Các tin bài chỉnh sửa, gỡ bỏ vì nguyên nhân chủ quan, vi phạm đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử việt nam dưới góc độ đạo đức báo chí (Trang 63 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Nguyên nhân chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử

2.2.2. Các tin bài chỉnh sửa, gỡ bỏ vì nguyên nhân chủ quan, vi phạm đạo

cho đúng. Với tư cách là một người hoạt động trong lĩnh vực chỉ đạo, định hướng báo chí xuất bản thành phố, tơi thấy thực tế việc chỉnh sửa, gỡ bài trên các báo điện tử Việt Nam hiện nay là có. Đó có thể là chỉnh sửa do những sai sót liên quan đến kỹ thuật như lỗi chính tả, cập nhật thêm thơng tin...” [PV3].

2.2.2. Các tin bài chỉnh sửa, gỡ bỏ vì nguyên nhân chủ quan, vi phạm đạo đức báo chí báo chí

Trong nhóm thứ hai này, Luận văn chia ra thành hai lý do: Thứ nhất là việc chỉnh sửa, gỡ bài do người làm báo đưa thông tin sai sự thật, nội dung thơng tin sai lệch bởi trình độ, chun mơn và đạo đức của người làm báo. Thứ hai là việc chỉnh sửa, gỡ bài liên quan đến lợi ích cá nhân và các nhóm lợi ích trong xã hội.

Thứ nhất

Ơng Nguyễn Hịa Văn, Giám đốc Cổng Thông tin điện tử, Hội nhà báo Việt Nam, cho biết, trong nhiều cuộc giao ban báo chí, hội nghị về cơng tác thông tin, tọa đàm, hội thảo về hoạt động báo chí... đại diện nhiều đơn vị như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT, Hội Nhà báo Việt Nam… rất bức xúc về một số vấn đề, vụ việc liên quan đến báo điện tử. Theo đó, có hiện tượng một số cơ quan báo chí xuất bản thơng tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật, thông tin nhạy cảm trên các báo điện tử, trang thông tin điện tử, gây bức xúc trong dư luận [PV1].

Từ việc khảo sát các mẫu tin bài đã bị chỉnh sửa, bóc gỡ trên báo điện tử, tham khảo ý kiến của người trong cuộc là các nhà báo và cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí, các tài liệu nghiên cứu, bài viết và thực tế làm báo của tác giả, có thể thấy, nhóm nguyên nhân này chủ yếu thuộc về bản thân nhà báo và cơ quan báo chí, bao gồm sự “Thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức”, “Thiếu kiến thức cơ bản về báo chí, chậm cập nhật xu thế phát triển của báo chí, truyền thơng hiện đại”, và “Yếu kém trong chun môn, nghiệp vụ, không nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn để tìm kiếm đề tài”.

Thực tế, có tình trạng, nhiều báo điện tử do sức ép cạnh tranh, phải có tin bài nhanh, sức ép về lượt xem (view) đã đưa thơng tin sai sự thật, thiếu chính xác. Chỉ

cần một tin đồn thất thiệt, vu vơ trên mạng xã hội, báo điện tử đã vội đăng lại mà bỏ qua bước xác minh, kiểm chứng... Ví dụ, vụ việc phóng viên báo VnExpress lướt

facebook và xem được bức ảnh của một thanh niên đăng tải dàn siêu xe “chạy pin” gắn toàn biển xanh… dưới gầm giường đang trở thành “điển tích” trong làng báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Thơng tin “Dàn siêu xe hàng chục tỷ đồng gắn biển xanh giả” được đăng trên VnExpress ngày 7/2/2017 sau đó buộc phải gỡ như Luận văn đã đề cập. Thực tế, đó chỉ là hình ảnh các ô tô đồ chơi do một cá nhân chụp và đưa lên mạng xã hội. Tuy nhiên, phóng viên đã khơng xác thực thơng tin.

Có thể thấy, việc bị ảnh hưởng bởi tin đồn, không xác thực thơng tin, trình độ nghiệp vụ, đạo đức yếu kém, cơng tác kiểm sốt, giám sát, kiểm duyệt cẩu thả đã khiến nhiều nhà báo, nhiều báo điện tử cho ra các sản phẩm sai sự thật nghiêm trọng, buộc phải bóc gỡ tin bài và xin lỗi độc giả...

Thứ hai

Việc chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử được thực hiện theo ý muốn chủ quan của các đối tượng liên quan vì lợi ích cá nhân hoặc các nhóm lợi ích. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu nhóm vấn đề thứ hai này, vì nó khơng chỉ liên quan đến nghiệp vụ tác nghiệp, chuyên môn kỹ thuật của người làm báo, mà còn liên quan đến đạo đức báo chí; là một trong những vấn đề cần quan tâm trong thực tiễn phát triển của báo chí Việt Nam nói chung và báo điện tử nói riêng hiện nay.

Nhà báo Vũ Văn Tiến, TBT Tạp chí Mặt trận Tổ quốc điện tử, một nhà báo giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra báo chí, từng kinh qua các vị trí tại một số tờ báo, cho biết, “mấu chốt của việc một bài báo chống tiêu cực, phanh phui vụ việc... đăng được một vài ngày, thậm chí một vài tiếng đã bị gỡ đi là vì sao?”. Và câu trả lời của nhà báo này là, khi các đối tượng bị cơ quan báo chí phanh phui các sai phạm, họ tìm cách tiếp cận các cơ quan báo chí để xin xỏ, tác động, tìm cách gỡ bài báo đó để các báo khác không viết nhiều hơn nữa, hoặc để cho những người đang đấu tranh địi quyền lợi khơng có phương tiện để phanh phui sự thật nữa. Đương nhiên, ai cũng biết là để gỡ bài thì phải có điều kiện, có gặp gỡ, tiêu cực nảy sinh từ đó. Ở trường hợp này, nhiều khi bài phản ánh đăng lên, có hiện tượng phóng

viên, cơ quan báo chí thơng tin ngược lại cơ quan đơn vị, cá nhân bị phản ánh trong bài báo xem họ có nhu cầu muốn gỡ không, để đổi lại bằng những hợp đồng quảng cáo, hợp đồng tuyên truyền.

Trường hợp các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân sau khi bị phanh phui sai phạm, tìm đến cơ quan báo chí để xin gỡ tin bài là khơng ít. Tuy nhiên, với những cơ quan báo chí cơng tâm, đặt uy tín cơ quan và lợi ích độc giả lên hàng đầu, họ sẽ không chấp nhận lời đề nghị “tế nhị” kia. Ví dụ, loạt bài của tác giả nọ trên một tờ báo điện tử, phanh phui những sai phạm tại một trường đại học lớn. Việc phản ánh của tuyến bài điều tra đó đã có hiệu quả khi cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc phân định đúng sai rõ ràng. Tuy nhiên, sau khi vụ việc được giải quyết, thì chính người đứng ra tố cáo vụ việc, nay đã là hiệu trưởng của trường đó, lại đến nhờ gỡ loạt bài đó để “tránh ảnh hưởng đến uy tín nhà trường”.

Khi tác giả khơng đồng ý thì những cá nhân, tổ chức này lại đi vòng vèo, gặp những cơ quan, cá nhân thứ ba có tầm ảnh hưởng đến cơ quan báo chí, như cơ quan chủ quản của tờ báo chẳng hạn, để dùng sức ép chỉ đạo Ban Biên tập, phóng viên gỡ bỏ bài. Hiện tượng này đang xảy ra khá nhiều. Nếu thống kê lượng bài bị gỡ trên báo điện tử mấy năm gần đây, sẽ có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Ban PR-Maketing, Tập đoàn Nam Cường, trao đổi trong cuộc phỏng vấn với tác giả Luận văn: “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải tìm cửa để chỉnh sửa, gỡ bỏ các thông tin trên báo điện tử. Có thể kể đến các trường hợp sau: Doanh nghiệp ko muốn lộ thơng tin bí mật của mình lên báo chí; Khơng muốn cơng khai các thơng tin bất lợi, các thông tin làm ảnh hưởng đến tệp khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp; Doanh nghiệp không muốn công khai đời tư của lãnh đạo doanh nghiệp”. Dưới góc độ đạo đức, bà Hà cho rằng nên nhìn nhận hiện tượng này từ hai khía cạnh: - Khía cạnh doanh nghiệp: Đương nhiên các doanh nghiệp muốn bảo vệ quyền lợi của mình nên sẽ phần nào muốn che giấu đi các thông tin không tốt của họ. - Khía cạnh cơ quan báo chí: Cần thiết phải có sự tìm hiểu cụ thể và hai chiều về

