Trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử việt nam dưới góc độ đạo đức báo chí (Trang 46 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khảo sát thực trạng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử

2.1.1. Trong lĩnh vực chính trị

Thời gian qua, trên các loại hình báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, tình trạng chỉnh sửa, gỡ bỏ thơng tin liên quan đến chính trị diễn ra khá nhiều. Đó là các tin bài sai sự thật, vi phạm đạo đức báo chí, có tính nhạy cảm về chính trị, liên quan đến các cá nhân lãnh đạo, do đó buộc phải gỡ bỏ, cải chính, xin lỗi và bị xử lý theo các quy định của pháp luật. Với các sai phạm này, nhiều hình thức kỷ luật đã được áp dụng, như: phạt hành chính bằng tiền, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân (tạm đình bản, đình bản, tạm dừng chức vụ lãnh đạo, kỷ

luật phóng viên và ê kip liên quan đến xử lý thông tin sai, thu hồi thẻ nhà báo). Dưới đây là một số trường hợp điển hình.

- Theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Báo chí, Bộ TTTT, Báo Tuổi trẻ online (tuoitre.vn) đã có hành vi thơng tin sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình”, đăng ngày 19/6/2018. Theo đó, Báo bị áp dụng hình thức xử phạt tiền 50 triệu đồng; gỡ bỏ, cải chính, xin lỗi đối với thơng tin sai sự thật; bị tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động báo điện tử trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Quyết định có hiệu lực [30]. Trước đó, ngày 26/5/2017, trên Báo cịn có thơng tin gây mất đồn kết dân tộc trong phần Bình luận của bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?”. Vì thế, Báo buộc phải gỡ bỏ thơng tin, cải chính, xin lỗi đối với thơng tin gây mất đồn kết dân tộc.

- Tương tự, Báo điện tử Vietnamnet cũng bị phạt 50 triệu đồng và buộc phải gỡ bỏ, cải chính, xin lỗi vì đã thơng tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết “Chủ tịch nước: Sẽ báo cáo Quốc hội về Luật biểu tình”.

- Ngày 14/11/2017, Bộ TTTT đã ký quyết định đình bản tạm thời 3 tháng đối với Tạp chí điện tử Nhà quản lý vì đã đăng bài viết “Bình Phước: Báo chí đứng bên lề cơng cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng?” ngày 21/8/2017, có thơng tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng, đã bị xử lý hành chính [48].

- Ngày 26/12/2017, tại Hội nghị Báo chí tồn quốc tổng kết công tác năm 2017,

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã chỉ ra sự cố 59 tờ báo vi phạm khi đưa tin khởi tố hai nguyên lãnh đạo Tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN) là do lấy lại thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam [49]. Cụ thể, chiều 9/12/2017, Thông tấn xã Việt Nam và một loạt các tờ báo điện tử như VOVonline, Vietnamnet, Kinh tế & Đô thị... đồng loạt đưa tin về việc Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã tiến hành khởi

tố bị can đối với ông Phùng Đình Thực và ơng Đỗ Văn Hậu, ngun Tổng giám đốc Tập đồn Dầu khí Việt Nam qua các thời kỳ. Thực tế, thông tin khởi tố bị can đối với hai ơng này là khơng chính xác. Vì vậy, ngay trong tối 19/12, tất cả các tờ báo đã đưa tin này đều phải gỡ bỏ thơng tin, thực hiện cải chính.

- Trước các tin đồn về việc ông Nguyễn Văn Vĩnh bị bắt liên quan đến vụ án đánh bạc nghìn tỷ do Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đang thụ lý, ngày 14/1/2018, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng bài “Nửa ngày rau dưa với

Trung tướng Phan Văn Vĩnh”. Tuy nhiên, chỉ sau vài tiếng đồng hồ, bài đã bị gỡ bỏ trên Báo này.

