Giải pháp cho việc chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử việt nam dưới góc độ đạo đức báo chí (Trang 78 - 82)

3.1.1 .Sức ép chạy đua cạnh tranh thông tin

3.3. Giải pháp cho việc chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử

Từ các nguyên nhân, tác động và thách thức đã được phân tích ở trên, Luận văn đưa ra một số giải pháp để quản lý, giám sát và hạn chế tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử.

3.3.1. Giải pháp từ cơ quan nhà nước quản lý báo chí

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí , trong đó có báo điện tử. Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng , sự quản lý của nhà nước về báo chí. Đảng ta ln khẳng định: báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hóa, khoa học của từng cơ quan báo chí, để báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, và là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí; đào tạo phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí. Mở rộng nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm quản lý, đào tạo báo chí với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản báo chí; sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí. Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, khả năng chi phối thơng tin của các báo, đài chủ lực.

Thứ hai, hồn thiện khn khổ pháp lý để hạn chế tình trạng chỉnh sửa, gỡ

bài đã đăng trên báo điện tử. Hiện, Luật Báo chí 2016, quy định về lưu chiểu báo điện tử và công cụ theo dõi chỉnh sửa, gỡ bài của Hội Nhà báo Việt Nam là căn cứ pháp lý và là công cụ giám sát, theo dõi để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, như đã nói ở phần thách thức, hành lang pháp lý này chưa đưa ra cụ thể các giải pháp quản lý cụ thể với thực trạng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử. Vì thế, việc

xây dựng một hành lang pháp lý để giám sát, quản lý tình trạng này là cần thiết. Hành lang pháp lý đó phải quy định cụ thể, có chế tài xử lý tình trạng này.

Về việc xử phạt mạnh tay, bà Nguyễn Hương Thủy, Phó Ban Kinh tế Báo điện tử Dân Việt nói: “Giải pháp căn cơ cho vấn đề này là các cơ quan quản lý cần quản lý chặt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; cơng khai để làm gương và có tính răn đe” [PV5].

Thứ ba, tăng cường sự giám sát của cơ quan quản lý báo chí. Cụ thể, cơ quan

quản lý báo chí cũng cần biết được các cơ quan báo chí xuất bản tin bài điện tử như thế nào. Khơng thể để tình trạng đăng ồ ạt, gỡ ồ ạt mà cơ quan quản lý báo chí khơng biết, khơng kiểm sốt nổi. Chính sự thiếu kiểm sốt đó đã tạo kẽ hở để cho một số tịa soạn, phóng viên khơng làm việc hết mình vì bạn đọc. TBT Tạp chí Mặt trận Tổ quốc điện tử Vũ Văn Tiến cho biết: “Về lâu dài, để hạn chế tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài và các vi phạm đạo đức nói chung, cơ quan quản lý báo chí phải tăng cường giám sát, quản lý. Những tin bài đã được xuất bản, nên được gửi link đến các cơ quan quản lý báo chí để theo dõi, giám sát. Điều này khơng khó, bởi bài đã đăng là cơng khai, hàng nghìn, hàng trăm nghìn bạn đọc có thể đã đọc được, khơng có lý do gì thối thác gửi đến cơ quan quản lý báo chí. Điều này cũng có một tác dụng khác nếu cơ quan, tổ chức bị phản ánh sai phạm có các động thái đe dọa, hành hung phóng viên thì cơ quan quản lý báo chí có thêm cơ sở chia sẻ, bảo vệ phóng viên. Cuối cùng, cần phải có biện pháp xử phạt mạnh tay hơn với tình trạng này” [PV2].

3.3.2. Giải pháp từ tịa soạn

Thứ nhất, việc gỡ bài cần được quản lý chặt chẽ, khơng thể thích đăng là

đăng, thích gỡ là gỡ. Bản thân tịa soạn phải minh bạch hóa các quy định về chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng, đồng thời xử lý nếu phát hiện ra tình trạng này. Do vậy một bài báo đăng lên, tịa soạn phải có quy định rõ ràng về việc gỡ bài: Vì sao gỡ, gỡ như thế nào, ai có quyền gỡ? Bạn đọc đã phải đầu tư những chi phí về thiết bị, về cơng nghệ và tiện ích mạng để đọc bài báo thì khi bài bị gỡ đi, nên tịa soạn phải có trách nhiệm thơng tin tới bạn đọc để thể hiện sự tôn trọng đối với họ.

