ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2000-2010 Giai đoạn 2000-

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 103 - 119)

- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện

ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2000-2010 Giai đoạn 2000-

n là số qua sát của chuỗi số liệu.

ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2000-2010 Giai đoạn 2000-

Giai đoạn 2000-2003

Năm 2000, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế trong nước năm 1999 đạt tốc độ tăng trưởng thấp 4,8%, nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát (lạm phát năm 1999 là 0,1%), hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn. Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra mục tiêu điều hành CSTT năm

2000 là thực hiện một chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng để vừa đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát ở mức khơng q 5%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, tiếp tục ổn định hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2003, các diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế diễn ra khơng mấy phức tạp, chính sách tiền tệ điều hành bám sát mục tiêu trên, nên kết quả là CPI được kiểm soát ở mức thấp20, tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm.

Giai đoạn 2004 - 2005

Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhằm hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2000-2005 (bình quân 7-7,5%/năm); năm 2005 mục tiêu tăng trưởng đặt ra là 8-8,5% và chỉ số lạm phát định hướng dưới 6,5%.

Trong khi đó, bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến bất lợi và khó lường. Mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra trong 2 năm này là “ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, nhưng không làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế”. Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (OMO) như một công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT nhằm ổn định lãi suất, ổn định tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Đồng thời, giải pháp điều hành CSTT có vai trị quan trọng để giữ được ổn định tiền tệ trong các năm 2004, 2005 và đạt được mức độ tăng trưởng cao (7,79% và 8,44%) với chủ trương ổn định tỷ giá VND so với USD. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cam kết với dân chúng là VND sẽ không giảm giá quá 1% mỗi năm. Sự cam kết này là một giải pháp tình thế có tác động mạnh đến tâm lý của dân chúng và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, xét về dài hạn, nếu sử dụng các biện pháp chính sách can thiệp để 20Lạm phát (CPI) năm 2000: -0,6; 2001: 0,8 ; 2002: 4% ; 2003: 3%.

cam kết giữ tỷ giá ổn định sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường ngoại hối và khơng khuyến khích xuất khẩu. Song để thực hiện mục tiêu CSTT trong tình hình phức tạp như vậy, thì chủ trương ổn định tỷ giá là sự lựa chọn hợp lý. Hỗ trợ cho chính sách ổn định tỷ giá này là các giải pháp về lãi suất và dự trữ bắt buộc. Cụ thể, trong năm 2005, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh tăng các mức lãi suất chỉ đạo nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng, đồng thời đảm bảo lợi tức thu được từ gửi VND có lợi hơn gửi bằng ngoại tệ, để giảm áp lực dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ.

Giai đoạn 2006 đến giữa năm 2007

Trước diễn biến vốn khả dụng của các TCTD dư thừa do nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào nhiều, và nhất là trong năm 2007 do lạm phát có xu hướng quay trở lại, trong điều hành nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển từ hình thức chào mua là chủ yếu sang chào bán là chủ yếu.

Từ giữa năm 2007 đến tháng 9/2008

Trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý, theo đó các cơng cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt và phối hợp chặt chẽ để giảm bớt tiền trong lưu thơng, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng. Chính sách tiền tệ được điều hành nới lỏng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm sốt lạm phát, đảm bảo an tồn hệ thống.

Năm 2007, để thực hiện mục tiêu thắt chặt tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở (OMO) đã được điều hành linh hoạt bám sát mục tiêu điều hành CSTT và thực hiện được mục tiêu rút tiền từ lưu thông về. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước giữ các mức lãi suất (lãi suất cơ bản 8,25%/năm, tái cấp vốn 6,5%/năm, chiết khấu 4,5%/năm v.v...) và

tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm ổn định lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chủ động can thiệp mua - bán ngoại tệ và thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm sốt để tránh việc tăng giá VND và làm cho tỷ giá VND so với USD trên thị trường biến động tăng ở mức độ thấp.

