Tăng trưởng tiềm năng giai đoạn 2001-2010 là 7,6%; chúng tơi tính ra số này qua các bước sau: (i) tách chuỗi số gốc ban đầu từ GDP (tính theo giá cố định 1994, đơn vị tỷ đồng) ra thành thành phần dài hạn và

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 88 - 91)

- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện

16Tăng trưởng tiềm năng giai đoạn 2001-2010 là 7,6%; chúng tơi tính ra số này qua các bước sau: (i) tách chuỗi số gốc ban đầu từ GDP (tính theo giá cố định 1994, đơn vị tỷ đồng) ra thành thành phần dài hạn và

chuỗi số gốc ban đầu từ GDP (tính theo giá cố định 1994, đơn vị tỷ đồng) ra thành thành phần dài hạn và thành phần chu kỳ qua thủ tục Hodrick-Prescott với hệ số điều chỉnh; (ii) tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế từ chuỗi thể hiện xu hướng dài hạn và lấy trung bình tốc độ tăng trưởng giai đoạn này sẽ thu được tăng trưởng tiềm năng.

Năm 2008, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao, kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng trong thời gian dài trước đó đã dẫn đến lạm phát của nền kinh tế tăng cao, lên đến 23% vào năm 2008 cho dù giá dầu trên thị trường thế giới và giá cả trong nước đã giảm mạnh vào các tháng cuối năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Đứng trước cú sốc này, chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thu hẹp được triển khai. Lãi suất năm 2008 tăng rất cao gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng trở nên trầm lắng và đóng băng. Tốc độ tăng trưởng sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp đồng thời gia tăng.

Chưa kịp hứng chịu hết tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thu hẹp thì vào cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu tác động đến nền kinh tế trong nước. Các phản ứng chính sách bị đảo ngược chiều. Từ chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp chuyển sang chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Gói kích thích kinh tế quy mơ lớn được triển khai vào năm 2009. Năm 2009, tăng trưởng của nền kinh tế bị sụt giảm mạnh mẽ, chỉ còn 5,32%. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi cũng như hiệu quả của chính sách kích thích kinh tế mà nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi vào năm 2010.

Vào năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi làm tăng nhu cầu xăng dầu, nguyên nhiên liệu cho hoạt động sản xuất. Giá nhiều loại đầu vào sản xuất tăng lên, cộng với chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng kích thích nền kinh tế nhằm kéo nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng đã đẩy lạm phát năm 2010 của nước ta lên tới 11,8%. Lại một lần nữa, chúng ta được chứng kiến chính sách đưa ra nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của các cú sốc lại tạo ra một cú sốc khác cho nền kinh tế. Đứng trước tình hình lạm

phát dâng cao và vẫn tiếp tục xu hướng tăng cao, thông điệp hành động cho năm 2011 mà Chính phủ đưa ra là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ.

Đồ thị 4.1 cho thấy chính sách Chính phủ đưa ra nhằm khơi phục nền kinh tế vào năm 1999 làm cho nền kinh tế vượt quá mức tăng trưởng tiềm năng và đẩy lạm phát tăng. Các cú sốc bên ngoài làm cho nền kinh tế suy giảm vào năm 2008 và 2009. Động thái chính sách vào năm 2009 cũng tương tự như năm 1999, nghĩa là chính sách kích cầu được thực hiện và nhanh chóng làm nền kinh tế phục hồi, nhưng đồng thời cũng làm lạm phát gia tăng.

Đồ thị 4.2 thể hiện xu hướng của tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2010. Một thực trạng đáng lưu ý từ đồ thị này là tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng lên mạnh mẽ, trong khi đó tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm (xem Đồ thị 4.2 và Bảng 4.3).

Đồ thị 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 (%/năm)

Bảng 4.3. Lạm phát bình quân và tăng trưởng GDP bình quân 1996-2000 2001-2005 2006-2010

Lạm phát (CPI) bình quân (%/năm) 3,4 5,1 11,4 Tăng trưởng GDP bình quân (%/năm) 6,96 7,51 7,02

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Một xu hướng khác cũng cần được đề cập trong giai đoạn 2000- 2010 là tỷ lệ lạm phát biến động mạnh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Độ lệch chuẩn của biến số tỷ lệ lạm phát đạt khoảng 6,57; trong khi đó, độ lệch chuẩn của biến số tốc độ tăng trưởng chỉ vào khoảng 0,9717. Độ lệch chuẩn càng cao thì càng cho thấy biến số dao động càng mạnh. Như vậy, tỷ lệ lạm phát dao động rất lớn so với tốc độ tăng trưởng. Dường như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đang cố gắng làm giảm biến động chu kỳ kinh doanh và đánh đổi với tỷ lệ lạm phát cao hơn cũng như biến động lớn hơn. Về dài hạn, chính sách này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, tăng bất ổn vĩ mô, và làm giảm đầu tư.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 88 - 91)