Ngoài ra, “các tịa soạn phải cơng khai, minh bạch việc gỡ tin bài với các cá nhân liên quan đến bài viết bị gỡ, bị chỉnh sửa như phóng viên, lãnh đạo ban, Ban Biên tập…” [PV5]. “Công cụ của Hội Nhà báo đưa vào nhưng không công bố thường xuyên thực tế việc chỉnh sửa từng báo thì khơng nhiều ý nghĩa răn đe, giám sát. Vì vậy, cần cơng khai, minh bạch các thơng tin về việc báo nào chỉnh sửa, chỉnh sửa những thông tin nào; báo nào gỡ bài và gỡ những thơng tin nào. Theo giải trình của họ nguyên nhân vì sao. Và theo thực tế giám sát của Hội Nhà báo nguyên nhân là vì sao. Có như vậy mới hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài tràn lan do cố ý” [PV9].

Thứ hai, việc gỡ bài phải được thống nhất giữa tác giả bài viết và Ban Biên

tập. Thơng thường, chỉ TBT hoặc phó TBT phụ trách mới đủ thẩm quyền gỡ bài. Tuy nhiên, để việc gỡ bài không thành giai thoại “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”, tránh những bài chống tiêu cực bị gỡ đi, cần có sự thống nhất trong Ban Biên tập, phải bảo vệ bản quyền tác giả, không thể để trường hợp bài bị gỡ mà đến chính tả giả bài viết cũng khơng được biết.

Thứ ba, tịa soạn cần có những quy chế riêng, trong đó có các quy định nhằm hướng dẫn cách ứng xử cho phóng viên và biên tập viên trong trường hợp có vấn đề nảy sinh mà khơng có trong quy định pháp luật, khơng có trong hợp đồng lao động hay cụ thể hóa các nội dung trong Bộ quy tắc Đạo đức nghề nghiệp của Hội Nhà báo Việt Nam.

Thứ tƣ, các cơ quan báo chí cũng nên có biện pháp “đảo qn”, hốn đổi vị

trí phóng viên, khơng nên để cho một phóng viên điều tra theo dõi liên tục một cơ quan, doanh nghiệp, tránh trường hợp phóng viên bị mua chuộc.

Thứ năm, nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí thơng qua việc giảng

dạy, đào tạo nghiệp vụ báo chí. Điều này có tác động rất lớn đến việc cung cấp nguồn nhân lực cho hệ thống báo chí. Muốn thế phải đầu tư cho người dạy, huy động đội ngũ người làm báo giỏi, có kinh nghiệm tham gia giảng dạy, đổi mới chương trình, tăng thời lượng thực hành; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật tiên tiến, đổi mới cơ chế quản lý, chính sách tài chính. Ngồi ra, phải nâng cao tính chun nghiệp trong khâu

chỉ đạo và điều hành các cơ quan báo chí, nâng cao cơng tác quản lý và chỉ đạo báo chí. Những người làm cơng tác lãnh đạo, quản lý báo chí cũng cần phải được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, chuyên nghiệp.

3.3.3. Giải pháp từ việc xây dựng đạo đức báo chí cho nhà báo

Trong kỷ nguyên số, việc nắm bắt được thơng tin nhanh, nóng hổi ln là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự sống còn của mỗi cơ quan báo chí truyền thơng. Tuy nhiên, trong cuộc tranh đua quyết liệt đó, một số nhà báo đã bỏ qua vấn đề “trách nhiệm và lương tâm” nghề nghiệp, khiến vấn đề đạo đức báo chí trở thành tâm điểm bức xúc của dư luận xã hội.

