Thực trạng áp dụng các phương pháp ước tính lượng nước thải KCN trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 73 - 75)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1.1.Thực trạng áp dụng các phương pháp ước tính lượng nước thải KCN trong

trong các báo cáo ĐTM

Việc dự báo chính xác lượng nước thải trong ĐTM của các dự án xây dựng hạ tầng KCN là cần thiết và nhằm mục đích: (1) tính tốn chính xác cơng suất hợp lý

cho trạm XLNTTT, tránh hiện tượng lãng phí khi cơng suất thiết kế vượt quá nhu cầu thực tế của KCN hoặc hiện tượng ô nhiễm môi trường khi lượng nước thải thực tế vượt quá công suất thiết kế của trạm XLNTTT; (2) xác định chính xác diện tích của trạm XLNTTT.

Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM loại hình dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN [4], trong đó có hướng

dẫn các phương pháp dự báo tác động môi trường đối với loại dự án này. Tuy nhiên, với việc dự báo lượng nước thải, hướng dẫn này không chỉ rõ phương pháp dự báo cần sử dụng là phương pháp gì. 114 báo cáo ĐTM nghiên cứu hầu hết dự báo lượng nước thải phát sinh dựa trên 03 phương pháp: (1) ước tính lượng nước thải theo nhu cầu dùng nước trên cơ sở diện tích KCN; (2) sử dụng hệ số tiêu chuẩn thải nước theo diện tích KCN và (3) dựa trên kết quả vận hành của giai đoạn trước. Ngoài ra, một số báo cáo ĐTM có đưa ra số liệu dự báo lượng nước thải KCN, nhưng không

chỉ rõ phương pháp tính tốn để đưa ra số liệu này.

Theo kết quả thống kê các tài liệu kỹ thuật được sử dụng để dự báo lượng

nước thải phát sinh trong 114 báo cáo ĐTM của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

KCN, khơng có báo cáo nào tính tốn lượng nước thải dựa trên QCVN 07:2010; 01 báo cáo (chiếm tỷ lệ 0,88%) của KCN Loteco - Đồng Nai dự báo lượng nước thải dựa vào thống kê lượng nước thải phát sinh thực tế của KCN đã thực hiện trước đó.

06 báo cáo (chiếm tỷ lệ 5,26%) dự báo lượng nước thải bằng cách sử dụng hệ số phát sinh nước thải theo TCXDVN 7957:2008 dựa trên cơ sở diện tích KCN. Trong số đó, có 05 KCN dự báo lượng nước thải KCN bằng các nhân hệ số phát

sinh nước thải với tồn bộ diện tích KCN: KCN Mỹ Phước I (Bình Dương) sử dụng hệ số phát sinh nước thải là 57 m3/ha.ngđ; KCN Nhơn Trạch III GĐ2 (Đồng Nai) sử dụng hệ số 40 m3/ha.ngđ; KCN Hiệp Phước I (thành phố Hồ Chí Minh) sử dụng hệ số 53 m3/ha.ngđ; KCN Tây Bắc Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) sử dụng hệ số 93,4 m3/ha.ngđ; KCN Lê Minh Xuân II (thành phố Hồ Chí Minh) sử dụng hệ số 40 m3/ha.ngđ. Chỉ có KCN Nhơn Trạch V (Đồng Nai) dự báo lượng nước thải phát sinh bằng cách sử dụng hệ số phát sinh nước thải là 30 m3/ha.ngđ nhân với diện tích

đất cơng nghiệp chứ khơng phải là diện tích của tồn KCN như 05 KCN nói trên.

43 báo cáo (chiếm tỷ lệ 37,72%) dự báo lượng nước thải thông qua nhu cầu nước cấp theo TCXDVN 33:2006 và lượng nước thải được tính bằng khoảng 70 -

100% lượng nước cấp; trong đó: duy nhất KCN Tân Tạo mở rộng (thành phố Hồ

Chí Minh) tính lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp; 34/43 KCN tính lượng nước thải bằng 80% lượng nước cấp và 08/43 KCN tính lượng nước thải bằng 70- 75% lượng nước cấp.

64 báo cáo ĐTM khơng có thơng tin về căn cứ tính tốn lượng nước thải phát sinh, chiếm 56,14% số lượng báo cáo ĐTM nghiên cứu.

Hình 3.1 thể hiện sai số bình phương trung bình quân phương (RMSE) của các KCN áp dụng các phương pháp dự báo nước thải theo thực trạng phát sinh nước thải của giai đoạn phát triển trước đó, theo TCXDVN 7957:2008, TCXDVN

33:2006 và không rõ căn cứ dự báo. Các báo cáo ĐTM được phê duyệt từ năm

2006-2016 chủ yếu sử dụng TCXDVN 33:2006 để dự báo lượng nước thải phát sinh nhưng đây lại là căn cứ dự báo có RMSE cao nhất, hơn 9.000 m3/ngđ. Nói cách khác, sự chênh lệch giữa lượng nước thải dự báo và lượng nước thải thực tế dự đoán theo TCXDVN 33:2006 là lớn nhất trong các tài liệu kỹ thuật phục vụ dự báo nước thải KCN. Tiếp đến là các KCN dự báo theo TCXDVN 7957:2008 với RMSE gần 8.000 m3/ngđ, thấp hơn khoảng 1.000 m3/ngđ so với sử dụng TCXDVN 33:2006. Khoảng hơn 5.000 m3/ngđ là RMSE của các báo cáo không rõ căn cứ tính tốn. Cuối cùng là RMSE của báo cáo dự đoán lượng nước thải theo giai đoạn vận hành cơng nghiệp trước đó với khoảng 3.000 m3/ngđ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 73 - 75)