7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khảo sát thực trạng chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử
2.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế, tình trạng chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử diễn ra khá nhiều. Nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ đạo đức báo chí, tác giả Luận văn chia làm hai nhóm: Thứ nhất là các bài viết bị gỡ bỏ vì thơng tin sai lệch, vi phạm đạo đức báo chí. Thứ hai là tình trạng các thơng tin kinh tế trên báo điện tử bị gỡ bỏ khơng có lý do vì các nhóm lợi ích... Dưới đây là một số mẫu điển hình liên quan đến hai nhóm đề này.
Nhóm thứ nhất, gỡ bỏ các thơng tin sai sự thật
- Gỡ bỏ 170 tin bài sai sự thật về thông tin nước mắm truyền thống có hàm lượng thạch tín (asen) vượt ngưỡng quy định và xử phạt hơn 50 cơ quan báo chí [50].
Cuối tháng 11/2016, Bộ TTTT công bố quyết định xử phạt với 50 cơ quan báo chí đăng thơng tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng asen vượt ngưỡng quy định. Cụ thể, trên cơ sở khảo sát độc lập bằng cách thu mua 106 mẫu nước mắm thành phẩm bày bán trên thị trường gửi đi xét nghiệm, ngày 12/10, Báo
Thanh niên đăng bài “Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Cẩn trọng với
hàm lượng thạch tín”, đưa ra nhận định nước mắm có nồng độ đạm càng cao thì khả năng tỉ lệ nhiễm thạch tín càng cao và cơng bố kết quả “80/106 mẫu vượt ngưỡng thạch tín”.
Chiều 17/10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai của 88 nhãn hiệu được sản xuất tại các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và một mẫu của Thái Lan. VINASTAS kết luận “các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định”, từ đó cho rằng 101/150 mẫu khảo sát khơng đạt quy định của Bộ Y tế.
Hình 2.1. Các báo đưa tin về việc xử phạt hơn 50 cơ quan báo chí vì thơng tin sai vụ nước mắm nhiễm asen
Từ kết quả khảo sát của Báo Thanh niên và VINASTAS, 50 cơ quan báo chí đã đồng loạt đăng 170 tin bài liên quan đến kết quả khảo sát sai sự thật này. Bộ TTTT khẳng định: Kết quả công bố của Báo Thanh niên cũng như VINASTAS là mập mờ, khơng giải thích giữa hai loại asen hữu cơ và asen vơ cơ thì loại nào là độc hại, loại nào khơng độc hại. Trong khi đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm được ban hành theo Thông tư số 02/2011 của Bộ Y tế chỉ quy định giới hạn đối với asen vơ cơ, cịn asen hữu cơ không quy định giới hạn.
Trên cơ sở đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau khi xem xét nội dung thơng tin trên báo chí, Bộ TTTT đã phối hợp với Bộ Công an đánh giá
mức độ sai phạm trong thơng tin của 50 cơ quan báo chí thơng tin sai sự thật. Đến ngày 14/11, Bộ TTTT đã xử phạt vi phạm hành chính các cơ quan báo chí vi phạm.
Báo Thanh niên đã chủ động gỡ bỏ các bài viết trên báo điện tử và thực hiện cải chính, xin lỗi [42]. Báo cịn bị phạt 200 triệu đồng. Đây là mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí.
Nhóm 8 cơ quan báo chí bám sát sự kiện, đăng tải kết quả công bố của cả Báo Thanh niên và VINASTAS, đã thông tin sai sự thật, có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính, xin lỗi. Theo đó, các báo điện tử Người tiêu dùng, Hà Nội mới, Đại đoàn kết, Người đưa tin, Dân Việt, Dân sinh, Infornet, Thực phẩm chức năng đều bị phạt tiền.
Nhóm 41 cơ quan báo chí chỉ đăng thơng tin về kết quả khảo sát của Báo
Thanh niên hoặc VINASTAS, đã thông tin theo kết quả cơng bố sai sự thật, có gỡ
bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính, xin lỗi. Các báo này có mức phạt từ 10-15 triệu đồng.
Ngồi mức xử phạt hành chính bằng tiền kể trên, các cơ quan báo chí phải thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định pháp luật.
