Báo Thanh niên với giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 78 - 82)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.3.2. Báo Thanh niên với giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật

2.2.3.2. Báo Thanh niên với giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật pháp luật

Mảng đề tài giáo dục lịng nhân ái, văn hố ứng xử, đời sống, pháp luật chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các tin, bài về SV (44%) với số lượng 171 tin, bài. Báo Thanh niên có cách đề cập khác khi giáo dục tấm lòng hữu ái cho TNSV. Mỗi bài viết như một mũi kim châm sắc, buộc TNSV phải suy xét, đánh giá phần “nhân

nghĩa” trong bản thân mình.

Trên diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ” (số 172, ngày

21/06/2006) đã trích dẫn ý kiến của một độc giả:

“Nhân tài, xét nghĩa Hán - Việt, là người có tài năng, nghĩa dùng thuần Việt

78

khoa học. Người tài mà sử dụng tài năng chỉ để mưu cầu lợi ích cá nhân, đơi khi rất nguy hiểm, nếu địa vị càng cao thì nguy hại càng lớn. Thiếu chữ nhân thì quyết khơng thể gọi là nhân tài.”

Chữ “nhân” ấy bắt nguồn từ cái gốc sâu xa là lòng trắc ẩn trước nỗi khổ của đồng loại, lịng u thương muốn hạnh phúc ln được chia sẻ cho mọi người, mọi nhà, cả dân tộc và nhân loại.

SV khi ngồi trên ghế nhà trường khơng chỉ có nhiệm vụ học tập mà cịn phải tự trau dồi cái “đức” của bản thân để trở thành “nguyên khí của quốc gia”. Thế nhưng một bộ phận trong xã hội nói chung và SV nói riêng đang “Vơ cảm” với đồng bào mình: “Một người nhảy cầu tự tử, một tai nạn giao thông xảy ra khiến ai đó bị thương

nặng, người đi đường dừng lại, chen lấn chỉ để... đứng nhìn cho thoả trí tị mị”.

Tác giả Bùi Trần đưa ra kết luận như một lời cảnh tỉnh đối với những người đang say sưa với hạnh phúc riêng mà quên đi nỗi đau của những người sống xung quanh: “Sự vô cảm khơng chỉ giết chết một con người, nó đã giết chết tâm hồn nhiều

con người - những người đã mất đi lòng thương cảm đối với số phận của người khác”.

Hãy biết yêu thương, trân trọng mái ấm gia đình - đó là nơi khởi nguồn tình yêu thương của mỗi con người. Và vì rằng trong mỗi chúng ta nếu không biết thương u cha mẹ, ơng bà gia đình mình thì sẽ khơng thể u thương đồng bào và dân tộc mình được. Đó là thơng điệp mà tác giả Xuân Thanh gửi gắm tới các bạn trẻ qua bài viết “Hội chứng... bận”.

“Không phải VIP, cũng chẳng là công nhân bận bịu theo ca, họ là học sinh -

sinh viên nhưng muốn gặp họ thật khó. Bởi họ lubuxu ở ngồi đường suốt ngày với đủ loại công việc và về nhà chỉ để nhủ. “Bận rộn” đang trở thành “hội chứng” của một bộ phận các bạn trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

... Dù bạn có thành cơng đến đâu trên đường đời thì gia đình vẫn ln là điểm tựa vững chắc nhất. Nếu bạn không khéo léo sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc nước

- việc nhà và không coi trọng giá trị của các mối quan hệ gia đình, điểm tựa trong cuộc sống của bạn dễ dàng bị lung lay và bạn có thể bị... té ngã bất cứ lúc nào.”

Bài “Đi tìm chìa khố” của tác giả Hạ Đoan, số 252 (09/09/2007), lại là một thông điệp nhẹ nhàng, sâu sắc tới các bạn trẻ:

“Lớn lên, tơi tìm thấy những chiếc chìa khố khơng làm bằng kim loại. Có

rất nhiều chiếc chìa khố như thế mà ta hằng tìm kiếm để tra vào ổ. Tơi hỏi bạn, rồi tự hỏi mình: Chúng ta đã tìm thấy chìa khóa cho những ổ khóa tâm hồn của những người xung quanh? Để ta được làm cho họ vui bên ta, tự hào về ta, và mỉm cười với ta mỗi sớm qua đường...”

Để tìm được chìa khố cho những ổ khóa tâm hồn đó, trước hết mỗi TNSV phải tự tìm chiếc chìa khóa mở tấm lịng nhân ái của chính mình. Báo Thanh niên đã phần nào giúp SV đi tìm chiếc chìa khóa ấy qua những bài viết sâu sắc về tấm lòng yêu thương con người.