Nhà báo Nguyễn Thành Lợi, tại bài viết “Vấn đề xây dựng quy định đạo đức báo chí” đã dẫn lời chun gia truyền thơng Lê Quốc Vinh cho biết, “từ khi các báo và trang tin điện tử nở rộ như nấm sau mưa, „cuộc chiến gạo tiền‟ tập trung vào số lượng người đọc báo điện tử, xuất hiện một loại báo chí mới với tên gọi: „báo chí câu view‟, khiến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trở nên nổi cộm hơn bao giờ hết. Tất cả hoạt động của tịa soạn, biên tập, phóng viên đều phục vụ cho mục đích gia tăng lượng độc giả. Từ việc rút tít giật gân, đến moi móc chuyện đời tư của người nổi tiếng, hay việc chọn chủ đề nóng thậm chí là „đánh hội đồng‟ doanh nghiệp... Thực tế cho thấy, nếu phải đóng vai 2 trong 1, các phóng viên, nhà báo rất khó giữ được sự trong sáng, khách quan trong hoạt động tác nghiệp” [30].

Mặt khác, thu nhập của người làm báo hiện nay không cao, ngoại trừ một vài cơ quan báo chí lớn. Theo thống kê, phần lớn các cơ quan báo chí chưa thể trả lương cho nhà báo đủ để họ “tồn tâm tồn ý” cho cơng việc mà không phải quan tâm đến các nguồn thu nhập khác. Trong khi đó, một số doanh nghiệp lại sẵn sàng tìm cách quan hệ với nhà báo để có các bài viết có lợi mà khơng phải trả tiền quảng cáo, từ đó dẫn đến làm tha hóa một bộ phận nhà báo, xuất hiện nhiều bài “PR đen”, trên báo chí, làm “ơ nhiễm” mơi trường truyền thơng.

Vì thế, việc nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp báo chí là cần thiết để người làm báo tránh khỏi các cám dỗ, trong đó có cám dỗ “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”.

Ơng Nguyễn Tuấn, phóng viên Báo Tiền phong cho rằng: “Mỗi khi đặt bút

xuống viết/gõ bàn phím, mỗi phóng viên/nhà báo phải có lập trường tư tưởng kiên định, tn thủ tơn chỉ mục đích của tờ báo, các quy tắc đạo đức báo chí, trung thực với chính mình để cho ra đời những tác phẩm tới công chúng khách quan, trung thực, đa chiều nhất. „Bút sa, gà chết‟, do đó đạo đức ln phải đặt lên hàng đầu với người làm báo” [PV8].

Thực tế, khi phỏng vấn sâu các lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, các nhà báo, bạn đọc, giải pháp được các đối tượng này đưa ra là cần phát triển tờ báo, nâng cao chất lượng thơng tin phục vụ bạn đọc để có thêm nhiều người đọc, thu hút quảng cáo bằng chất lượng tờ báo chứ không phải bằng các thông tin đánh đấm tư lợi hay giật gân, câu khách. Thực tế, khi bị những hợp đồng PR, quảng cáo như thế vây quanh, người làm báo dễ rơi vào mớ bòng bong, phải viết những vấn đề có lợi cho đơn vị, doanh nghiệp, biến từ phóng viên điều tra những mặt trái của xã hội, trở thành người tiếp tay nói cái xấu thành tốt, từ khơng tốt thành tốt dù không thực chất.

TBT Vũ Văn Tiến cho rằng, một TBT trước hết phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm nhiệm vụ chính trị trước cơ quan chủ quản hay nói rộng hơn là trước Đảng, Nhà nước. Thực chất TBT vừa là người đứng đầu mô ̣t cơ quan truyền thông chính tri ̣ xã hô ̣i , lại vừa là một doanh nhân, phải chăm lo cho đời sống của cán bộ phóng viên. Bởi vậy, TBT cần phải phát triển tờ báo sao cho “có lãi” về cả kinh tế lẫn thơng tin, có tác động tích cực đến xã hội [PV2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử việt nam dưới góc độ đạo đức báo chí (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)