7. Kết cấu của luận văn
1.3. Chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử dƣới góc độ góc độ đạo
1.3.2. Quy trình chỉnh sửa, gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam
Tùy từng tòa soạn, thao tác gỡ bài hay chỉnh sửa thơng tin có thể được thực hiện theo các quy định và quy trình khác nhau.
Qua các cuộc phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn với những nhà báo, phóng viên làm việc trực tiếp tại các cơ quan báo chí gồm: TBT Tạp chí Mặt trận Tổ quốc điện tử Vũ Văn Tiến, Trưởng ban Kinh tế Báo Kinh tế & Đô thị Đồng Trần Quý,
Phó Trưởng ban Kinh tế Báo điện tử Dân Việt Hương Thủy, các nhà báo Nguyễn
Tuấn Báo Tiền phong, Lê Xuân Dũng Báo điện tử VietnamPlus... thì “quy trình
chỉnh sửa, gỡ bài trên báo điện tử theo quy định của từng tờ báo khác nhau. Có tờ thì chỉ TBT mới có quyền gỡ tin bài. Có tờ thì TBT phân quyền cho cấp dưới giúp việc mình (như Phó TBT, Tổng Thư ký tịa soạn…)” [PV5].
Hình 1.1. Quy trình chỉnh sửa, gỡ bài phổ biến tại các tòa soạn báo điện tử
Tại một số tòa soạn điện tử, phóng viên viết bài, đẩy lên quy trình nội bộ, trưởng ban duyệt, đẩy tin. Với những sai sót nhỏ, phóng viên có thể báo cáo lãnh đạo ban và tự chỉnh sửa. Với những thông tin nghiêm trọng, nhạy cảm thì phải báo
cáo Ban Biên tập. Tất nhiên, cũng có tình trạng, nhiều bài bị gỡ nhưng phóng viên khơng biết và khơng được thơng báo gì [PV6, PV7].
Ý kiến chung của các nhà báo, phóng viên được phỏng vấn thì quy trình chỉnh sửa, gỡ bài thơng thường tại các tịa soạn báo điện tử “phải do TBT hoặc phó TBT phụ trách mới đủ thẩm quyền gỡ bài” [PV2].
Các TBT, lãnh đạo ban, nhà báo được phỏng vấn đều cho biết, “để việc gỡ bài không thành giai thoại „sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ‟, tránh những loạt bài chống tiêu cực thường bị gỡ đi, cần có sự thống nhất trong Ban Biên tập, phải bảo vệ bản quyền tác giả, không thể để trường hợp bài bị gỡ mà chính bản thân tác giả cũng không được biết” [PV2, PV5, PV6, PV7].