TẠI SAO MỘT QUỐC GIA CẦN PHẢI DUY TRÌ TỶ LỆ LẠM PHÁT THẤP, ỔN ĐỊNH?

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 51 - 53)

LẠM PHÁT MỤC TIÊU

TẠI SAO MỘT QUỐC GIA CẦN PHẢI DUY TRÌ TỶ LỆ LẠM PHÁT THẤP, ỔN ĐỊNH?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một nền kinh tế sẽ vận hành tốt hơn, khi xét về tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, về việc làm, và về cải thiện đời sống nhân dân, nếu tỷ lệ lạm phát thấp và được duy trì ổn định ở mức đó. Bởi vì kỳ vọng lạm phát sẽ khiến hành vi của các thực thể kinh tế trở nên khơng ổn định. Có thể nói, mọi động thái bất thường và bất hợp lý của chỉ số lạm phát đều để lại những hiệu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Lạm phát đồng nghĩa với đồng tiền giảm giá trị là tin xấu đối với hầu hết người dân. Lạm phát bóp méo giá cả, làm giảm giá trị các khoản tiết kiệm, khơng khuyến khích đầu tư, kích hoạt chuyển dịch vốn vào các tài sản bằng ngoại tệ, đầu tư kim loại quý và bất động sản, hạn chế tăng trưởng kinh tế và tới cực điểm nó có thể gây ra những bất ổn về mặt xã hội và chính trị.

Trong khi lạm phát cao8 là “cơn ác mộng” thì giảm phát/thiểu phát là “nỗi ám ảnh” của Chính phủ các nước. Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giảm phát là sự sụt giảm kéo dài của chỉ số giá chung như chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP. Gần như hiện tượng có tính quy luật (Trung Quốc là một ngoại lệ), giảm phát lớn kéo theo suy thối hoặc trì trệ kinh tế, làm cho tổng cầu, đặc biệt là phần chi tiêu (C) và đầu tư (I) bị sụt giảm theo. Giảm phát làm tăng giá trị của các khoản nợ danh nghĩa và nếu q mức có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ hay phá sản các con nợ, cuối cùng là gây tác hại cho nền kinh tế. Điều đáng ngại là giảm phát làm giảm hiệu quả chính sách tiền tệ do khả năng truyền tải tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất thực giảm sút không chỉ khi lãi suất thực giảm xuống bằng 0 và lạm phát âm. Vì vậy, làm thế nào duy trì và kiểm sốt được lạm phát ở mức hợp lý trở thành vấn đề trung tâm, mục tiêu tối cao của chính sách tiền tệ để phát huy tác dụng “bôi trơn” và giảm tác dụng “cản trở” của lạm phát. Vấn đề này cũng gây khơng ít tranh cãi trong giới kinh tế. Một trong những vấn đề đã trở thành triết lý hay chủ thuyết của việc lấy lạm phát làm mục tiêu chính sách tiền tệ là mối quan hệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Nếu bảo đảm sự ổn định tiền tệ và duy trì lạm phát ở mức hợp lý (lạm phát thấp nằm trong một biên độ dự tính nhất định) thì chính sách tiền tệ sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất là trong ngắn hạn, kể cả góp phần bảo đảm mục tiêu ổn định tỷ giá và an toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra kinh nghiệm thực tế chứng minh rằng điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn để đạt được các mục tiêu khác như giảm tỷ lệ thất nghiệp hay tăng tổng sản lượng (GDP) có thể xung đột với mục tiêu ổn định giá. Dường như các Ngân hàng Trung ương bị cơng luận chỉ trích nhiều hơn khi nâng 8Mức lạm phát nào được coi là cao là câu hỏi còn nhiều ý kiến khác nhau. Hầu hết các nhà nghiên cứu thống nhất rằng lạm phát 2 chữ số (từ 10% trở lên) kéo dài là không tốt cho tăng trưởng.

lãi suất (đây là một trong những thủ thuật thông thường để chống lạm phát) so với trường hợp hạ lãi suất. Mặt khác, Ngân hàng Trung ương ln phải chịu những áp lực phải kích thích các hoạt động kinh tế. Về nguyên tắc, lấy lạm phát làm mục tiêu sẽ giúp giải quyết được vấn đề bất đối xứng này bằng cách lấy lạm phát chứ không phải GDP hay tỷ lệ thất nghiệp làm mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)