7. Kết cấu của luận văn
1.2. Đạo đức báo chí
1.2.1. Khái niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức báo chí
Võ Minh Tuấn (2005), trong Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay, đã đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về khái niệm đạo
đức: “là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [13, 44-45)
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức, là đạo đức trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó; là tổng hợp các quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của nó trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể và với xã hội. Tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Đạo đức báo chí do đó là một loại hình đạo đức nghề nghiệp.
Nguyễn Thành Lợi (2016) tại bài viết “Vấn đề xây dựng quy định đạo đức báo chí”, Tạp chí Người làm báo, đã dẫn một số nghiên cứu của các chuyên gia
nước ngồi để giải thích khái niệm “đạo đức nghề nghiệp” của người làm báo. Theo đó, từ “đạo đức báo chí” tiếng Anh là “ethics”, có nguồn gốc từ chữ ethikos trong tiếng Hy Lạp, mang hàm nghĩa phân biệt giữa đúng và sai. Nguyễn Thành Lợi đã dẫn thông tin: “Chirist Frost cho rằng, thuật ngữ „nhà báo có đạo đức‟ được hiểu là: „Thu thập thơng tin trung thực, chính xác dựa trên sự thật, giành được sự quan tâm và xuất bản tin tức đó kịp thời cho cơng chúng‟. Hay việc Joseph Pulitzer - chủ bút của tờ New York World (Mỹ) - người được lấy tên cho giải thưởng báo chí danh giá nhất nước Mỹ vào đầu thế kỷ XX, đã đưa ra quy tắc rất nổi tiếng cho giới báo chí: „chính xác, chính xác và chính xác‟. Kovach và Rosenstiel - các tác giả của cuốn
Các yếu tố của báo chí cho rằng: „Điều bắt buộc đầu tiên của báo chí là sự thật‟.
Đồng thuận với quan điểm này, nhà báo Peter Arnett, người từng đạt giải Pulitzer danh giá năm 1966 cho những tác phẩm báo chí về chiến tranh Việt Nam cho rằng, „phải viết như sự thật vốn có‟, mặc dù „một nhà báo cần có phong cách riêng và độc lập‟. Ơng cũng nhấn mạnh, phóng viên nên làm việc tích cực, thu thập thơng tin, phỏng vấn, tuân theo các quy định, đưa ra những đánh giá chung về một sự việc một cách khách quan. Phóng viên phải là người có trách nhiệm, vì quần chúng và mang lại lợi ích cho xã hội. Giống như báo chí giúp chính phủ phịng chống và điều tra những vụ tham nhũng khiến báo chí có sức mạnh hơn” [31].
Có thể thấy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đạo đức là một khái niệm quan trọng trong hoạt động báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng.
Trên thế giới, tại các nước phát triển đều có những quy định rất khắt khe về “đạo đức nhà báo”, thậm chí ở một số tờ báo lớn cịn có những quy định riêng về đạo đức nghề nghiệp cho mỗi chức danh trong tịa soạn của mình. Provisions on journalistic ethics (Quy định về đạo đức nhà báo) được Hội đồng Nhà báo Nga
thông qua ngày 23/6/1994 quy định những hạng mục chi tiết về những quy tắc mà nhà báo phải tuân thủ trong quá trình tác nghiệp, như: Nhà báo phải tuân thủ chặt chẽ việc tách bạch các sự kiện, thơng tin với những ý kiến, phóng tác, và giả định có trong thơng tin. Nhà báo phải coi các hành động sau đây là tội phạm báo chí nghiêm trọng, bao gồm bóp méo sự thật có ác ý, vu cáo, lấy tiền để đưa tin sai sự thật, hoặc giấu giếm thơng tin đúng sự thật trong bất kỳ tình huống nào. Nhà báo khơng nên sử dụng thơng tin bí mật phục vụ lợi ích riêng hoặc lợi ích của gia đình [16].
Ở châu Á, một trong các quốc gia đi đầu trong việc quy định đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo là Hàn Quốc. Quy chuẩn đạo đức báo chí Hàn Quốc ra đời năm 1986 do Hiệp hội Biên tập viên báo chí Hàn Quốc đưa ra. Các nhà báo đã cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những quy chuẩn làm báo và đáp ứng kỳ vọng của nhân dân về một nền báo chí tốt đẹp. Khơng chỉ các biên tập viên, mà tất cả những ai làm việc có liên quan đến ngành báo đều sẽ cần tuân theo quy chuẩn này [17].
Như vậy, quyền được biết thông tin của công chúng là một nguyên tắc cơ bản để duy trì một xã hội dân chủ. Quyền này không thể được đảm bảo nếu khơng có sự tồn tại của truyền thông, hoạt động với sự đảm bảo quyền tự do ngôn luận, đồng thời cam kết hướng tới một tiêu chuẩn đạo đức cao và không phụ thuộc vào bất kỳ thế lực nào. Các cơ quan báo chí quyết tâm nắm giữ vai trò như là những người tiên phong nhất trong lĩnh vực này, tất cả những ai tham gia vào công việc biên tập, xuất bản, quảng cáo và phát hành cần ủng hộ quyền tự do ngơn luận. Bản thân họ cũng nên có cung cách xử sự đúng đắn để đảm bảo hoàn thành trọng trách này, và để nâng cao lòng tin của độc giả.
Tại Việt Nam, nhiều cuốn sách, cơng trình nghiên cứu, bài báo đã nói về
vấn đề đạo đức báo chí.
