3.1.1 .Sức ép chạy đua cạnh tranh thông tin
3.4. Dự đoán xu hƣớng chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử trong tƣơng
Như tác giả đã đề cập ở các phần trên, khi đưa vào vận hành công cụ theo dõi chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam thì tình trạng này đã giảm. Tuy nhiên, thực tế phát triển của báo chí hiện đại lại đặt ra một thách thức mới. Đó là việc các bài viết khơng bị bóc gỡ một cách cơng khai như trước đây, mà thay vào đó được xử lý một cách tinh vi hơn, việc gỡ bài chuyển sang một cách thức khác là thay hoàn toàn từ nội dung đến title. Nếu như trước đây bài được gỡ hẳn trên hệ
thống nhưng vẫn lưu trên cache của Google, thì nay biến mất hồn toàn do “kỹ nghệ” thay lõi.
Ngoài ra, với sự phát triển như vũ bão của cơng nghệ thơng tin, có thể trong tương lai, báo điện tử sẽ không cần thay lõi mà chỉ cần gỡ bài và có một vài thao tác liên quan đến công nghệ là mọi thứ đã đăng liền biến mất không dấu vết. Xu hướng này đặt ra thách thức cho các nhà quản lý là cần phải đầu tư, liên tục cập nhật công nghệ để bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh như vũ bão của báo chí thời đại 4.0. Có như vậy, các cơ quan quản lý báo chí mới bắt kịp được xu hướng phát triển của các loại hình báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.
Ơng Nguyễn Hịa Văn, Giám đốc Cổng Thông tin điện tử, Hội Nhà báo Việt Nam thừa nhận: “Trong quá trình vận hành, có vài phát sinh nhỏ như việc một số báo điện tử thay giao diện thì phần mềm theo dõi cũng phải cập nhật để tương thích. Điều này dẫn đến việc phải mất một thời gian ngắn cập nhật lại phần mềm, chúng tôi mới theo dõi được hiện tượng chỉnh sửa, gỡ bài trên các tờ báo điện tử này. Tuy nhiên, đây là một thách thức có thể giải quyết được” [PV1].
Vì thế, “những người quản lý lĩnh vực này cần trau dồi thêm kiến thức về Internet, báo mạng điện tử, học hỏi kinh nghiệm báo chí hiện đại phương Tây, tăng cường mặt pháp lý để giám sát, quản lý chặt chẽ thực trạng này, đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các cơ quan báo chí...” [PV8]. “Cơng cụ theo dõi của Hội Nhà báo phải cập nhật liên tục về cơng nghệ để có thể kiểm sốt được các phát sinh này. Sau nữa, cần xử lý nghiêm cơ quan báo chí, đặc biệt là người lãnh đạo cơ quan báo chí để xảy ra tình trạng „thay ruột‟ tin bài vì mục đích khơng trong sáng. Ví dụ, có thể công khai tập thể, cá nhân vi phạm” [PV7].
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay và trong tương lai, các vi phạm về đạo đức báo chí chắc chắn sẽ tinh vi hơn. Vì thế, ngồi giải pháp nâng cao đạo đức nhà báo, cần thiết phải có thêm những cơng cụ kiểm sốt để giám sát đạo đức báo chí.
Ơng Nguyễn Đức Nghĩa, Ban Tuyên giáo Hà Nội cho biết, hiện nay, các quy định về đạo đức báo chí theo Luật Báo chí 2016 đã rất chặt chẽ và cụ thể. Bên cạnh
đó, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã vận hành cơng cụ giám sát việc chỉnh sửa, gỡ bài. Vì vậy, hành lang pháp lý đã khá rõ. Vấn đề bây giờ nằm ở đạo đức người làm báo và cơ quan báo chí. Vì thế, cần phải giám sát, nâng cao đạo đức và ý thức kỷ luật của mỗi nhà báo và của cơ quan báo chí. Đồng thời, các cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí phải có chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế báo chí một cách đúng đắn theo đúng quy định của pháp luật để phóng viên yên tâm cống hiến và làm việc [PV3].