- Thơng tin tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/10/2016, Bộ TTTT đã ra quyết định đình bản Báo điện tử Petrotimes và TBT Nguyễn Như Phong bị

tước thẻ nhà báo do nhiều sai phạm tại Báo này [34]. Theo đó, Báo đã đăng lại bài phỏng vấn Bùi Thanh Hiếu (người có nick name “Người bn gió” trên mạng xã hội) về việc Trịnh Xuân Thanh liên lạc với ông ta tại Đức. Bài phỏng vấn được đăng theo hướng cắt xén, gián tiếp lái dư luận hiểu sai về vụ án, hiểu sai về cuộc chiến chống tham nhũng của nhà nước. Tất nhiên, ngoài các án kỷ luật đã nêu, bài báo này cũng được gỡ bỏ.

Ngoài ra, dù được nhắc nhở và phê bình nhiều lần nhưng Petrotime vẫn tiếp tục có nhiều bài báo xúc phạm danh dự, phẩm chất của người khác. Lãnh đạo Bộ TTTT dẫn chứng với vụ án Năm Cam, việc phá vụ án này được đánh giá là thành tích lớn, nhưng

Petrotimes lại liên tục cho đăng những bài lật lại vụ án này, gọi những cán bộ sai phạm,

đã bị xử lý trong vụ án là “người hùng”… Báo cũng từng đăng tải nhiều bài viết, thông tin sai lệch gây hoang mang như “Ơng nghị sĩ Đặng Thành Tâm ơm 600 tỷ đi đâu?”, “Trung Quốc lấy nội tạng tử tù”, nhân vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác phi tang thì đưa ra bài “Bộ trưởng Y tế nên từ chức”… Tất cả các bài báo xúc phạm danh dự, phẩm chất người khác này đều đã được gỡ bỏ.

- Ngày 17/5/2018, Báo Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử

(moitruongdothi.vn) có đăng tải bài viết “Chiêm ngưỡng những căn biệt thự siêu đẹp ở Vườn Đào, Hồ Tây”. Trong đó, phóng viên có đăng một bức ảnh mơ tả các căn biệt thự có kiến trúc đẹp, hiện đại mang phong cách châu Âu tại khu biệt thự Vườn Đào kèm chú thích: “… Chủ nhân của căn biệt thự này hiện là Bộ trưởng Bộ Cơng thương”. Ngay sau đó, Báo đã nhận được công văn phản hồi từ Bộ Cơng thương về sự việc, khẳng định đó khơng phải là nhà Bộ trưởng và yêu cầu

đính chính. Ban Biên tập đã xác minh quá trình biên tập và xuất bản bài báo và yêu cầu phóng viên viết bản giải trình về sự việc, xác định trong quá trình biên tập và xuất bản bài báo nêu trên, phóng viên đã có sơ suất trong nghiệp vụ. Vì thế, Báo đã đăng lời cải chính và xin lỗi [32].

- Chiều 15/3/2018, một ngày sau khi Thanh tra Chính phủ cơng bố kết quả thanh tra tồn diện dự án Tổng cơng ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Cơng ty Cổ phần Nghe nhìn tồn cầu (AVG), Bộ TTTT đã có thơng cáo báo chí phản bác lại kết luận của Thanh tra Chính phủ. Một loạt các tờ báo điện tử như VTC

online, Pháp luật online, VnExpress, Tiền phong online, Dân trí, Thanh niên online... đã đưa tin theo thơng cáo báo chí của Bộ TTTT về vấn đề này. Cụ thể, VnExpress đăng tin: “Bộ TTTT phản bác kết luận thanh tra vụ AVG” vào lúc

17h30, thứ 5, ngày 15/3/2018, Tiền phong online đăng tin “Bộ TTTT phản bác kết luận thanh tra vụ AVG”; Chuyên trang Phapluatplus thuộc Pháp luật Việt Nam online đưa tin “Bộ TTTT: Thanh tra Chính phủ chưa thực hiện đúng yêu cầu của

Ban Bí thư khi kết luận vụ AVG” (18h16; ngày 15/3/2018)...