Trong bài “Vấn đề xây dựng quy định đạo đức báo chí” trên Tạp chí Người
làm báo, Nguyễn Thành Lợi (2016) cho rằng, việc nắm bắt được thơng tin nhanh,
nóng hổi ln là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự sống còn của mỗi cơ quan báo chí truyền thơng. Tuy nhiên, trong cuộc tranh đua quyết liệt đó, một số nhà báo đã bỏ qua vấn đề “trách nhiệm và lương tâm” nghề nghiệp, khiến đạo đức báo chí trở thành tâm điểm bức xúc của dư luận xã hội [31].
Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004) trong giáo trình Cơ sở
lý luận báo chí truyền thơng cho rằng: “Trên cơ sở lý tưởng và trách nhiệm đạo đức đã
hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc" [9, 252].
Như vậy, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo. Trong Luận văn này, tác giả sử dụng cách gọi chung là đạo đức báo chí.
Tạ Ngọc Tấn, Đinh Thị Thúy Hằng (2009), trong Cẩm nang đạo đức báo chí, cho rằng: “Nhà báo phải đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Hiểu quy định này để biết rõ vì sao trong thực tế phát triển báo chí điện tử thời gian qua, nhiều tin bài dù về nội dung thông tin không sai nhưng vẫn được các tòa soạn gỡ bỏ vì ảnh hưởng khơng tốt đến quyền lợi dân tộc, đến lợi ích của nhân dân”. Theo hai tác giả, nhà báo phải luôn nhớ rằng công việc cứu trợ được ưu tiên cao hơn quyền được thông tin của công chúng. Nhà báo không được mô tả quá kỹ hoặc cung cấp nhiều hình ảnh về thảm họa, tai nạn hoặc bạo lực, vì điều đó có thể gây tổn thương tới
người thân của họ hoặc đụng chạm tới sự nhạy cảm của công chúng. Nhà báo đưa thông tin phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, không đưa những thông tin gây hiểu nhầm hoặc bị bóp méo. Khơng đăng tin đồn khi chưa được kiểm chứng. Khơng được viện cớ vì lợi ích chính đáng của cơng chúng để đưa tin giật gân, câu khách. Phải đăng ở vị trí phù hợp tin cải chính những thông tin đã đưa sai, kèm theo lời xin lỗi của Ban Biên tập. Nhà báo không được lạm dụng nghề nghiệp để làm việc như một nhân viên quảng cáo, không được nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tiền báo đáp từ những người muốn quảng cáo và không được tham gia quảng cáo trá hình. Nhà báo không được gây sức ép hoặc gợi ý đổi chác vật chất để moi thông tin. Trong trường hợp cần phải chi tiền để có được thơng tin mà cơng chúng có quyền được biết thì trong bài viết của mình phải cơng khai việc này. Nhà báo khơng được nhận bất kỳ q tặng có giá trị hoặc bất kỳ ưu đãi nào, vì điều đó có thể tác động tới hoạt động báo chí của nhà báo, nhất là liên quan tới việc có cho đăng hay giấu thông tin đã thu thập được [10].
Từ những nguyên tắc mà hai tác giả đưa ra, có thể thấy, trong thực tế phát triển của báo điện tử thời gian qua, tình trạng đưa thơng tin sai sự thật, giật gân, câu khách, chạy theo thị hiếu của một số đối tượng độc giả sau đó phải gỡ bỏ, cải chính và xin lỗi hồn tồn khơng ít. Ngồi ra, một hiện tượng đáng nói thời gian qua là việc đổi chác, gỡ gạc, chỉnh sửa thông tin lấy hợp đồng quảng cáo cũng được hai tác giả nêu ra trong cuốn sách này.
Nguyễn Thị Trường Giang (2011), với Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cũng có viết về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Tác giả dành hai chương đầu để khái quát các vấn đề: “Đạo đức nghề nghiệp như một điều tiết trong hoạt động báo chí”, và “Đạo đức nghề nghiệp trong các mối quan hệ của nhà báo”. Hai chương này được xem xét dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát đường lối, chính sách cũng như sự chỉ đạo của Đảng đối với báo chí, lực lượng được coi là đi đầu trong cơng tác chính trị, tư tưởng. Tiếp đó, tác giả khẳng định: “Tính tích cực là khuynh hướng chủ đạo trong đạo đức nghề nghiệp nhà báo Việt Nam” (chương 3), chương 4 liệt kê và phân tích “Những biến đổi tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo Việt Nam hiện nay”, quy các biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp thường gặp nhất vào năm nhóm. Chương 5, chương cuối cùng, đề cập vấn đề cốt lõi: “Giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam” [4].
Hữu Thọ (2012), với Mắt sáng, lòng trong, bút sắc, ngay ở đầu cuốn sách, đã tự răn mình trong nghề nghiệp làm báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi Hồ Chí Minh là người thầy lớn của báo chí cách mạng Việt Nam, không chỉ thông qua những lời dạy của Người mà qua những khối lượng đồ sộ tác phẩm báo chí của Người. Cuốn sách cũng nói lên những suy nghĩ của tác giả về văn hóa báo chí, cụ thể là văn hóa của cơ quan báo chí và văn hóa của người làm báo. Ơng cho rằng, cơ quan báo chí phải ln giữ vững định hướng chính trị của tờ báo, đồng thời tôn trọng tự do tư tưởng, khuyến khích độc lập suy nghĩ của phóng viên; tờ báo phải mở rộng cửa, khơng bao giờ có thái độ cửa quyền đối với bạn đọc và cộng tác viên - đó là văn hóa. Cịn văn hóa đối với người làm báo, trước hết đó phải là người có bản lĩnh, đạo đức, lương tâm, đồng thời phải rất quan tâm tới văn hóa ứng xử [11].