3.1.1 .Sức ép chạy đua cạnh tranh thông tin
3.1.3. Các vấn đề liên quan đến đạo đức người làm báo
Cũng có thực tế là thơng tin đúng sự thật nhưng bị chỉnh sửa, cắt cúp, gỡ tin bài vì có sự can thiệp từ các mối quan hệ thân quen, thậm chí có cả các lợi ích kinh tế, chính trị... đằng sau những quyết định gỡ tin này, sửa bài kia.
Theo biên bản phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn với Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Hòa Văn, trong nhiều cuộc giao ban báo chí, hội nghị về cơng tác thông tin, tọa đàm, hội thảo về hoạt động báo chí... đại diện nhiều đơn vị như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT, Hội Nhà báo Việt Nam… rất bức xúc về một số vấn đề, vụ việc liên quan đến báo điện tử. Trên thực tế có nhiều cơ quan báo điện tử gỡ bài, sửa bài nhưng không phải do tiêu cực mà do tâm lý, đưa thật nhanh thơng tin, sau đó hậu kiểm, có sai sót thì gỡ hoặc sửa. Hơn nữa, qua tìm hiểu hoạt động báo điện tử, chúng tôi thấy nhiều bài gỡ xuống do có tác động và “chạy”. Cũng có nhiều trường hợp gỡ do quan hệ tình cảm, cơng tác, hoặc gỡ, sửa bài do sức ép. Nếu cơng khai sử dụng thiết bị theo dõi, thì việc nhờ gỡ bài, sửa bài sẽ giảm đi rất nhiều. Dù có thân quen đến mấy, thì cơ quan đăng bài có lý do để từ chối, và bản thân người nhờ gỡ bài cũng cân nhắc, thận trọng hơn…[PV1].
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Ban Marketting - PR, Tập đoàn Nam Cường, nêu lên một thực tế, tại nhiều thời điểm, việc chỉnh sửa, gỡ bài trên các báo điện tử Việt Nam phổ biến đến nỗi bất kỳ nhân viên quan hệ công chúng (PR) nào cũng cần phải có hiểu biết sâu về việc này. “Trong hoạt động PR Marketing của doanh nghiệp, xử lý khủng hoảng truyền thơng, trong đó có việc chỉnh sửa, gỡ bỏ các thông tin tiêu cực đến doanh nghiệp là có thật” [PV4].