nguyên nhân các vấn đề của doanh nghiệp, để hạn chế tối đa việc bài viết một chiều hoặc các bài viết giật tít chỉ để câu view. Từ đó sẽ nảy sinh việc doanh nghiệp buộc phải có động thái gỡ bài [PV4].

Tình trạng can thiệp gọi điện cho lãnh đạo cơ quan báo chí, người quen để nhờ gỡ bài cũng được đại biểu Quốc hội đề cập đến tại các phiên chất vấn. Tháng 4/2017, gửi chất vấn đến nguyên Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn, Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền (Phú n) đề cập tình trạng, có hiện tượng nhắn tin, gọi điện can thiệp để gỡ bài dù bài viết đó phản ánh tiêu cực khơng sai; hiện tượng này có được xem là xuất hiện nhóm lợi ích trong chính hệ thống cơ quan thông tin, truyền thông hay không? Trả lời chất vấn, nguyên Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định, những hiện tượng báo chí khó khăn trong tiếp cận nguồn tin hay chuyện nhắn tin, gọi điện gỡ bài... chưa phải là dấu hiệu khẳng định có lợi ích nhóm trong cơ quan truyền thông.

Bà Nguyễn Hương Thủy nêu ý kiến về hiện tượng này dưới góc độ của một người làm báo: “Tôi cho rằng, việc „sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ‟ có nguyên nhân bắt nguồn từ áp lực kinh doanh của các tờ báo điện tử hiện nay. Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt hiện nay, báo điện tử không chỉ phải cạnh tranh với các loại hình báo chí khác, với các báo điện tử với nhau mà còn phải cạnh tranh với mạng xã hội - kênh thông tin mà ai cũng có thể thơng báo thơng tin và bày tỏ quan điểm của mình. Vì thế, các báo điện tử cần phải chạy đua với các thông tin nóng, được nhiều người quan tâm, theo đó mới lơi kéo được người đọc. Lượng người xem nhiều thì các quảng cáo mới đến. Đó là một trong những giải pháp phát triển được kinh tế báo chí. Cũng có một hiện tượng khác là nhiều tờ báo điện tử đang lợi dụng đặc điểm dễ chỉnh sửa, gỡ bỏ thông tin trên nền tảng cơng nghệ để đăng „rung cây‟ trước, sau đó chỉnh sửa, gỡ gạc sau và đổi lại bằng cách hợp đồng truyền thơng. Có thể thấy, để tồn tại và phát triển, các báo điện tử đang phải phát triển nhiều kênh kiểm tiền bằng nhiều công cụ khác nhau” [PV5].

Cùng nội dung này, ông Nguyễn Hịa Văn, Giám đốc Cổng thơng tin điện tử, Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết, qua tìm hiểu hoạt động báo chí điện tử, nhiều bài gỡ xuống do có tác động và “chạy” bằng “phong bì”. Cũng có nhiều trường hợp gỡ do quan hệ tình cảm, cơng tác, hoặc gỡ, sửa bài do sức ép. Nếu công khai sử dụng thiết bị theo dõi, thì việc nhờ gỡ bài, sửa bài sẽ giảm đi rất nhiều. Dù có thân quen đến mấy, thì cơ quan đăng bài có lý do để từ chối, và bản thân người nhờ gỡ bài cũng cân nhắc, thận trọng hơn…[PV2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử việt nam dưới góc độ đạo đức báo chí (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)