội. Các hoạt động tình nguyện đã giúp “khởi động những tiềm năng to lớn tiềm ẩn trong con tim mỗi bạn trẻ Việt

Nam”, bài “Mùa hè xanh” (số 25/2007).

Trong bài “Dòng máu nhân đạo” của Thoại Diễm (số 22/2006) viết về

những người bạn SV tình nguyện hiến máu nhân đạo có sự ngưỡng mộ, có sự biết ơn và sẻ chia:

“... Và còn rất nhiều bạn trẻ, rất trẻ nữa mà tơi khơng thể liệt kê. Mỗi người

có một lí do riêng đến với việc làm ý nghĩa này. Nhưng họ đều có chung một dịng máu: Đó là dịng máu nhân đạo. Họ đều bộc bạch là cảm thấy rất hạnh phúc khi dịng máu của mình được lưu chuyển trong cơ thể những bệnh nhân nghèo, những người cần được tiếp máu để duy trì sự sống.”

Những tấm lòng từ thiện, chia sẻ những hồn cảnh vơ cùng khó khăn, thiên tai, bão lũ... “ Cơn bão và tình người” (số 50/ 2006), phong trào được dấy lên của chính những SV trích một bữa ăn sáng để ủng hộ đồng bào Nam Bộ bị lũ quét. Hành động của “Lê Việt Hồng - chàng sinh viên 2000 cây số” (số 36/2007), là người đầu tiên tổ chức đi bộ xuyên Việt để tuyên truyền an tồn giao thơng và gây quỹ ủng hộ bệnh nhân ung thư gặp khó khăn. Việc làm của Hồng thật đáng nhân rộng trong giới SV.

Hay chỉ đơn giản và bình dị là tấm lịng trắc ẩn trước mỗi số phận hẩm hiu của một người xa lạ như tác giả Mễ Thành Thuận đã gửi gắm trong bài “Giữa đơi

bờ sáng tối” (số 25/2006).

Có bạn SV nhận xét: “Ban đầu thấy mấy đứa bán hoa mình cũng ghét và

khinh tụi nó lắm. Nhưng rồi một hơm mình thấy trời mưa tầm tã mà họ vẫn đau đáu đứng đợi dưới mưa... Tự nhiên thấy họ đáng xót thương hơn là đáng chê trách”. Để ý một chút sẽ nhận thấy trong ánh mắt các cơ gái đó dường như đã tắt rồi lửa của hi vọng... Tất cả đều một vẻ mệt mỏi, đẫn đờ, nửa mong đợi nửa bất cần.”

Một số phận khác mà trong xã hội ngày nay vẫn cịn đó là những đứa trẻ

“sớm vào đời” phải bươn trải, mưu sinh khi cịn q nhỏ: “Em mơ mình là một ca sĩ.

Em đã hát những bài nhạc có nội dung yêu đương để chứng minh rằng ước mơ

“vươn tới một ngôi sao” của mình là có cơ sở. Chúng tôi nghe em hát, thấy buồn

74

Với lối viết tinh tế, thấm đượm tình cảm, báo SVVN đã tác động đến phần sâu thẳm nhất trong mỗi con người. Có lẽ sau mỗi bài báo như vậy, SV tự suy ngẫm và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đang dấy lên trong xã hội: Có phải lịng yêu thương con người đang ngày càng khô cằn trong giới trẻ?

Đời sống SV là mảng đề tài vô cùng phong phú trên báo SVVN. Việc giáo dục cho SV có cái nhìn tự tin hơn ở tương lai, tránh những vi phạm pháp luật là cần thiết mà hàng trăm bài báo hướng vào nội dung đó để phản ánh. Điều quan trọng để SV thấy được việc gì làm, việc gì tránh để tạo thành người văn minh lịch sự trong giao tiếp, ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày.

