Phân tích thành phần chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 52 - 54)

Chương 1 Tổng quan

1.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kê

1.6.5. Phân tích thành phần chính

Phân tích thành phần chính (PCA - Principal Component Analysis) là kỹ thuật thường được sử dụng khi làm việc với các bộ dữ liệu (dataset) nhiều chiều. PCA

giúp làm giảm số chiều thường rất lớn của dữ liệu mà vẫn giữ lại được các thông tin cần thiết của bộ dữ liệu ban đầu. PCA được sử dụng để tạo thành một số nhỏ các

biến không tương quan từ một tập hợp dữ liệu lớn. Mục tiêu của PCA là tìm một khơng gian mới với số chiều nhỏ hơn không gian cũ (số chiều trong không gian mới thường là 2 hoặc 3 chiều). Trong đó các trục tọa độ trong khơng gian mới được xây

dựng sao cho trên mỗi trục độ biến thiên của dữ liệu trên đó là lớn nhất có thể

(maximize the variability).

PCA có thể được áp dụng cho dữ liệu phân tích mơ tả định lượng để giảm tập hợp các biến phụ thuộc (ví dụ thuộc tính) đến một tập hợp dữ liệu nhỏ hơn của các biến cơ bản (gọi là yếu tố) dựa trên mơ hình của tương quan giữa các biến ban đầu [58]. Các dữ liệu của các thuộc tính khác nhau được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần và xử lý bằng phần mềm máy tính. Sau đó dữ liệu được giảm bằng cách

phân tích dữ liệu, các biến độc lập và phụ thuộc được lựa chọn và đồ thị 2 trục của các mẫu được thu nhận [27].

PCA được sử dụng trong nghiên cứu này như là một bước trong một loạt các phân tích để giảm số lượng các biến và tránh đa màu hoặc khi có q nhiều dự đốn so với số lần quan sát.

Kết luận Chương 1

- KCN đã được phát triển ở Việt Nam từ năm 1991 và trong tương lai sẽ còn

nhiều KCN được xây dựng. KCN ở Việt Nam có nhiều đặc trưng, trong đó đặc

trưng lớn nhất là thoát nước và xử lý nước thải 02 cấp: (1) xử lý cục bộ tại từng nhà máy và (2) xử lý tập trung cho toàn KCN. Kết quả dự báo quy mô, công suất trạm xử lý nước thải tập trung của KCN trong báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN là mang tính pháp lý, bắt buộc chủ đầu tư KCN phải tuân thủ.

- Trên thế giới có cơng bố hệ số phát sinh nước thải tính theo quy mơ sản xuất cho nhiều ngành cơng nghiệp, nhưng không công bố hệ số phát sinh nước thải cho KCN với đặc trưng như của Việt Nam. Các nghiên cứu trong nước về hệ số sử dụng nước và phát sinh nước thải cho một số ngành cơng nghiệp tính theo quy mơ, cơng suất cũng bắt đầu được nghiên cứu, nhưng nằm rải rác và chưa mang tính hệ thống; chưa có nghiên cứu hệ số tính theo diện tích.

- Việt Nam chưa cơng bố chính thức phương pháp dự báo lượng nước thải KCN. Phương pháp dự báo lượng nước thải KCN đang được sử dụng trong báo cáo

ĐTM dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở Việt Nam chủ yếu tham khảo từ

TCXDVN 33:2006 và TCXDVN 7957:2008.

Chương 2 tiếp theo sẽ mô tả đối tượng và phương pháp nghiên cứu áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 52 - 54)