Một xu hướng mới đã và đang diễn ra trên thế giới, hiện, đang được một số tờ báo điện tử như VietnamPlus áp dụng là thu phí nội dung đọc báo cũng
được dự báo sẽ là một xu hướng phát triển báo điện tử trong tương lai. Khi xu hướng này phát triển, tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử liên quan đến đạo đức báo chí, đến hợp đồng quảng cáo, đến kinh tế báo chí chắc chắn sẽ giảm.
Theo TBT VietnamPlus Lê Quốc Minh, việc chạy đua về lượng truy cập
để bán quảng cáo giờ đây khơng cịn là cách làm duy nhất nữa, và cách này thậm chí khơng bền vững trong bối cảnh hiện nay khi cơng nghệ có nhiều thay đổi và nhu cầu người dùng thay đổi. Ông Minh cho rằng, cách làm tốt nhất là áp dụng mơ hình “freemium” – một phần nội dung miễn phí và một phần thu phí. Đương nhiên, nội dung phải hay và độc đáo thì mới khiến người đọc móc hầu bao được. “Tơi cho rằng, đi theo hướng thu phí là một cách tốt để nâng chất lượng của báo chí. Để thực hiện được điều này thì cần phải có sự phối hợp mạnh dạn từ các tờ báo điện tử, chứ từng báo đơn lẻ áp dụng thì khơng hiệu quả. Kinh nghiệm xương máu trên thế giới đã cho thấy suốt một thời gian dài, một tờ báo có kế hoạch dựng paywall thì lại sợ mất lượng truy cập vào tay đối thủ, và cứ dùng dằng mãi trong nhiều năm. Tất nhiên, paywall không phải là lựa chọn duy nhất để tồn tại, nhưng nó khẳng định một thực tế rằng nội dung tốt thì cần phải trả tiền để tiếp cận” [7].
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Có thể thấy, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và nhu cầu tiếp cận thông tin ngày càng cao của độc giả, báo điện tử thế giới cũng như Việt Nam ngày càng có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt báo điện tử trước nhiều thách thức mới. Đơn cử với tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam, đi cùng với các quy định pháp lý và công cụ giám sát để hạn chế, thì tình trạng này lại làm phát sinh nhiều tình huống mới, tinh vi hơn như thay lõi bài viết. Nếu như trước đây, các bài viết bị gỡ vẫn lưu trong phần google cache, thì hiện nay, nếu bài viết hoặc thơng tin được chỉnh sửa, thì bài viết hoặc thơng tin cũ sẽ biến mất trên hệ thống chỉ sau vài giờ.
Do vậy, sự phát triển của công nghệ thông tin, sự vi phạm đạo đức một cách tinh vi của các nhà báo, cơ quan báo chí đang đặt báo điện tử Việt Nam trước những thách thức khơng hề nhỏ. Vì thế, việc hồn thiện hành lang pháp lý, nâng cao đạo đức người làm báo, tăng cường công tác giám sát của các cơ quan chức năng... là các giải pháp cần tiến tới để hạn chế tối đa tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam. Từ đó, nâng cao niềm tin với cơng chúng, tạo điều kiện để loại hình báo chí này ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trị quan trọng trong đời sống báo chí nước nhà.
KẾT LUẬN
Hệ thống báo điện tử Việt Nam thời gian qua đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ với lượng thông tin lớn được xuất bản hằng ngày, hằng giờ, thậm chí hằng phút. Tiện lợi, nhanh chóng, nhiều tin nóng là những gì mà báo điện tử đã và mang lại cho người đọc. Với một quốc gia có hơn 64 triệu người dùng Internet, đứng thứ 6 châu Á và thứ 12 trên thế giới như Việt Nam, báo điện tử ngày càng có nhiều cơ hội và dư địa để phát triển. Không dừng lại ở đó, loại hình báo chí hiện đại này cịn được tiếp thêm cơ hội “mở kênh” khi hiện nay cả nước có hàng chục triệu người sử dụng mạng xã hội.
Nhu cầu tiếp cận thông tin của độc giả trong thời đại công nghệ số là rất lớn, vì thế, các trang báo điện tử mọc lên như nấm sau mưa, cạnh tranh khốc liệt với các loại hình báo chí khác, với mạng xã hội và với chính các báo điện tử. Sự cạnh tranh thơng tin gay gắt trong một thế giới mà mọi thứ đều diễn ra với tốc độ chóng mặt chỉ qua cú nhấp chuột hay vuốt màn hình, khiến báo điện tử đứng trước những lằn ranh chênh vênh đầy thách thức.
