Cơ cấu ngành công nghiệp theo diện tích của 11 KCN tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 88 - 91)

3.3. Nghiên cứu cân bằng nước tại KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

3.3.1. Đặc điểm của KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

Việc lựa chọn KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2 là các KCN để khảo sát, đo đạc tính tốn cân bằng nước dựa trên các lý do sau:

- Hai KCN có tỷ lệ lấp đầy trên 80%, là các KCN đã hoạt động tương đối ổn

Hóa chất 7% Dược phẩm 2% Nhựa, cao su 7% SP đồ gỗ 4% May 6% SP da giày 2% Thuộc da 6% Nhuộm 15% Giặt mài 6% Dệt 6% Cơ khí 4% SX Kim loại 3% Điện tử 7% Thực phẩm 8% Bao bì 5% VLXD 6% Khác 6%

định về số lượng doanh nghiệp cũng như ngành nghề; do đó, lượng nước thải phát sinh là ổn định.

- Hai KCN có số lượng nhóm ngành nghề đa dạng so với 16 ngành nghề chung (KCN Long Thành có 12/16 ngành nghề; KCN Nhơn Trạch III GĐ2 có 9/16 ngành nghề). Trong đó, có những ngành nghề tiêu thụ nhiều nước như dệt, may, nhuộm… hay ngành tiêu thụ ít nước như: cơ khí, VLXD…

- Hai KCN đã có trạm XLNTTT hoạt động ổn định; đã được lắp đặt trạm quan trắc tự động lưu lượng và chất lượng nước thải sau xử lý tại trạm XLNTTT; là các KCN có lịch sử tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về môi trường.

- Sự phối hợp của doanh nghiệp hạ tầng của hai KCN là thuận lợi cho quá trình đo đạc, khảo sát tại hiện trường.

Trong 2 KCN trên, nguồn nước sử dụng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt là nước đã qua xử lý và được cung cấp trực tiếp bởi các doanh nghiệp cấp nước; khơng có doanh nghiệp nào khai thác và sử dụng nước ngầm hay nước mặt trực tiếp từ sông, hồ xung quanh. Hệ thống thoát nước trong 2 KCN là hệ thống thoát nước riêng, tách riêng nước thải và nước mưa. Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế và bố trí dọc theo các trục đường, xả trực tiếp ra sông hồ theo địa hình tự nhiên. Nước thải được thu gom bằng một hệ thống riêng và được xử lý tại trạm XLNTTT. Tất cả các doanh nghiệp đều đấu nối với trạm XLNTTT và đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải quy định của KCN. Hai trạm XLNTTT đều vận hành ổn định và xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận.

3.3.1.1. KCN Long Thành

Nhu cầu sử dụng nước cho KCN Long Thành trung bình khoảng 18.237 m3/ngđ được Cty CP Sonadezi Long Thành (chủ đầu tư KCN) cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp trong KCN từ nguồn nước cấp của Cty CP nước Nhơn Trạch với công suất tối đa 35.000m3/ngđ. Tổng khối lượng nước thải toàn KCN là 13.561 m3/ngđ, bằng 74% so với lượng nước cấp. Hiện tại, trạm XLNTTT KCN Long Thành có tổng công suất thiết kế 15.000 m3/ngđ.

Cơ cấu ngành nghề theo diện tích của KCN Long Thành được thể hiện tại Hình 3.6. Hiện KCN Long Thành có 89 doanh nghiệp đang hoạt động và được chia làm 12 ngành cơng nghiệp: (1) hóa chất, (2) dược phẩm, (3) nhựa cao su, (4) gỗ, (5) may, (6) SP da giày, (7) dệt, (8) nhuộm, (9) cơ khí, (10) điện tử, (11) thực phẩm, (12) VLXD và ngành khác. Ngành khác bao gồm những ngành nghề khơng thuộc 16 nhóm ngành nghề chung của các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và dịch vụ vận tải, lưu giữ hàng hóa, văn phòng đại diện…

Dựa vào cơ cấu ngành nghề của KCN Long Thành có thể nhận thấy, ngành điện tử (21%), cơ khí (18%) và nhựa, cao su (14%) chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tồn bộ khối ngành cơng nghiệp của KCN Long Thành.

3.3.1.2. KCN Nhơn Trạch III GĐ2

Nhu cầu sử dụng nước của KCN Nhơn Trạch III GĐ2 trung bình khoảng 3.167,94 m3/ngđ được cung cấp từ nhà máy nước ngầm Nhơn Trạch với công suất thiết kế 20.000 m3/ngđ. Tổng khối lượng nước thải toàn KCN Nhơn Trạch III GĐ2 khoảng 2.363 m3/ngđ, bằng 51,83% lượng nước cấp. Trạm XLNTTT KCN Nhơn Trạch III GĐ2 đã đưa vào vận hành ổn định 2 hệ thống xử lý nước với tổng công suất 7.000 m3/ngđ và đang được nâng công suất đến 11.000 m3/ngđ.

Cơ cấu ngành nghề theo diện tích của KCN Nhơn Trạch III GĐ2 được chia thành 9 ngành nghề thể hiện trong Hình 3.7. đó là: (1) hóa chất, (2) dược phẩm, (3) nhựa, cao su, (4) may, (5) dệt, (6) cơ khí, (7) điện tử, (8) bao bì, (9) VLXD và ngành khác. Trong đó, ngành cơ khí (30%) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là ngành nhựa, cao su (21%), ngành may (14%).

3.3.2. Thực trạng nước thải của các ngành nghề trong KCN Long Thành và Nhơn Trạch III GĐ2

Cân bằng nước của từng doanh nghiệp trong KCN Long Thành và KCN Nhơn Trạch III GĐ2 được tính tốn theo ngun tắc được nêu chi tiết trong mục 2.2.4 và sơ đồ cân bằng nước được thể hiện qua phần mềm STAN. Việc tính tốn cân bằng nước của từng doanh nghiệp sẽ tìm ra mối tương quan giữa các yếu tố phát sinh nước thải trong và đồng thời xây dựng được hệ số phát sinh nước thải của KCN và

của từng ngành công nghiệp tính theo đơn vị diện tích trên cơ sở nguyên tắc được nêu chi tiết trong mục 2.2.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở dự báo lượng nước thải phục vụ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trong điều kiện việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)