7. Kết cấu của luận văn
1.3. Chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử dƣới góc độ góc độ đạo
1.3.3. Vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề chỉnh sửa, gỡ bà
trên báo điện tử
Ngày 30/3/2017, Nghị định số 08/2017/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí. Theo đó, báo nói, báo hình, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 6 tháng kể từ ngày được phát sóng lần đầu. Đối với báo điện tử, thời gian lưu giữ nguyên trạng tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày đăng tải lần đầu. Bộ TTTT là cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử. Các tác phẩm trong hệ thống lưu chiểu điện tử phải được bảo quản an toàn và lưu giữ ngun trạng về nội dung thơng tin. Thơng tư có hiệu lực từ ngày 30/3/2017.
Năm 2016, Hội Nhà báo Việt Nam ra Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam phù hợp với Luật Báo chí 2016 và pháp luật hiện hành, nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng hoạt động báo chí, chất lượng cơng tác Hội, đặc biệt chú trọng trau dồi đạo đức cách mạng, thực hiện nghiêm túc những quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.
Ngày 1/8/2017, Cổng Thông tin điện tử, Hội Nhà báo Việt Nam đã bước đầu triển khai ứng dụng thiết bị theo dõi các báo điện tử gỡ bài, sửa bài. Đây là thiết bị phần mềm được thiết kế trên nền tảng công nghệ Java. Thiết bị này kiểm tra và theo
dõi việc gỡ bài, sửa bài của các báo và các trang thông tin điện tử. Cung cấp cho người theo dõi biết được thời gian đăng bài, thời gian kiểm tra biết bài bị gỡ, bị sửa, biết được cả nội dung bài bị gỡ, nội dung sửa của bài bị sửa.
Thiết bị hoạt động 24/24h do kỹ thuật viên của Cổng Thông tin điện tử, Hội Nhà báo Việt Nam quản lý. Hằng tuần, kỹ thuật viên báo cáo kết quả theo dõi cho lãnh đạo Cổng, lãnh đạo Cổng sẽ báo cáo với lãnh đạo Hội và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý báo chí.
Việc sử dụng thiết bị nhằm hai mục đích chính:
Thứ nhất, kiểm tra khiến các báo thận trọng hơn trong quá trình đưa tin,
tránh chạy đua với việc đưa tin nhanh, thông tin không được kiểm chứng, đưa lên mạng thông tin sai sự thật, thơng tin nhạy cảm.
Thứ hai, góp phần phát hiện tiêu cực trong việc gỡ bài, sửa bài trên các báo
điện tử.
Giám đốc Cổng Thông tin điện tử, Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Hòa Văn cho biết: “Để giám sát các nhà báo thực hiện tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp, việc đưa thiết bị này vào sử dụng là một biện pháp rất thiết thực. Đôi khi nhà báo đưa tin sai sự thật nằm ngoài ý muốn của nhà báo, tuy nhiên khi được đính chính lại thì thơng tin sai sự thật đã gây tác hại cho xã hội rồi. Nên biện pháp làm cho các cơ quan báo chí, các nhà báo chấp hành các quy định xuất bản thông tin lên Internet chặt chẽ hơn, cẩn trọng hơn, có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong khi đạo đức báo chí đang là vấn đề nóng, vấn đề đang làm cho cơng chúng giảm niềm tin đối với báo chí”.
Sự vận hành liên tục và cung cấp thơng tin chính xác của thiết bị phần mềm về việc gỡ bài, sửa bài được hy vọng sẽ giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn và xóa bỏ được hiện tượng “Sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” liên quan đến xuất bản trên báo điện tử hiện nay.
Trước đó, ngày 8/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2017/NĐ- CP ngày 8/2/2017 quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí. Theo đó, kể từ ngày 30/3/2017, cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử có văn bản thơng báo cho cơ quan báo chí để kết nối
theo quy định. Sau khi kết nối, cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử kiểm tra, đảm bảo tác phẩm đã được lưu tại hệ thống và xác nhận với cơ quan báo chí sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tác phẩm báo chí. Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử tổ chức lưu giữ nguyên trạng nội dung tác phẩm báo chí trên hệ thống lưu chiểu; tổ chức phân loại nội dung để lưu giữ phục vụ công tác quản lý.
Các tác phẩm trong hệ thống lưu chiểu điện tử phải được bảo quản an toàn và lưu giữ nguyên trạng về nội dung thông tin. Cơ quan thực hiện lưu chiểu điện tử phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an tồn, tính tồn vẹn, khả năng truy xuất và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để việc phân loại, lưu giữ được thuận lợi nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm...
Như vậy, các quy định về lưu chiểu báo chí nói chung, lưu chiểu báo điện tử nói riêng với các yêu cầu kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tính tồn vẹn, khơng làm thay đổi nội dung tác phẩm... cũng là một giải pháp giúp hạn chế tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài vì thơng tin ẩu, thơng tin thiếu kiểm sốt hoặc vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã phân tích lý luận chung về báo điện tử, khái quát về vấn đề chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử Việt Nam và đạo đức báo chí nói chung cũng như đạo đức báo chí nhìn từ góc độ hiện tượng chỉnh sửa, gỡ bài tràn lan thời gian qua.
Báo điện tử đang nổi lên là một loại hình báo chí chủ lực, đã và đang phát triển với những ưu thế do có tính tương tác cao, tính thời sự, là xu thế mới kết hợp cơng nghệ số với các loại hình báo chí truyền thống. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh thơng tin trên các báo điện tử cũng đã dẫn đến việc bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong đó có việc chỉnh sửa, gỡ bài, đang bộc lộ những chệch hướng, sai phạm trong đạo đức của người làm báo, đặt ra nhiều câu hỏi bức thiết cần được giải quyết triệt để, nhằm đem đến cho độc giả thơng tin chính xác, chân thực, để nghề báo ln đi đúng tơn chỉ mục đích là đưa tin đúng sự thật, phản biện xã hội, góp phần tích cực
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHỈNH SỬA, GỠ BÀI ĐÃ ĐĂNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM