Ứng xử của tòa soạn với việc chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử việt nam dưới góc độ đạo đức báo chí (Trang 69 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Tác động của việc chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt

2.3.2. Ứng xử của tòa soạn với việc chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng

Thông qua các mẫu khảo sát ở trên, các mẫu phỏng vấn sâu và thực tế hoạt động báo chí của tác giả Luận văn, tơi nhận thấy có hai cách mà các báo điện tử Việt Nam dùng để ứng xử khi diễn ra tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài. Thứ nhất là lặng lẽ chỉnh sửa thơng tin hoặc bóc gỡ link tin bài mà khơng thơng báo gì với độc giả. Thứ hai là các báo có đính chính với tin bài sai phạm và nhân vật liên quan cùng độc giả.

Với trường hợp thứ nhất, vì việc chỉnh sửa, gỡ bài âm thầm, nên tất nhiên các báo điện tử khơng đính chính, khơng giải thích, cũng khơng xin lỗi nhân vật liên quan và độc giả.

Với trường hợp thứ hai, tin bài sai phạm bị xử phạt, ngồi gỡ ngay thơng tin sai phạm trên báo điện tử, các ấn phẩm này cịn phải đính chính, xin lỗi.

Qua khảo sát trên một số báo điện tử như Tiền phong online, Dân trí, VnExpress, Thanh niên online, Pháp luật TPHCM online, Giao thông online... đa số

các báo điện tử Việt Nam khơng có riêng mục đính chính. Chỉ duy nhất hai tờ báo là Pháp luật TPHCM online và Giao thơng online có một mục nhỏ trên thanh cơng cụ liên quan đến đính chính, cải chính.

Hình 2.3. Mục cải chính trên Báo Giao thơng và Báo Pháp luật TPHCM

Cụ thể, Cải chính trên Báo điện tử Pháp luật TPHCM thuộc mục Bạn đọc

trên trang chủ. Các bài viết sai sót đều được Báo này đăng thơng tin cải chính, xin lỗi, gỡ thơng tin sai lệch một cách rõ ràng, minh bạch. Báo Giao thơng cũng có đính chính thuộc mục Thời sự xã hội trên thanh công cụ.

Theo khảo sát của tác giả Luận văn và kết quả xử phạt công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số tờ báo dính khá nhiều sai phạm như Thanh

niên online, Dân Việt, Tạp chí điện tử Hịa nhập, Giáo dục Việt Nam... lại khơng hề

có mục cải chính riêng.

Vấn đề bài sai đưa dài nhưng cải chính thì ngắn gọn, giấu hẳn vào góc khó tìm thấy nhất đã từng được Hữu Thọ phản ánh. Trong cuốn Ghế của Hữu Thọ

(2009) có một tiểu phẩm mang tên “Nói như bố người ta” với đoạn như sau: “Dẫn chứng của một số bài báo lên mặt dạy đời, trịch thượng: Phê phán thì như chửi rủa, ăn nói hàm hồ, vơ đũa cả nắm, góp ý thì như dỗ con nít, cịn „kiến nghị‟ thì như lên giọng cha chú! Rồi bảo là tranh luận nhưng cứ cho ý kiến của mình là đúng. Sai sót thì „nói lại‟ hoặc „cải chính‟ sơ sơ, đăng bé như cái bao diêm. Có cố ý lắng nghe,

thông cảm cũng không nghe nổi, không thông cảm nổi”. Đây là đoạn hội thoại với tư cách là độc giả đọc báo của nhà báo đã lâu năm trong tiểu phẩm nói về những vấn đề cịn tồn tại của tính chủ quan báo chí. Chỉ là một tiểu phẩm nhỏ nhưng trên thực tế đã nói rất đúng, rất trúng tâm lý tiếp nhận của độc giả đối với báo chí hiện nay. Thực tế là báo chí của chúng ta hiện chưa có chuẩn mực chung nào cho vấn đề cải chính. Đăng ở đâu, như thế nào, phần nào, bao nhiêu từ thì vừa, trình bày mục đó ra sao? Điều này dễ làm người đọc cảm thấy chưa hài lòng, cảm thấy chưa được xin lỗi thỏa đáng.

Trên nhiều tờ báo, các vấn đề liên quan đến cải chính sẽ được đăng ở các mục khác nhau tùy lĩnh vực báo chí vi phạm.

Đơn cử vụ đưa thơng tin sai về nước mắm chứa thạch tín, Báo Dân trí đăng cải chính, xin lỗi ở mục Kinh doanh, Báo Thanh niên online đăng ở mục xã hội,

Báo điện tử Vietnamnet đăng cải chính trong mục Thời sự, Báo điện tử Giáo dục

Việt Nam đăng ở mục Kinh tế, Báo điện tử Tài nguyên môi trường đăng ở mục

Bạn đọc.

Ở một ví dụ khác, thơng tin cải chính liên quan đến vụ việc mua AVG, Báo

Thanh niên online đăng cải chính và cáo lỗi trên mục Thời sự. Cải chính thơng tin hai

cựu Tổng giám đốc PVN bị khởi tố, VnExpress đăng đính chính ở mục Pháp luật. Việc một tờ báo sai sót quá nhiều là điều khó chấp nhận. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, sai sót khơng thể tránh được trong q trình làm nghề. Vấn đề là cần kiểm sốt và rút kinh nghiệm sau những lần sai sót đó để tờ báo tốt hơn, tăng độ tin cậy với độc giả. Nếu thơng tin của báo thực sự là sai thì việc cải chính cũng là cách phản hồi đầy trách nhiệm của cơ quan báo chí. Nó khơng làm mất đi uy tín của cơ quan báo chí, mà cho thấy sự tôn trọng cần thiết đối với độc giả của mình.

Có thể thấy, việc cải chính và cách thức cải chính là thước đo uy tín của cơ quan báo chí. Nếu đã sai mà khơng cải chính thì cơ quan báo chí đó càng làm lượng độc giả hay khán giả của mình mất lịng tin. Từ góc độ pháp lý, cải chính ngồi là vấn đề mang tính hoạt động nghề nghiệp, cịn là vấn đề có tính pháp lý cao. Tức là khơng phải muốn hay không, mà là bắt buộc phải cải chính nếu đã thơng tin sai.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Ở chương 2, tôi đã tập trung làm rõ thực trạng chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, và văn hóa-xã hội; phân tích những tác động và nguyên nhân của việc chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử chủ yếu là do tin bài thiếu chính xác, thiếu minh bạch. Luận văn đề cập đến những tác động dưới góc độ dư luận xã hội, độc giả và bản thân nhà báo (tính chuyên nghiệp và đạo đức báo chí).

Chương 2 do đó sẽ là cơ sở để từ đó ở chương 3 tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức báo chí trên báo điện tử Việt Nam liên quan đến việc chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng.

Chƣơng 3

CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC CHỈNH SỬA, GỠ BÀI ĐÃ ĐĂNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử việt nam dưới góc độ đạo đức báo chí (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)