Để giành giật độc giả, khơng ít tờ báo đã coi nhẹ sự thật và đạo đức nghề nghiệp, chạy theo cách làm báo câu view, câu like. Có một số tờ báo, năng lực và thù lao của phóng viên, biên tập viên được đánh giá dựa trên số lượng người truy cập, buộc họ phải tìm mọi cách để bài viết trở nên “nóng” nhất. Cũng có tình trạng nhà báo cấu kết thành nhóm “đánh hội đồng” một tổ chức, cá nhân nào đó nhằm trục lợi qua việc bóp méo sự thật để lái dư luận theo hướng có lợi cho một vài tổ chức hoặc cá nhân. Ngồi ra, tình trạng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên các báo điện tử, đặt loại hình báo chí này trước nhiều thách thức về đạo đức báo chí.
Một trong những hiện tượng đáng báo động đang nảy sinh trong sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử nhiều năm gần đây là tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng tràn lan và không theo quy tắc nào. Lợi dụng đặc điểm dễ chỉnh sửa, gỡ bỏ thông tin dựa trên nền tảng Internet, nhiều báo điện tử sẵn sàng đăng trước sửa sau, sai đâu
sửa đó, xuất bản các tin bài cẩu thả, thiếu kiểm chứng, giật gân chỉ để đáp ứng thị hiếu của một số đối tượng người đọc.
Cịn xét về mặt văn hóa, việc lẳng lặng gỡ một bài báo đã đăng khỏi trang báo điện tử, chỉ để lại mấy chữ “bài viết khơng tồn tại” mà khơng có bất kỳ giải thích nào, chính là sự thiếu tơn trọng người đọc.
Từ thực tế này cho thấy, cần thiết cần phải có hành lang pháp lý với các văn bản quy phạm pháp luật, các công cụ chặt chẽ nhằm giám sát, quản lý và hạn chế những tác động tiêu cực của hiện tượng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng người làm báo, chất lượng cơ quan báo chí để phát triển kinh tế báo chí bằng khả năng của mình, bằng uy tín, bằng số view chất lượng chứ không phải bằng đánh đấm, bằng các tin bài giật gân, câu khách. Điều này cũng cho thấy, việc nâng cao đạo đức báo chí cần phải làm và làm chặt chẽ hơn nữa để hạn chế các tiêu cực phát sinh trong đời sống báo chí hiện nay, khơng chỉ dừng lại ở tình trạng trục lợi khi chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng.
Với ba chương, Luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ đặt ra. Chương 1 đã làm rõ một số vấn đề lý luận và cơ sở lý thuyết về báo điện tử, các đặc điểm của báo điện tử, trong đó đi sâu vào lý giải, phân tích đặc điểm dễ chỉnh sửa, gỡ bỏ các thơng tin trên báo điện tử dưới góc độ đạo đức báo chí. Chương 2 đã khảo sát các trường hợp điển hình về chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử thời gian gần đây và xem xét hiện tượng này dưới góc độ đạo đức báo chí. Chương 3 đã đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của hiện tượng này.
Tuy cịn có những hạn chế nhất định, nhưng đóng góp chủ yếu của Luận văn là đã bước đầu trình bày được một bức tranh khái quát về hiện tượng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam, một thực tế phát sinh thời gian qua và nhìn nhận thực tế này dưới góc độ đạo đức báo chí.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, hiện tượng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử chắc chắn sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề hơn nữa về cách thức và nội dung. Vì thế, tác giả Luận văn hy vọng, cơng trình nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai về hiện tượng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Chính phủ Việt Nam (2017), Nghị định số 08/2017/NĐ-CP.
