KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM Một số nhận định về khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 134 - 139)

- Hiểu biết về cơ chế truyền tải dần được cải thiện

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM Một số nhận định về khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ CÁC TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM Một số nhận định về khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam

Một số nhận định về khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam

Thứ nhất, chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu được áp dụng tại các nước trên thế giới ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn (thể hiện qua các kết quả vĩ mô, khả năng chống đỡ với các cú sốc v.v…) so với chính sách tiền tệ truyền thống (neo danh nghĩa với cung tiền hoặc tỷ giá), mặc dù phương án vận hành chính sách giữa các nước khơng hồn tồn giống nhau. Tuy vậy, do nhiều lý do khác nhau, tới nay mới có khoảng 30 nước trên thế giới áp dụng lạm phát mục tiêu. Điều này cũng hàm ý có một số khó khăn, thách thức nhất định khi tiến tới

áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, những thảo luận của IMF với các nước thành viên năm 2006 cho thấy số lượng áp dụng lạm phát mục tiêu ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể tăng gấp 4 lần trong thập kỷ tới. Như vậy, lạm phát mục tiêu đang trở thành một xu thế đáng kể và là một sự chuyển đổi cần thiết, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Thứ hai, về mặt chủ quan, do đeo đuổi chính sách tiền tệ đa mục tiêu, đồng thời sử dụng Tổng phương tiện thanh toán M2 làm mục tiêu trung gian, Ngân hàng Nhà nước đang ngày càng khó khăn cho trong việc kiểm sốt lạm phát. Điều này thể hiện rất rõ qua các số liệu lạm phát trong những năm gần đây. Lạm phát tăng nhanh nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp, cơng cụ thật sự hữu hiệu để kiểm sốt lạm phát. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng ý thức được rằng, cần tìm một neo mới cho chính sách tiền tệ sao cho có thể chủ động kiểm sốt lạm phát, ổn định giá cả, duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định và phương án tối ưu là lấy lạm phát làm mục tiêu cho khuôn khổ chính sách tiền tệ.

Thứ ba, đối với Việt Nam việc hướng tới chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là phù hợp với Chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam, theo đó xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành Ngân hàng Trung ương hiện đại có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát lạm phát để ổn định tiền tệ và giám sát để đảm bảo hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Trên thực tế, để chuẩn bị tiền đề thực hiện chiến lược này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có sự chuẩn bị và tổ chức nghiên cứu, khảo sát cơ chế lạm phát mục tiêu tại một số nước trên thế giới.

Thứ tư, quan điểm của các nhà lãnh đạo đứng đầu Chính phủ Việt Nam về mối tương quan giữa mục tiêu lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây đã có sự đổi mới. Họ đã nhận ra

rằng, chúng ta không thể tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá. Chống lạm phát đòi hỏi phải có sự đánh đổi. Nghị quyết 11 của Chính phủ đã khẳng định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu tiên hàng đầu năm 2011, 2012. Chính quan điểm đổi mới này đã tạo tiền đề cần thiết, không thể thiếu, để ủng hộ việc áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu trong tương lai của Ngân hàng Nhà nước.

Dĩ nhiên, bên cạnh các tiền đề tích cực nói trên, Việt Nam hiện tại đã đủ điều kiện chuyển đổi trực tiếp ngay sang khn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hoàn toàn hay chưa lại là vấn đề khác. Các nghiên cứu trên đây của Dự án cho thấy, một nước muốn áp dụng khn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu khả thi và ít thách thức hơn phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) ổn định giá cả là mục tiêu bao trùm của CSTT; (ii) sự tiếp cận của chính phủ đối với nguồn tài chính của ngân hàng trung ương đã bị cấm hoặc bị hạn chế; (iii) Ngân hàng Nhà nước độc lập trong việc sử dụng các cơng cụ của mình; (iv) đồng thuận cao ở trong nước về tầm quan trọng của mục tiêu lạm phát; (v) sự hiểu biết cơ bản về cơ chế truyền tải CSTT và khả năng phù hợp nhằm tác động đến lãi suất ngắn hạn; và (vi) hệ thống tài chính và các thị trường hoạt động tốt.

Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đã thực hiện lạm phát mục tiêu cũng cho thấy, các quốc gia không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các điều kiện tiên quyết của khuôn khổ lạm phát mục tiêu ngay từ đầu thì mới có thể thực hiện thành cơng khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Tại một số quốc gia, chỉ một số điều kiện tiên quyết được đáp ứng, ở một số quốc gia khác, một số điều kiện khác được bỏ qua hoặc có thể được thiết lập dần dần theo thời gian trong quá trình thực hiện khuôn khổ của lạm phát mục tiêu. Hơn nữa, q trình chuyển đổi từ cơ chế điều hành chính sách tiền tệ cũ sang cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở các quốc gia là khác nhau. Quá trình chuyển đổi sang IT thường bắt đầu bằng việc nhà lập chính sách tuyên bố về

dự định áp dụng khuôn khổ IT. Quá trình chuyển đổi sẽ kết thúc khi hầu hết các yếu tố của khn khổ lạm phát mục tiêu hồn toàn (FFIT) được thiết lập. Đa số quốc gia mới nổi trải qua thời kỳ quá độ trước khi áp dụng khn khổ lạm phát mục tiêu hồn tồn, tiếp tục một số cơ chế trung gian (ngầm định áp dụng - implicit IT, hoặc áp dụng một phần - partial IT) trong thời kỳ chuyển đổi. Tại Việt Nam cũng nên áp dụng kinh nghiệm này với việc chuyển đổi từng bước cơ chế chính sách tiền tệ hiện hành sang khn khổ chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu thông qua cơ chế lạm phát mục tiêu ngầm định.

Điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công cơ chế lạm phát mục tiêu

Trong điều kiện của Việt Nam, theo chúng tôi, để đưa ra áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thành công cần đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, ổn định giá cả phải là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 đã làm rõ hơn vấn đề này. Trong giai đoạn vẫn thực hiện chính sách tiền tệ đa mục tiêu thì phải xác định thứ tự ưu tiên, trong đó kiềm chế lạm phát, duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định là mục tiêu số một.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng các cơng cụ CSTT. Về điều hành, ít nhất Ngân hàng Nhà nước cũng được quyền xác định, quyết định và điều tiết lượng tiền cung ứng hàng năm và trong từng thời điểm, đồng thời được nhận và sử dụng công cụ lãi suất và các công cụ tiền tệ khác để tác động vào mục tiêu lạm phát. Trong các quyền này, hiện tại Ngân hàng Nhà nước chưa được quyết định kế hoạch cung ứng tiền mà thực hiện trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc Thủ tướng Chính phủ giao cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyền này thực ra chỉ là vấn đề kỹ thuật điều hành. Vấn đề quan trọng là ở chỗ liệu Ngân hàng Nhà nước có đủ sức để nhận và tự chịu trách nhiệm không.

Thứ ba, việc xây dựng một Ngân hàng Nhà nước tương đối độc lập với Chính phủ (độc lập về thực thi chính sách tiền tệ) là khả thi. Với đề xuất này, hàm ý là tiền đề về thể chế để Ngân hàng Nhà nước chuyển sang chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đã sẵn sàng. Vấn đề còn lại là thời gian.

Thứ tư, giả định Ngân hàng Nhà nước đã độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ, song nếu NHTW chưa độc lập về hoạt động tài chính thì sự độc lập ấy vẫn phải chịu áp lực nhất định từ phía Chính phủ. Do hiện tại Ngân hàng Nhà nước vẫn được coi là một cơ quan ngang Bộ của Chính phủ nên Ngân hàng Nhà nước vẫn phụ thuộc về tài chính của Chính phủ, nên cách tốt nhất là Ngân hàng Nhà nước cần có một cơ chế tài chính đặc thù, phù hợp ở mức có thể và được Chính phủ cho phép, hạn chế phát sinh sức ép của Chính phủ và Bộ Tài chính đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ năm, một trong những điều kiện góp phần áp dụng thành cơng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là hệ thống tài chính, thị trường tài chính phải hoạt động tốt. Tuy nhiên, tại Việt Nam, năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng còn thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị trường vốn, thị trường tiền tệ còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển.

Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước có áp dụng thành cơng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hay khơng cịn ở chỗ, khi nào và bằng cách nào chúng ta có được sự phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trên thực tế chứ không phải trên lý thuyết. Hiện nay, mặc dù sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được thực hiện ở một vài khía cạnh song mới dừng lại ở hình thức (thể hiện qua việc CSTT không đủ khả năng chi phối lãi suất của các cơng cụ nợ Chính phủ; tình trạng chi tiêu cơng và đầu tư Ngân sách kém hiệu quả v.v…).

Thứ bảy, kinh nghiệm các nước áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu cho thấy, đa số các nước áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu hoàn toàn (full-fledged inflation targeting - FFIT) vào thời điểm kiềm chế lạm phát thành công, chỉ số lạm phát đang giảm xuống. Do đó, việc thực thi chính sách đã tạo niềm tin cho cơng chúng vào khả năng của Ngân hàng Trung ương trong việc đạt được mục tiêu lạm phát thấp và ổn định. Trong khi đó, mức lạm phát tại Việt Nam từ năm 2004 tới nay biến động phức tạp, áp lực lạm phát ngày càng tăng. Rõ ràng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước chưa thể áp dụng được ngay chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu hồn tồn (FFIT), khởi đầu, chúng ta có thể áp dụng lạm phát mục tiêu ngầm định (implicit IT).

Thứ tám, về mặt kỹ thuật, để đưa ra khn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ít thách thức hơn địi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải có khả năng dự báo lạm phát kỳ vọng thật tốt. Tuy nhiên, tại Việt Nam ngay cả việc tính tốn CPI cũng cịn nhiều hạn chế. Công tác dự báo về giá và tiền tệ còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ Chính sách Tiền tệ ở Việt Nam doc (Trang 134 - 139)