MỘT SỐ KẾT LUẬN VỀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 80 - 83)

- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện

MỘT SỐ KẾT LUẬN VỀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC

11 Brazil tuyên bố chính thức áp dụng IT vào tháng 6/1999 và áp dụng ngay IT hoàn toàn; tương tự CH Séc tuyên bố chính thức áp dụng IT vào tháng 12/1997 và áp dụng ngay khn khổ IT hồn tồn; Ba Lan bắt

MỘT SỐ KẾT LUẬN VỀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC

Để thực hiện thành cơng một khn khổ chính thức của lạm phát mục tiêu cần có một số điều kiện nhất định, tuy nhiên, sự vắng mặt của một vài trong số những điều kiện này cũng không ngăn cản các quốc gia thực hiện quá trình chuyển đổi hướng tới một khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, nếu thiếu một số trong những yếu tố cơ bản sẽ làm cho việc thực hiện thành công khuôn khổ lạm phát mục tiêu khó khăn hơn, có nhiều thử thách hơn. Vì vậy, các quốc gia nên tránh cơng bố lạm phát

mục tiêu trước khi đạt được một số điều kiện tối thiểu trong khuôn khổ lạm phát mục tiêu.

Kinh nghiệm các nước cho thấy những yếu tố sau đây là quan trọng nhằm giúp cho khn khổ IT khả thi hơn và ít thách thức hơn: (i) ổn định giá cả là mục tiêu bao trùm của CSTT; (ii) khơng có áp chế tài chính; (iii) Ngân hàng Trung ương độc lập trong việc sử dụng các cơng cụ của mình; (iv) đồng thuận cao ở trong nước về tầm quan trọng của mục tiêu lạm phát (inflation target); (v) sự hiểu biết cơ bản về cơ chế truyền tải CSTT, và khả năng phù hợp nhằm tác động đến lãi suất ngắn hạn; và (vi) hệ thống tài chính và các thị trường hoạt động tốt. Những yếu tố này có thể được xem như các điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc đem đến một khn khổ IT thành cơng.

Khơng có một con đường duy nhất hiệu quả để hướng tới áp dụng IT. Sẽ là sai lầm khi cho rằng để thực hiện thành công IT cần thiết lập tất cả các điều kiện trước khi khuôn khổ IT được đưa ra. Kinh nghiệm các nước cho thấy, tại nhiều nước hiện nay có khn khổ IT thành cơng, một số điều kiện chưa có ngay từ đầu, tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã thiết lập các điều kiện này theo thời gian, và cũng “vừa học, vừa làm”. Ngân hàng Trung ương sẽ có những nỗ lực tốt nhất nhằm thiết lập những điều kiện cần thiết và làm việc với chính phủ để hướng tới mục tiêu.

Bằng chứng cũng cho thấy, việc áp dụng IT thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố góp phần thực hiện thành cơng IT. Việc thiết lập các yếu tố hỗ trợ cho một khuôn khổ IT thành công bởi vậy cần phải đồng thời được củng cố. Việc thiết lập một số yếu tố chủ chốt có thể thúc đẩy việc áp dụng một số dạng (form) của IT (ví dụ: IT ngầm định - implicit IT; IT một phần - partial IT), về phần mình, điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các tiền đề cho một khuôn khổ FFIT thành cơng.

Điều quan trọng trong q trình chuyển đổi sang FFIT là: (i) duy trì các chính sách vĩ mơ và chính sách cơ cấu lành mạnh nhằm tạo lập một môi trường phù hợp với IT; (ii) tập trung công việc vào việc thiết lập các tiền đề; và (iii) thúc đẩy các nỗ lực nhằm đáp ứng những yêu cầu của một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn. Điều này sẽ giúp đất nước tránh khỏi các cú sốc bất ngờ đối với cơ chế tỷ giá hối đoái.

Kinh nghiệm các nước cũng cho thấy rằng các Ngân hàng Trung ương áp dụng IT cần hết sức thận trọng nhằm tránh việc làm mất niềm tin và xói mịn hiệu quả tương lai của chính sách tiền tệ. Bất cứ việc sửa đổi mục tiêu hoặc các tham số của mục tiêu cần được thông báo rõ ràng cho cơng chúng và cần chỉ ra rằng chính sách tiền tệ tiếp tục tập trung cao độ vào kiểm soát lạm phát trong trung hạn. Để đối phó với việc thiếu một cam kết về tỷ lệ lạm phát thấp, Ngân hàng Trung ương cần áp dụng một kế hoạch quyết đoán để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu đặt ra.

Các sự kiện vào giữa năm 2007 và giữa năm 2008 cũng cho thấy một loạt những thách thức mà các nhà lập chính sách phải đối mặt trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng tăng. Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ lạm phát mục tiêu, các Ngân hàng Trung ương áp dụng IT phải đương đầu với những biến động trên các thị trường hàng hóa, rối loạn tài chính tồn cầu, suy giảm kinh tế, sự đảo ngược của các luồng vốn, và tỷ giá hối đoái giảm. Các Ngân hàng Trung ương cần cân bằng những rủi ro này để chống lại rủi ro của các áp lực lạm phát mới sau khi giá hàng hóa đảo ngược, bởi vì nhiều nhà lập chính sách tại các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm đối phó với triển vọng kinh tế xấu đi. Bởi vậy, mơi trường hiện nay là khó khăn và bất ổn hơn đáng kể. Một điều cũng quan trọng là các Ngân hàng Trung ương cần nhìn về phía trước trong các phản ứng chính sách của mình, trong khi lưu tâm đến các khả năng và chi phí nghiêm trọng có thể xảy ra.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 80 - 83)