- Ngày 8/4/2017, Báo điện tử Biên phòng đăng bài “Hàng loạt sai phạm ở
Quỹ Tín dụng nhân dân xã Cẩm Bình”, phản ánh về việc nhiều người dân địa phương, trong đó có các thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), tố cáo Ban lãnh đạo Quỹ có nhiều sai phạm trong cơng tác quản trị, điều hành, kiểm sốt... Tháng 12/2017, ơng Trần Hữu Quý, nguyên Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân xã Cẩm Bình, có đơn tố cáo tác giả bài báo đã đưa ra trong bài viết một số nội dung sai sự thật, xúc phạm đến danh dự, uy tín của ơng. Cơ quan chức năng của Bộ đội Biên phòng đã làm việc với các bên có liên quan, và qua xác minh thấy rằng, tác giả bài báo có biểu hiện chủ quan, thiếu thận trọng trong quá trình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, trích đăng và phản ánh một chiều ý kiến của nhân dân, dẫn đến một số nội dung thiếu chính xác hoặc khơng đúng sự thật. Vì thế, Báo buộc phải gỡ bài có thơng tin sai lệch và đăng cải chính, xin lỗi ơng Q cùng bạn đọc [23].
- Tháng 7/2017, Cục Báo chí, Bộ TTTT đã ra quyết định xử phạt ba báo
Thanh niên, Người lao động, Pháp luật TPHCM vì đã đăng thông tin không đúng
sự thật [46].
Cụ thể, báo Pháp luật TP.HCM bị xử phạt 60 triệu đồng vì đã thơng tin sai sự thật bài “Dừng nạo vét tận thu cát ở cửa sông Hàm Luông” đăng ngày 16/5, bài “Doanh nghiệp tặng 2 xe Lexus cho Cà Mau” đăng ngày 21/2, bài “Có dấu hiệu ưu ái sau khi nhận xe Lexus” đăng ngày 22/2, bài “Cà Mau đã ứng tiền sai cho công ty tặng xe Lexus” đăng ngày 23/2.
Báo Người lao động bị xử phạt 30 triệu đồng vì đã thơng tin sai sự thật trong bài “Tỉnh Cà Mau được doanh nghiệp tặng 2 xe 6,2 tỷ” đăng ngày 21/2 và bài “Người tặng 2 „siêu xe‟ cho tỉnh Cà Mau lên tiếng” đăng ngày 22/2.
Báo Thanh niên bị xử phạt 15 triệu đồng vì đã thông tin sai sự thật trong bài “Doanh nghiệp tặng xe sang được tỉnh „xử nhẹ‟ sai phạm” đăng ngày 22/2.
Các tờ báo này đã phải gỡ bỏ thơng tin trên báo điện tử và đăng đính chính, xin lỗi vì các thơng tin sai sự thật này.
- Giữa tháng 3/2017, chuyên trang ICT New thuộc Báo điện tử Infornet đã đưa thông tin một chiều trong bài viết “Vụ đầu tư 1 tỷ USD vào ứng dụng gọi xe FaceCar có dấu hiệu lừa đảo” theo ý kiến chủ quan của tác giả hiểu về bài viết của ông Nam Trần- nhà sáng lập ứng dụng gọi xe FaceCar trên facebook cá nhân của ông này. Tuy nhiên, sau đó, ơng Nam Trần khẳng định: ông Mai Vũ Minh và FaceCar chưa từng ký kết hợp tác đầu tư với nhau, đồng thời khẳng định nhà đầu tư Việt kiều Đức chưa hề lừa đảo ông Nam hay FaceCar. Ngay sau khi nhận được phản hồi của Công ty Sapa Thale Holding và qua xác minh, Infornet đã gỡ bỏ bài viết và đính chính, xin lỗi ơng Mai Vũ Minh [28].
- Tháng 7/2017, Bộ TTTT đã ra quyết định xử phạt hành chính báo điện tử
Diễn đàn doanh nghiệp vì đã đăng thơng tin khơng đúng sự thật. Theo đó, Báo này
bị phạt 15 triệu đồng vì đã thơng tin sai sự thật trong bài viết “Sản phẩm FAZ: Cấp phép một đằng, quảng cáo một nẻo” đăng ngày 4/7. Báo đã phải cải chính, xin lỗi và gỡ bỏ thơng tin sai sự thật [47].
Nhóm thứ hai, chỉnh sửa, gỡ bỏ khơng rõ lý do
Nhiều bài viết về kinh tế bị bóc gỡ, chỉnh sửa khơng rõ lý do, khơng thơng báo, khơng đính chính và khơng theo một quy định, ngun tắc pháp luật nào. Việc gỡ bài có những dấu hiệu mang động cơ riêng, gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín của nghề báo và người làm báo. Một số ví dụ điển hình mà tác giả thu thập được về tình trạng này trên báo điện tử.
