LÝ DO ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 66 - 68)

KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRONG VIỆC ÁP DỤNG KHN KHỔ CHÍNH SÁCH

LÝ DO ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU

Có thể nói, lý do chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của các nước là rất đa dạng. Đa số các nước chuyển sang áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu do sự bất ổn về tỷ giá hối đối; cần có neo danh nghĩa cho các kỳ vọng lạm phát; một số nước áp dụng IT nhằm ứng phó với hoạt động kinh tế nghèo nàn; một số nước khác nhằm đáp ứng yêu cầu gia nhập Liên minh Châu Âu (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Động cơ áp dụng lạm phát mục tiêu Các nước IT Nhằm ứng phó với hoạt

động kinh tế nghèo nàn

Sự bất ổn định của

tỷ giá hối đoái Gia nhập EMU

Neo các kỳ vọng lạm phát Brasil x x Chile x x CH Sec x x Israel x Ba Lan x x Nam Phi x x Australia x x Canada x Phần Lan x x NewZealand x x

Tây Ban Nha x x

Thụy Điển x

Vương Quốc Anh x

Nguồn: Bernanke và các cộng sự (1999), Morande và Schmidt-Hebbel (2000), Clinton

Nói chung, có thể chia thành hai nhóm lý do dẫn đến áp dụng IT ở các nước như sau:

Thứ nhất, nhóm lý do kỳ vọng một cơ chế chính sách tiền tệ mới hiệu quả hơn. Thực tiễn cho thấy lý do chung đối với các quốc gia khi thực hiện lạm phát mục tiêu đó là các nước này đều gặp phải khó khăn trong việc sử dụng các neo danh nghĩa khác (như tỷ giá hay cung tiền), cũng như mong muốn một tỷ lệ lạm phát thấp hơn và neo các kỳ vọng lạm phát. Thuộc nhóm lý do này phần lớn là các nước công nghiệp phát triển như New Zealand, Vương quốc Anh, Canada v.v… và một số nước chuyển đổi như CH Séc, Ba Lan, Hungary v.v...

Thứ hai, nhóm lý do từ cú sốc về khủng hoảng tài chính – tiền tệ hoặc bị tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ trước đó. Đa số nước đang phát triển chấp nhận chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thuộc nhóm lý do này. Nước điển hình thiết lập chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu để ứng phó với các cú sốc tiền tệ là Brazil. Tháng 6/1999, Brazil chính thức áp dụng cơ chế chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế tiền tệ này được coi như một đối sách ứng phó với sự sụp đổ trước đó của đồng Real vào tháng 1/1999. Trong khi đó, đối với các nước khác như Mexico, Nam Phi, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippin, Indonesia v.v… việc áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu khơng phải bắt đầu từ những cú sốc kinh tế trực tiếp nhưng trước đó những nước này đã trải qua hoặc chịu tác động bởi các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Động cơ áp dụng IT của những nước này cũng như các nước công nghiệp tiên tiến như Thụy Điển và Anh, đó là họ cần một neo mới cho chính sách tiền tệ sau khi hủy bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

Tuy lý do chuyển sang cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu của mỗi nước có thể khác nhau nhưng họ đều thống nhất dựa trên cơ sở lý luận cho rằng: (i) tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng tỷ lệ việc làm trong

dài hạn; (ii) việc lấy chỉ tiêu lạm phát thấp và ổn định làm mục tiêu duy nhất đã khắc phục được hiện tượng xung đột giữa các mục tiêu; (iii) Việc theo đuổi mục tiêu lạm phát thấp và ổn định thể hiện quyết tâm và trách nhiệm cao của Ngân hàng Trung ương trước cơng chúng và đó là cơ sở để tạo uy tín cho họ.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 66 - 68)