Theo thơng cáo báo chí của Bộ TTTT, cho biết gần đây Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến trong việc hồn thiện kết luận thanh tra. Theo đó, Thanh tra Chính phủ khi thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo “khách quan, chính xác, đúng vi phạm, đúng pháp luật và chịu trách nhiệm về kết luận này”. Thông cáo của Bộ khẳng định, “Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ đã chưa thực hiện đúng yêu cầu của Ban Bí thư Trung ương Đảng”. Sau vài tiếng đồng hồ cùng ngày, các báo đồng loạt gỡ thông tin đã đăng này.

- Tối 5/4/2018, Báo Thanh niên online, Báo điện tử Pháp luật TPHCM và

một số tờ báo điện tử khác có đăng tin “Bộ Cơng an tiếp nhận kiến nghị khởi tố vụ Mobifone – AVG”. Sau đó, các tờ báo này đã rút thông tin này khỏi hệ thống, đồng thời đăng lời cải chính, xin lỗi trên báo điện tử vào ngày 6/4/2018. “Cho đến thời điểm hiện tại, thơng tin về việc Thanh tra Chính phủ chuyển giao hồ sơ và văn bản kiến nghị khởi tố hình sự vụ MobiFone mua AVG tới Bộ Cơng an và thơng tin về việc Thanh tra Chính phủ gửi văn bản thông báo sự việc tới Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao như nội dung báo nêu là khơng chính xác. Các báo đã phải cải chính thơng

tin, đồng thời xin lỗi Văn phịng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, VKSND Tối cao cùng bạn đọc”.

- Thông tin trong bài “Cà Mau: Xử lý những tờ báo đưa tin sai sự thật vụ Chủ tịch UBND TP đi nước ngồi khơng xin phép” trên Báo điện tử Công an TPHCM đưa tin về việc ông Lý Khánh Ly, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành

phố Cà Mau có báo cáo gửi Sở Thơng tin và Truyền thơng về việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau Hứa Minh Hữu đi nước ngồi khơng xin phép thời gian qua. Theo đó, qua các biên bản xin phép cấp trên của vị Chủ tịch này, ông này khẳng định một số tờ báo đưa tin mình đi nước ngồi khơng xin phép là sai sự thật, làm ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ, đảng viên, cơng chức… gây hồi nghi trong dư luận xã hội [45].

Bên cạnh đó, cịn có một số ví dụ liên quan đến việc chỉnh sửa, bóc gỡ thơng tin trong lĩnh vực chính trị được thực hiện, khơng phải do thơng tin sai mà để đảm bảo trật tự, an tồn xã hội, vì lợi ích của đất nước và nhân dân, phù hợp với các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau.

- Bài viết “Về tâm bão Đồng Tâm” đăng trên Báo điện tử Tuổi trẻ online

ngày 19/4/2017 phản ánh về tình hình tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) khi người dân bức xúc về công tác đền bù đất đai nên đã giữ 19 cán bộ, chiến sĩ cơng an tại Nhà văn hóa thơn Hồnh (xã Đồng Tâm). Các thơng tin trong bài báo này không sai nhưng không tốt cho cục diện xã hội thời điểm đó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dân nói chung. Vì thế, bài báo đã được gỡ xuống. Sau hơn một tuần, ngày 22/4/2017, lãnh đạo Hà Nội cùng người dân xã Đồng Tâm đã đối thoại và tìm được tiếng nói chung. 19 cán bộ, chiến sĩ được thả, hành động tự phát của người dân Đồng Tâm được xử lý thấu tình, đạt lý.

- Bài viết “Thanh toán bằng nhân dân tệ tại biên giới Việt Trung và nỗi lo nhân dân tệ hóa” đăng trên Báo điện tử Dân Việt ngày 31/08/2018 nói về các ý kiến ủng hộ và phản biện, đặc biệt là các lo ngại về tình trạng nhân dân tệ hóa trong nền kinh tế. Sau đó, bài báo này đã được sửa title và một số nội dung trong bài báo. Riêng title báo được sửa thành: “Thanh tốn bằng nhân dân tệ tại biên giới: Có ảnh

hưởng đến chính sách ngoại hối?” và “Thanh tốn bằng nhân dân tệ góp phần hồn thiện chính sách thanh toán biên mậu”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử việt nam dưới góc độ đạo đức báo chí (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)