KHẢ NĂNG ĐƯƠNG ĐẦU VỚI CÁC CÚ SỐC

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 78 - 80)

- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện

11 Brazil tuyên bố chính thức áp dụng IT vào tháng 6/1999 và áp dụng ngay IT hoàn toàn; tương tự CH Séc tuyên bố chính thức áp dụng IT vào tháng 12/1997 và áp dụng ngay khn khổ IT hồn tồn; Ba Lan bắt

KHẢ NĂNG ĐƯƠNG ĐẦU VỚI CÁC CÚ SỐC

Các quốc gia thực hiện IT có khả năng đương đầu tốt hơn trước các cú sốc chẳng hạn cú sốc giá hàng hóa thế giới hay cú sốc tài chính tồn cầu so với các quốc gia khơng thực hiện IT hay không cũng là một câu hỏi được đặt ra khi xem xét khn khổ IT. Có một số nghiên cứu cố gắng trả lời câu hỏi này sau khi nhiều nước phải hứng chịu cú sốc giá hàng hoá thế giới tăng cao và cú sốc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, vì các cú sốc này cũng mới xảy ra nên các đánh giá cũng bị hạn chế về mặt số liệu. Phần dưới cố gắng tóm tắt một số kết quả từ các nghiên cứu điển hình để xem xét khả năng phản ứng trước các cú sốc của các quốc gia thực hiện khn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu so với các quốc gia không thực hiện khuôn khổ chính sách này.

Phân tích sử dụng các cơng cụ định tính các số liệu trước khi có cú sốc giá hàng hố thế giới và cú sốc tài chính toàn cầu vào năm 2007-2008 ủng hộ quan điểm lạm phát mục tiêu tương ứng với độ biến động thấp hơn của thị trường tài chính so với các cơ chế điều hành chính sách tiền tệ khác. Một số kết quả từ phân tích định lượng cho thấy: Thứ nhất, các quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu làm tốt hơn các nước khác trong việc giảm thiểu tác động của giá hàng hóa dâng cao vào năm 2007 lên lạm phát. Thứ hai, các dự báo vĩ mô cũng cho thấy các quốc gia thực hiện IT được kỳ vọng ít bị cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu tác động tiêu cực hơn. Đến tháng 5 năm 2009, các chỉ số dự báo cho thấy tăng trưởng trung bình của tất cả các nhóm nước trong năm 2009-2010 sẽ giảm dưới mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2008, và cùng với việc giảm giá hàng hoá, lạm phát cũng dự báo giảm dưới tỷ lệ lạm phát trung bình. Tuy nhiên, tăng trưởng trung bình (median growth) trong các quốc gia không thực hiện IT được dự báo giảm 4,8 điểm phần trăm trong năm 2009-2010 so với giai đoạn 2001-2008, và giảm 3,7

điểm phần trăm so với các quốc gia thu nhập thấp thực hiện IT, và giảm 3,4 điểm phần trăm so với các quốc gia thu nhập cao. Lạm phát trong các nhóm nước được dự báo giảm với lượng tương tự so với giá trị trung bình giai đoạn 2001-2008.

Một vài nhà kinh tế nhấn mạnh đến lợi ích của IT dưới góc độ tăng tính tin cậy của chính sách, khả năng truyền thơng để hình thành kỳ vọng lạm phát tốt hơn và IT có đặc thù là neo bởi cơ chế tỷ giá hối đối linh hoạt và đặc điểm này làm nó phản ứng tốt hơn với các cú sốc bên ngồi hơn khn khổ chính sách tiền tệ khác. Mặt khác, có một số lý do khác giải thích tại sao IT cung cấp những công cụ phù hợp cho việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Thứ nhất, rủi ro từ thiểu phát được chú trọng nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Khi đối mặt với rủi ro thiểu phát, cơ chế IT có thể đóng một vai trị quan trọng nhằm tránh bẫy thanh khoản và những hiểm nguy của lãi suất bằng không. Điều này được nhấn mạnh trong chiến lược truyền thông của các Ngân hàng Trung ương hướng về lạm phát mục tiêu.

Thứ hai, độ tin cậy của khuôn khổ IT cũng cho phép các Ngân hàng Trung ương thực hiện IT tại các nước đang phát triển có cơ hội lớn hơn đáng kể cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ mà khơng làm tổn hại đến mối quan ngại lạm phát của họ.

Thứ ba, trong suốt thời kỳ bùng nổ tồn cầu và tình trạng thanh khoản cao quá mức, Ngân hàng Trung ương thực hiện IT thiên về chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm theo đuổi mục tiêu lạm phát của họ. Các quốc gia thực hiện IT có lãi suất cao hơn trong suốt giai đoạn mở rộng trước cuộc khủng hoảng, và khi cuộc khủng hoảng tác động, quốc gia có lãi suất danh nghĩa cao hơn có nhiều khơng gian hơn cho việc giảm lãi suất và do đó ít có nhu cầu cho các biện pháp tài khóa vơ cùng tốn kém.

Thứ tư, có mối tương quan đáng kể giữa lạm phát mục tiêu và cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Tỷ giá hối đoái linh hoạt trong một thời gian dài được coi là có khả năng hấp thụ các cú sốc và điều này cũng giải thích sự đương đầu với khủng hoảng tương đối tốt của các nước IT.

Nghiên cứu định lượng của Filho (2010) nhằm so sánh các quốc gia thực hiện IT và các quốc gia khơng thực hiện IT khi đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã đưa ra kết luận là chính sách tiền tệ của các quốc gia thực hiện IT trở nên phù hợp hơn khi đối phó với cuộc khủng hoảng. Các nước thực hiện IT nói chung dường như cũng tránh được rủi ro thiểu phát tốt hơn các quốc gia khác. Với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, các nước thực hiện IT cũng chứng kiến sự giảm giá thực mạnh mà không dẫn đến những rủi ro lớn hơn của thị trường. Theo đó, có bằng chứng cho thấy các nước thực hiện IT làm tốt hơn về khía cạnh tỷ lệ thất nghiệp và các quốc gia phát triển thực hiện IT có sản xuất cơng nghiệp tương đối tốt. Với tỷ lệ tăng trưởng GDP, các nước phát triển thực hiện IT có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn các nước không thực hiện IT, nhưng khơng có sự khác biệt như thế đối với các nước mới nổi.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)