Trong 7 tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã: (i) chủ động hút tiền về từ lưu thông, thông qua các biện pháp: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1%; phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Đồng thời, hỗ trợ kịp thời vốn ngắn hạn cho các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản thơng qua nghiệp vụ thị trường mở và thực hiện tái cấp vốn ngắn hạn, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ nhỏ; (ii) điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,75-12-14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5-7,5-13-15%/ năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5-6-11-13%/năm.

Từ cuối tháng 7/2008, mặc dù kinh tế vĩ mơ có nhiều dấu hiệu khả quan như lạm phát và nhập siêu có xu hướng giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều hành và nới lỏng từ tháng 10/2008. Cụ thể: (i) điều chỉnh tăng lãi suất tín phiếu NHNN bắt buộc từ 7,8%/ năm lên 13%/năm (tháng 7); (ii) tăng 3 lần lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ mức 1,2-3,6-5-10%/năm (trong tháng 8, tháng 9, tháng 10) và xuống 9% (tháng 12); (iii) từ tháng 10 đến tháng 12/2008, giảm 4 lần các mức lãi suất chủ đạo như lãi suất cơ bản từ mức 14-13-12- 11-10%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15-14-13-12-11%/năm, lãi suất

chiết khẩu từ 13-12-11-10-9%/năm để tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay; (iv) điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 11-10-8-6% và giảm dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11-9-7%; cho phép các TCTD sử dụng tín phiếu NHNN bắt buộc trong các giao dịch tái cấp vốn và thanh tốn trước hạn nếu có nhu cầu; (v) mở rộng từng bước biên độ ấn định tỷ giá mua – bán đồng Đô la Mỹ của các TCTD từ mức +0,75% lên +1%, +2%, +3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng; đồng thời, điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng theo hướng tăng dần phù hợp với cung - cầu ngoại tệ trên thị trường và mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; không cho phép các TCTD mua, bán đô la Mỹ thông qua ngoại tệ khác.

Giai đoạn 2009-2010

Năm 2009, khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến kinh tế nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Kinh tế trong nước gặp khó khăn, các cân đối vĩ mơ chưa thật vững chắc, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế ở mức thấp, tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp kích thích kinh tế, suy giảm kinh tế đã được ngăn chặn, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt khoảng 5,2%, lạm phát được kiểm soát dưới 7%, an sinh xã hội được đảm bảo. Năm 2009, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô gồm:

Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, phù hợp với

diễn biến của thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ: (i)

lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu giảm xuống mức lần lượt là 7%/năm, 7%/năm và 5%/năm từ tháng 2/2009 và giữ ổn định đến cuối tháng 11/2009; từ

1/12/2009, điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu lên các mức lần lượt là 8%/ năm, 8%/năm và 6%/năm; ban hành cơ chế lãi suất thỏa thuận của TCTD đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành, sử dụng thẻ tín dụng; (ii) điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ 6 xuống 3%, tiền gửi VND có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 2 xuống 1%; (iii) điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn để kiểm soát lượng tiền cung ứng, đảm bảo khả năng an tồn thanh tốn hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ.

Điều hành công cụ tỷ giá, kết hợp với các biện pháp quản

lý ngoại hối và can thiệp hợp lý trên thị trường ngoại tệ:

(i) biên độ tỷ giá được điều chỉnh tăng từ +3% lên +5% (24/3/2009) và điều chỉnh giảm xuống +3% (26/11/2009); (ii) điều hành tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng theo hướng tăng, ngày 26/11/2009 tăng lên mức 17.961 VND, theo đó mức trần tỷ giá mua bán của ngân hàng thương mại (NHTM) là 18.500 VND/USD (tăng 3,43% so với ngày 25/11/2009); (iii) can thiệp bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu và cho các NHTM có trạng thái ngoại tệ âm trên 5%; (iv) trước tình hình giá vàng tăng cao đột biến trong những ngày đầu tháng 11/2009, Ngân hàng Nhà nước đã công bố cơ chế tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vàng để cân đối cung cầu và ổn định giá vàng trong nước.