- Nhiều tờ báo điện tử chỉnh sửa title thông tin về Dự án Giảng Võ của Vingroup khơng có lý do. Cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi nói về quy hoạch Hà Nội bất hợp lý, đã chỉ đích danh Dự án 50 tầng tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ. Sau khi đăng tin được một thời gian ngắn , nhiều tờ báo đã đổi title mà khơng rõ lý do . Ví dụ, Báo điê ̣n tử Vietnamnet thay title “Chung
cư 50 tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ô tô đi đường nào?” thành “Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ô tô đi đường nào?”. Tương tự, Báo Người Lao động từ title ban đầu là “Thủ tướng : Quy hoạch nào cho xây chung cư 50 tầng ở
Giảng Võ?” đã sửa thành “Chung cư cao tầng dày đă ̣c gây ách tắc giao thông” ... - 22 giờ 22 phút ngày 30/3/2017, Báo điện tử Quảng Ninh đăng thông tin “Tổng biên tập chỉ đạo không đăng: Yêu cầu dừng thi công dự án FLC Hạ Long”. Sau đó, thơng tin lỗi chưa được thẩm duyệt này đã được Báo gỡ khỏi hệ thống. Dù TBT Báo Quảng Ninh Nguyễn Tiến Mạnh sau đó đã giải thích, nhưng những thơng tin lỗi kiểu
này cũng khiến khơng ít độc giả mất lịng tin và đặt câu hỏi về việc có hay khơng các nhóm lợi ích trong việc đăng, gỡ các bài viết liên quan đến các vấn đề hạn chế của doanh nghiệp.
-Ngày 18/4/2017, Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô đăng thông tin “Di sản thiên nhiên tan tác vì phân lô, bán nền, vịnh Hạ Long đang „oằn mình‟ kêu cứu”. Tuy nhiên, thông tin này sau đó đã bị gỡ bỏ.
- Bài viết “Tân Hoàng Minh và các sai phạm tại Dự án triệu đô” xuất bản ngày 19/7/2017 trên Báo điện tử Thương hiệu và Pháp luật nói về các sai phạm tại một dự án của chủ đầu tư này được “hô biến” bằng một bài khác hẳn về nội dung với title “Kết cấu bền vững - yếu tố quan trọng của một cơng trình đẳng cấp” lại ca ngợi dự án.
- Bài “Hải Phát Plaza: Dự án nghìn tỷ gánh nợ khủng” đăng trên Báo Kinh
tế & Đô thị điện tử bị gỡ, link báo không tồn tại. Tương tự, bài viết “Hải Phát
Plaza Đại Mỗ vào danh sách kiểm toán soi về sử dụng đất” trên Kinh tế & Đô thị
cũng biến mất. Khoảng 1 năm sau khi các thông tin này bị gỡ bỏ, Hải Phát niêm yết trên sàn chứng khoán, bán cổ phần cho cổ đơng chiến lược. Vì vậy, dư luận có quyền nghi ngờ về việc doanh nghiệp đang làm sạch thông tin trước thềm niêm yết.
- Bài báo “Bí ẩn về nghĩa địa bò của THTrueMilk và thảm cảnh vùi mình trong ơ nhiễm” đăng trên Báo điện tử Người tiêu dùng ngày 21/03/2017 nói về tình trạng ơ nhiễm mơi trường của người dân sống cạnh trang trại bị của Tập đồn TH, tuy nhiên đã gỡ bỏ ngay sau đó khơng có lý do.
- Sửa title bài “Băn khoăn với Dự án Gami Hội An” trên Báo điện tử Người
lao động 27/11/2016 thành “Băn khoăn với dự án triệu đô”. Bài này bỏ tên doanh
nghiệp Gami Hội An ra trong khi nội dung vẫn giữ nguyên. Đó là các hạn chế, phản biện của các chuyên gia, chính quyền về Dự án Gami Hội An như chậm triển khai, thách thức với công tác bảo tồn Hội An....
- Một số bài báo về tình hình tài chính các chủ đầu tư bất động sản bị gỡ bỏ
trên Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Ví dụ, bài báo “Dự án Hồng Hà Tower 89 Thịnh Liệt vẫn nợ khủng tiền sử dụng đất” đăng 10h17, 27/09/2017; bài “Đề xuất kê biên tài sản với „chúa chổm‟ Mỹ Sơn Tower” bị bóc gỡ.
Ngồi các ví dụ nêu trên, một loạt các thơng tin khác liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp đã bị gỡ bỏ và chỉnh sửa trên các báo điện tử. Bài “Soi khoản nợ 13.500 tỷ đồng của „ông lớn địa ốc‟ Novaland” đăng trên Báo điện tử Reatime ngày 9/7/2017 sau đó biến mất. Một số bài trên Báo điện tử Dân Việt bị chỉnh sửa
không lý do như “HSBC tháo chạy khỏi Techcombank” được sửa thành title “HSBC thoái vốn khỏi Techcombank”; bài “HDBank: Luật các TCTD bỏ quên tỷ phú Nguyễn Phương Thảo” được sửa thành “Luật các TCTD bỏ quên chức danh Phó Chủ tịch HĐQT”; bài “Kết luận hàng loạt sai phạm tại dự án của Tân Hoàng Minh” trên Dân Việt bị gỡ.