Đối với báo Thanh niên, đời sống SV được phản ánh với muôn màu sắc. Việc lựa chọn những thơng tin có tính hợp thời là một cách tốt đưa ra những kinh nghiệm, cũng như những bài học nhãn tiền giúp SV chủ động hơn trong cách sinh hoạt hàng ngày.

“Sinh viên... móm” (09/02/2006), “Sinh viên “bệt” (30/08/2007), “Sinh viên

làm thêm với những nghề quý tộc” (27/10/2006), “Nhiều việc làm cuối năm cho sinh viên” (21/12/2006), “Sinh viên mất của” (09/02/2006), “Sinh viên săn vé xem phim

miễn phí” (18/06/2007), “Dở dang chuyện học hành của sinh viên vùng bị lũ”

(10/10/2006), “Ký túc xá thời hi-tech” (02/03/2006)...

Số 3 (03/01/2006) đăng tải bài “Đốt đời theo khói thuốc” của tác giả Võ Ba, Trí Quang chỉ ra một trào lưu khơng lành mạnh trong SV nam: “Vui hút, buồn hút,

không vui cũng hút. Từ quán bi-da, ra bàn nhậu... nơi nào cũng có khói thuốc. Xã hội ngày càng quan ngại tình trạng lạm dụng thuốc lá đang bùng phát nghiêm trọng trong giới trẻ.”

80

Hay một hình ảnh khơng mấy đẹp về “Làng... cụng ly” (Trí Quang, số 6, ngày 06/01/2006): “Một sinh viên (SV) mặc quần đùi, áo thun đưa tay chào “chiến hữu”

rồi ngật ngưỡng bước ra khỏi quán nhậu... Ở đây đi đâu cũng đụng nhậu. SV buồn nhậu, vui nhậu, không vui không buồn cũng nhậu...”

Đặc biệt gần đây gây xôn xao dư luận về vụ Hoàng Thùy Linh sinh hoạt tình dục với người bạn trai cũ. Ngày 12/10/2007 trên Internet đã lan truyền đoạn phim sex làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tinh thần của SV. Khơng ai khác cũng chính là SV (là nhân viên của chương trình VTV6) phát tán nội dung trên. Báo đã kịp thời đăng tải những nội dung liên quan như lời cảnh báo về lối sống hưởng lạc, xuống cấp về đạo đức đang có nguy cơ bùng phát trong giới trẻ.

Rất nhiều bài viết về đời sống SV từ những trào lưu không giống ai, đến những tình cảnh cháy túi, thi lại, học lại và cả điều kiện sống, học tập của SV. Đặc biệt những bài viết chia sẻ tình cảm với những SV có hồn cảnh khó khăn để SV vượt lên trong cuộc sống được báo Thanh niên coi đây là thế mạnh của mình. Các bài phản ánh trọng tâm có tính giáo dục sâu sắc trong ứng xử giao tiếp.

Bên cạnh việc giáo dục đời sống, báo Thanh niên rất chú trọng phổ biến, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho SV. Báo tập trung đưa ra những hậu quả, những vi phạm mà bản thân SV nhiều khi chưa biết hoặc có biết nhưng vẫn làm liều. Những bài viết như tiếng chuông cảnh tỉnh cho những SV coi thường pháp luật.

Việc cá độ bóng đá trong SV dẫn đến suy sụp về tinh thần, sức khỏe, tiền bạc. Bài “Trượt theo trái bóng trịn” (02/05/2007) nhiều SV tâm sự nỗi cay đắng của mình:

“Nhiều đêm chỉ với 2 triệu đồng tiền vốn, sáng hơm sau mình có thể có tới 20 triệu

đồng. Thắng thì nhiều nhưng thua cũng khơng ít, có những trận mình thua ngay trên chấm phạt đền của phút đá bù giờ. Tức lắm! Cứ mỗi trận thua là mình đánh double (gấp 2 lần) lên để gỡ lại. Và rồi nợ bao vây mình lúc nào không biết”. Đây là một

trong những nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức lúc nào không biết.

“Cờ bạc bên lề giảng đường” (01/02/2007), “Cảnh báo các kiểu lừa sinh

viên” (16/11/2006), “Phá đường dây gái gọi HS, SV” (10/06/2006), “Những tay môi

giới sinh viên” (28/06/2006), “Sinh viên đỏ đen” (04/04/2007), “Trai gọi sinh viên”

(05/02/2007), “Đạo chích rửa tiền qua game” (22/01/2007), “Một sinh viên trốn

thốt trở về sau vụ bắt cóc bí ẩn” (19/01/2007)...

Báo Thanh niên đã luôn đi đầu trong việc phát hiện chuyển tải thông tin nhanh chóng, kịp thời để SV có cái nhìn đúng đắn, tránh xa các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)