7. Kết cấu của luận văn
2.2. Nguyên nhân chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử
2.2.1. Các tin bài chỉnh sửa, gỡ bỏ vì nguyên nhân khách quan
Việc chỉnh sửa, gỡ bỏ các thơng tin vì ngun nhân khách quan này phù hợp với đạo đức báo chí như chỉnh sửa, gỡ bỏ để thơng tin chính xác hơn, nhân văn hơn, đồng thời phù hợp hơn với định hướng tuyên truyền theo đường lối của Đảng, chủ trương của Nhà nước, vì lợi ích của nhân dân, tránh những ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội.
Tính thời sự, cập nhật thơng tin nhanh chóng, liên tục là một trong những ưu điểm của báo điện tử. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh giữa các báo điện tử với nhau, giữa báo điện tử và mạng xã hội cũng đặt loại hình báo chí này trước những áp lực về việc thông tin phải nhanh nhất, nóng nhất, cập nhật nhất. Sức ép thời gian, khối lượng và chất lượng tin bài đã khiến các thông tin trên báo điện tử không tránh khỏi những sai sót như sai lỗi chính tả, sai số liệu, sai tuổi nhân vật...
Ở nguyên nhân thứ nhất này, Luận văn chỉ đề cập những sai sót khách quan, không gây hậu quả nghiêm trọng, không vi phạm đạo đức báo chí và các tịa soạn báo điện tử thực hiện việc chỉnh sửa thơng tin để thơng tin chính xác, kịp thời hơn. Những sai sót khách quan về mặt kỹ thuật, thông tin... trên báo điện tử sau đó phải chỉnh sửa lại cho chính xác như các ví dụ nêu trên khơng chỉ là thực tế diễn ra trong sự phát triển của báo chí Việt Nam, mà cịn là thực tế khó tránh khỏi của báo chí thế
giới nói chung.Với các sai sót khách quan này, thơng thường phóng viên, biên tập viên có quyền được tự chỉnh sửa sau khi báo cáo với cấp trên mà không bị xử lý, cải chính hay xin lỗi.
Ngồi ra, trong nhóm ngun nhân thứ nhất về việc chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử khơng vi phạm đạo đức báo chí là một số bài viết được các tòa soạn báo điện tử gỡ xuống để ổn định tâm lý người dân, ổn định tình hình xã hội, phù hợp hơn với định hướng tuyên truyền theo đường lối của Đảng, chủ trương của Nhà nước, vì lợi ích của nhân dân, tránh những ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội. Ví dụ, như đã nói trên là bài viết “Về tâm bão Đồng Tâm” đăng trên Báo điện tử Tuổi trẻ online ngày 19/4/2017 phản ánh về tình hình tại xã Đồng Tâm
(Mỹ Đức, Hà Nội).
Theo Luật Báo chí năm 2016, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Báo chí là “Thơng tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân”. Chiểu theo Luật, nguyên Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn cho rằng, trong một số trường hợp, thông tin đăng tải trên báo chí cần được định hướng nhằm phù hợp với lợi ích của đất nước và của người dân. Chẳng hạn có thời điểm, báo chí thơng tin liên tiếp, miêu tả tỉ mỉ về các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, bạo hành trẻ em đã bị một số tổ chức bên ngồi lợi dụng kích động, xun tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam; báo chí phản ánh về hoạt động liên quan đến ngân hàng, tiền tệ nhưng không đầy đủ, rõ ràng dễ gây tác động đến tâm lý người gửi tiền, làm ảnh hưởng thị trường tài chính, tiền tệ; một số bài viết có thơng tin nhạy cảm chính trị...
Như vậy, có thể thấy, việc bóc gỡ một số tin bài có thơng tin nhạy cảm chính trị, ảnh hưởng khơng tốt đến lợi ích của đất nước và nhân dân là phù hợp với các quy định của pháp luật và không vi phạm đạo đức.
Trong cuộc trao đổi với tác giả Luận văn, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng phịng Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết: “Báo chí khi đăng thơng tin là phải trung thực với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trường hợp