Triển khai đồng bộ các cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các

định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009, Quyết định 443/ QĐ-TTg ngày 04/4/2009, Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 và Công văn số 670/TTg-KTTH ngày 05/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ; đi đơi với tăng cường thanh tra, giám sát, hồn thiện cơ chế và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế hỗ trợ lãi suất.

Kiểm sốt tín dụng tăng trưởng ở mức hợp lý về tốc độ, tỷ

trọng và cơ cấu, đảm bảo chất lượng tín dụng thơng qua

việc điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ, kiểm sốt chặt chẽ cho vay đối với khu vực phi sản xuất (kinh doanh chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng v.v...), điều chỉnh giảm tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống còn 30% của NHTM. Với đà phục hồi kinh tế từ cuối năm 2009, các cơ quan chức năng đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và chuyển trọng tâm ưu tiên từ tăng trưởng sang ổn định giá cả. Tháng 11/2009, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản thêm 100 điểm (1%), tiếp tục giảm tỷ giá thêm 5,5% và chấm dứt chương trình hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn.

Như đã đề cập ở trên, trong những năm gần đây, do phải thực hiện đa mục tiêu, các cơ quan quản lý tiền tệ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cân bằng những nhiệm vụ được giao nhiều khi mâu thuẫn nhau, đó là hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đồng thời phải ổn định giá cả, điều này được minh chứng rất rõ qua việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xác định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 có những thay đổi trong thời gian ngắn nên nhiệm vụ giao cho Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể, từ tháng 4 đến tháng 10/2010 (Nghị quyết 18/

NQ-CP ngày 6/4/2010, Nghị quyết 23/NQ23/NQ-CP ngày 7/5/2010, Nghị quyết 39/NQ-CP ngày 4/10/2010), Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ điều hành giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục tiêu trên, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ kết hợp với một số biện pháp hành chính. Trong 3 quý đầu năm, lãi suất cơ bản và tái cấp vốn được giữ nguyên ở mức 7-8%/năm; dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi bằng ngoại tệ được điều chỉnh giảm từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; thị trường mở được điều hành với khối lượng lớn, lãi suất được điều chỉnh giảm; tăng khối lượng vốn tái cấp vốn, cho vay qua đêm và hoán đổi ngoại tệ với ngân hàng thương mại nhằm điều tiết lãi suất giảm theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/ NQ-CP; thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đối với VND từ tháng 4/2010. Trong điều hành, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các Tổ chức Tín dụng thực hiện mở rộng tín dụng đi đơi với kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung cho lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 18.932 VND/USD (ngày 11/02/2010 tăng 3,36%, ngày 18/8/2010 tăng 2,1%, tổng cộng là 5,52%); Thực hiện các giải pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu năm. Đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; điều hành xuất - nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu thị trường; giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ và thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống. Hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM; ban hành quy định mới phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế của hệ thống TCTD nước ta về tỷ lệ an toàn, cấp giấy phép thành lập và hoạt động NHTM cổ phần, sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, quản trị kinh doanh của NHTM; giãn tiến độ tăng vốn điều lệ của các TCTD theo

Nghị định 141/2006/NĐ-CP đến cuối năm 2011; cơ quan thanh tra giám sát, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra các TCTD.

Chính sách tiền tệ điều chỉnh theo hướng nới lỏng vẫn tiếp tục cho đến quý 3/2010, kể cả khi lạm phát lại tiếp tục leo thang. Trong quý IV/2010, trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1875/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/10/2010 đưa ra các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010, Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010 về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão và quý I/2011.

Từ tháng 11/2010 (Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/11/2010), nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước là điều hành chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường để tăng cường kiểm sốt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh tốn, góp phần

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 103 - 119)