Bài “Sống tự lập = Sống tự tin” số 12/2006 đã thúc giục SV: “Nào, hãy chui

ra khỏi chăn ấm. Sinh viên phải học cuộc sống tự lập (living on your own) để ý thức chủ động quản lý tiền chứ không để tiền quản lý các bạn? Làm thế nào để quản lý ngân sách hiệu quả - tránh tình trạng khủng hoảng tài chính?”. Đây thực sự là bài

toán thú vị nhưng hết sức nghiêm túc đối với SV. Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nhận xét:

“Để có thể tự tin, ngồi việc ý thức được giá trị của mình thì khả năng độc lập trong

cuộc sống sinh hoạt là rất quan trọng”.

“Những virus mới trong giới trẻ” (số 2,3,4/2006), tác giả Lê Xuân Nhật đã

tổng kết những biến đổi nhanh chóng của giới trẻ nói chung, SV nói riêng: “Những

virus của đời sống giới trẻ đôi khi chỉ là một u lành”, một xu hướng đang chuẩn bị xâm thực, phủ sóng; nhưng đơi khi là “một u ác tính” đang lây lan cần được ngăn

chặn”. Hình tượng “virus quá tự tin”, “virus không nâng cấp”, “virus nghiện đồ công nghệ cao”, “virus mang tên kẻ nô lệ của số đơng” chính là những căn bệnh nguy

hiểm đang lây lan trong giới trẻ. Thông qua việc cảnh báo sự lây lan của những virus xấu, Lê Xuân Nhật thức tỉnh mỗi bạn trẻ hãy nhìn nhận lại bản thân mình để thấy “bản thân bạn là một tiểu hành tinh và đánh mất cá tính chúng ta sẽ lu mờ”.

Chính mỗi SV phải tự ý thức được điều đó để tránh xa những căn bệnh số đông này.

Một loại virus đang lan nhanh: Virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ. Mốt mới trong đời sống giới trẻ “Những người tìm cách sâu sắc” (số 7/2006).

Trong điều kiện hiện nay, SV phải đối mặt với nhiều mối quan hệ. Đặc biệt, cuộc sống thực tế buộc SV phải sử dụng đến tiền mà đơi khi gia đình khơng thể chu cấp đủ. Chính vì vậy, SV đi làm thêm là xu hướng phổ biến. Làm thế nào để cân đối giữa học tập, kiếm tiền và các mối quan hệ để có được lối sống lành mạnh, đảm bảo nhiệm vụ chính của SV là trau dồi kiến thức? Để trả lời câu hỏi đó, báo SVVN đã có nhiều bài viết manh tính định hướng về đề tài này.

Bài “Giới trẻ đang định giá thế nào về bản thân” số 16/2006, “8X Việt Nam

đang thiếu gì” số 19/2007, “Tết 8X và kế hoạch kiếm tiền” số 1/2006, “Vì sao 8X

thích nhảy việc” số 1/2006. Các bài viết này mang đến một bức tranh đa diện về

niềm khát khao của SV với cuộc sống năng động. Không chỉ vậy họ phải “chạy đua

với tiền phòng” (số 13/2006), với các phí sinh hoạt, dịch vụ khi giá cả leo thang.

Chính vì thế “Phịng trọ lên giá, sinh viên lao đao” (số 17/1006). Đây cũng là một

trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Sinh viên đang thờ ơ với quyền lợi sức

khỏe” (số 14/2006). Thực tế này thật đáng lo ngại vì một trong những nhân tố để trở

thành người trí thức hồn tồn là phải có “Thể chất”.

Từ những tác động của tiêu cực xã hội, nữ SV cần phải làm gì để giữ nhân cách của mình đó là nội dung trên số 15 và 16/2006: “Sinh viên nữ - Đích ngắm của

các đại gia”. Bài báo chỉ ra ba nguyên nhân khiến SV nữ trở thành đối tượng nguy

cơ từ đích ngắm của các đại gia là:

Thứ nhất: Là những người trí thức trẻ, có đầu óc, ăn nói thơng minh hơn những cô người mẫu, ca sỹ.

Thứ hai: Là đội ngũ đơng đảo, dễ kiếm, vì họ vốn có cuộc sống khá khó khăn (đồng nghĩa với việc giá rẻ hơn là những cô người mẫu, ca sỹ, diễn viên...).