2. Hồng Đình Cúc (2013), Đạo đức nghề Báo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
3. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản,
NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức về nghề nghiệp của nhà báo, NXB
Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
5. Hội Nhà báo Việt Nam (2016), Mười điều về đạo đức người làm báo.
6. Kissinger Henry (2016), Trật tự Thế giới, NXB Thế giới, Hà Nội.
7. Lê Quốc Minh (2017), “Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của báo chí”, Hội nghị Báo chí Tồn quốc.
8. Quốc hội (2016), Luật Báo chí 2016.
9. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tạ Ngọc Tấn, Đinh Thị Thúy Hằng (2009), Cẩm nang đạo đức báo chí, Hội
Nhà báo Việt Nam.
11. Hữu Thọ (2012), Mắt sáng, lịng trong, bút sắc, NXB Chính trị Quốc gia.
12. Nguyễn Thị Thoa (2007), Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
13. Võ Minh Tuấn (2005), Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay, NXB Thanh niên, Hà Nội.
14. Vũ Văn Tiến (2018), Rào cản với phóng viên điều tra, NXB Sư phạm Hà Nội.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
15. Bill Kovach, Tom Rosenstiel (2001), The Elements of Journalism, NXB
Crown/Archetype.
17. Hiệp hội Biên tập viên Báo chí Hàn Quốc (1986), Ethical Korean Press Standards.
18. Lawrie Zion, David Craig (2014), Ethics for Digital Journalists: Emerging Best
Practices, NXB Routledge.
19. McLuhan Marshall (2016), Understanding Media, CreateSpace Independent
Publishing Platform (tái bản).
20. Mark Deuze (2011), Managing Media Work; SAGE Publications, Inc.
21. Roger Patching, Martin Hirst (2013), Journalism Ethics: Arguments and cases for the twenty-first century, NXB Routledge.
22. Rachel Mcathy (2013), Made a mistake - Advice for journalists on online
corrections, www.journalism.co.uk/news/how-to-handle-online-news-corrections,
21/1/2013.
Tài liệu trực tuyến
23. Biên phịng điện tử, “Thơng tin cải chính, xin lỗi”,
http://www.bienphong.com.vn/thong-tin-cai-chinh-xin-loi/, 6/3/2018.
24. Dân trí, “Lời cải chính và xin lỗi về thông tin nước mắm chứa thạch tín”,
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/loi-cai-chinh-va-xin-loi-ve-thong-tin-nuoc-mam- chua-thach-tin-20161122141205765.htm, 22/11/2016.
25. Giao thơng online, “Đính chính”, http://www.baogiaothong.vn/dinh-chinh-
d223205.html, 31/8/2017.
26. Trung Hiếu, “Báo điện tử Guardian của Anh phải gỡ 13 tin bài bị tố bịa đặt”, https://vov.vn/the-gioi/bao-dien-tu-guardian-cua-anh-phai-go-13-tin-bai-bi-to-bia- dat-514751.vov, 28/5/2016.
27. T. Hường, “15 cơ quan báo chí bị xử phạt vì đưa tin sai vụ em bé tự tử”, http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/phat-15-co-quan-bao-chi-vi-dua-tin-sai-vu-em-be- tu-tu-338420.html, 7/10/2018.
28. ICT New-Infornet, “Đính chính bài báo „Vụ đầu tư 1 tỷ USD vào ứng dụng gọi xe FaceCar có dấu hiệu lừa đảo‟”, http://ictnews.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/dinh-
chinh-bai-bao-vu-dau-tu-1-ty-usd-vao-ung-dung-goi-xe-facecar-co-dau-hieu-lua- dao-168095.ict, 2/6/2018.
29. Phạm Khánh (lược dịch), “Phóng viên bỏ việc vì bị gỡ bài”, http://infonet.vn/phong-vien-bo-viec-vi-bi-go-bai-post223436.info, 20/3/2017. 30. Ngọc Lâm, “Đình bản 3 tháng báo Tuổi trẻ online”, https://www.tienphong.vn/xa-hoi/dinh-ban-3-thang-bao-tuoi-tre-online-
1301723.tpo, 16/7/2018.
31. Nguyễn Thành Lợi, “Vấn đề xây dựng quy định đạo đức báo chí”, http://nguoilambao.vn/van-de-xay-dung-quy-dinh-dao-duc-bao-chi-n2460.html, Tạp chí Người làm báo số 388, tháng 6/2016.
32. Môi trường và Đơ thị online, “Tin Đính chính và Xin lỗi”;