76

Rõ ràng đối với các nữ SV cần phải cảnh giác trước thái độ của các đại gia, nếu khơng sẽ khó bước ra khỏi vũng bùn nhơ nhớp đó.

Qua mỗi bài viết, tác giả đã chỉ ra những gì SV cần làm, những gì cần đấu tranh, thậm chí những gì thể hiện văn minh lịch sự trong giao tiếp ứng xử.

Một câu chuyện nhỏ như một lời nhắc nhở văn hoá ứng xử, giao tiếp của SV trên số 33/2006 “Ông quan sinh viên về làng”. Đây thực sự là những hình ảnh khơng đẹp về SV:

“Mặc chiếc quần cộc rộng thùng thình, màu sắc lịe loẹt phóng xe bụi mù cả

xóm, khơng chào hỏi ai. Nói năng sành điệu làm cho người trong làng ai cũng lắc đầu ngao ngán. Thì các cơ cử, cậu cử tương lai ấy đang học làm quan cách cũng được. Nhưng quan gì thì quan, đừng có là những ơng quan như thế”.

Những bài viết có tính định hướng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho SV chiếm vị trí khá quan trọng trên báo SVVN. Để xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì việc chấp hành pháp luật phải được đưa vào cuộc sống hàng ngày trong mọi tầng lớp. SV là những trí thức trẻ sẽ gánh vác trọng trách của đất nước nên khơng thể “đứng ngồi” pháp luật.

Tuy vậy, khơng ít SV lại là “những kẻ hồn nhiên phạm luật”. Là nội dung mà Tố Nga - tác giả bài “Luận tội tờ rơi hay là SV đang phạm luật” (số 6/2006) đã phân tích nguyên nhân phạm luật của SV: “Vô tư làm những việc phạm luật mà không

biết là mình đang “chết vì thiếu hiểu biết”, đến khi biết thì vẫn cố lý luận rằng “khơng biết khơng có tội” - đó là bi kịch của SV đang hoa mắt vì những đồng bạc

thu được từ hoạt động quảng cáo vừa bừa bãi, vừa phạm pháp này. Và các công ty, không bỏ qua cơ hội tận dụng sự yếu kém về kiến thức luật của những SV ấy, để tờ rơi cứ thoải mái rơi...”. Từ đó phải thấy rằng việc giáo dục về pháp luật cho SV là

cần thiết.

Trong chuyên mục “Pháp luật và cuộc sống” với sự tư vấn của các luật sư đã cung cấp nhiều kiến thức pháp luật cần thiết cho SV: “Chơi hụi có phạm luật

khơng?” (số 35/2006), “Vừa học vừa kết hơn có vi phạm luật hơn nhân gia đình?”

(số 37/2006).

Tác giả Minh Phương đã đưa ra những cảnh báo về nguy cơ từ tin nhắn “rác” mà khơng ít SV là nạn nhân hoặc có thể là thủ phạm:

“Nguy cơ tiềm ẩn trong mỗi tin nhắn “tống tình” khơng phải ít. Nhiều người

đã “mắc bẫy” mà không hề biết. Chủ nhân của các tin nhắn thường rất khéo léo, rất biết cách “giữ người lại” sau khi đã đạt được mục đích là gặp mặt. Và những

chuyện sau đó thì trời mà biết được. Một người bình thường nào chẳng bực mình khi bị làm phiền như thế. Nếu tính về lâu dài thì vấn đề sức khỏe, tinh thần, cơng việc và các mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng không phải nhỏ.”

Vậy “Luật nào hỗ trợ quản lý những tin nhắn bẩn?”. Có lẽ SV cần biết về

những điều này để tự bảo vệ mình và tránh biến mình thành thủ phạm đem lại phiền phức cho người khác.

Thông qua những câu chuyện thực tế trong giới SV, báo SVVN đã chuyển tải khá thành cơng nội dung giáo dục lịng nhân ái, hướng SV tới một lối sống văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)